3. Ý nghĩa khoa học của đề tài
2.4.4.2. Phương pháp nghiên cứu đặc điểm tái sinh loài
a. Tổ thành cây tái sinh
Đề tài xác định tổ thành sinh rừng theo số cây, hệ số tổ thành của từng loài được tính theo công thức:
Ki = 10 N Ni (5) Trong đó: Ki: Hệ số tổ thành loài thứ i Ni: Số lượng cá thể loài i N: Tổng số cá thể điều tra
b. Mật độ cây tái sinh
Là chỉ tiêu biểu thị số lượng cây tái sinh trên một đơn vị diện tích, được xác định theo công thức sau:
N / ha = di S n 000 . 10 (6)
Với Sdi là tổng diện tích các ODB điều tra tái sinh (m2) và n là số lượng cây tái sinh điều tra được.
c. Chất lượng cây tái sinh
Nghiên cứu tái sinh theo cấp chất lượng tốt, trung bình và xấu đồng thời xác định tỷ lệ cây tái sinh có triển vọng nhằm đánh giá một cách tổng quát tình hình tái sinh đang diễn ra tại khu vực nghiên cứu.
d. Phân bố cây tái sinh theo cấp chiều cao
Thống kê số lượng cây tái sinh theo 4 cấp chiều cao: dưới 0,5m; 0,5- 1m; 1-2m và trên 2m.
e. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến tái sinh tự nhiên loài Mỡ sa pa
• Ảnh hưởng của độ tàn che: Đề tài đánh giá ảnh hưởng của độ tàn che đến tái sinh Mỡ sa pa thông qua việc tổng hợp các chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh như mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lượng cây tái sinh Mỡ sa pa theo các cấp độ tàn che khác nhau ở khu vực nghiên cứu.
• Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến tái sinh Mỡ sa pa: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu cây bụi, thảm tươi, đề tài tổng hợp một số chỉ tiêu nghiên cứu tái sinh như mật độ, tỷ lệ cây triển vọng và chất lượng cây tái sinh của loài cây theo các cấp độ sinh trưởng khác nhau của lớp cây bụi, thảm tươi ở khu vực nghiên cứu.
Từ tất cả các dữ liệu thu được về loài, sẽ đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát triển loài cây này ở Hoàng Liên và Việt Nam nói chung.
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc.tnu.edu.vn/
Chƣơng 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN