Đặc điểm chất lượng, nguồn gốc tầng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H.Xia Q. L Vu) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 79 - 80)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3.3. Đặc điểm chất lượng, nguồn gốc tầng cây tái sinh

Kết quả điều tra nguồn gốc và phẩm chất cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu theo đai cao được tổng hợp tại bảng 3.22.

Bảng 3.22: Chất lượng và nguồn gốc cây tái sinh nơi có Mỡ sa pa phân bố tại VQG Hoàng Liên theo đai cao

Độ cao Tiểu khu N/ha (cây) NMsp/ha (cây) Phẩm chất Nguồn gốc Tốt % TB % X % Chồi % Hạt % 2.234 272 3.680 160 1 50 1 50 0 0 1 50 1 50 2.300 272 8.000 400 5 100 0 0 0 0 0 0 5 100 2.400 274 5.680 320 4 100 0 0 0 0 0 0 4 100 2.581 274 10.000 240 2 67 1 33 0 0 0 0 3 100

Trong đó: N/ha – Mật độ cây tái sinh; NMsp/ha – Mật độ Mỡ sa pa;

TB – Trung bình; X – Xấu

Từ kết quả tại bảng 3.22 có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Về chất lượng cây tái sinh: Số lượng cây tái sinh điều tra được trong các ô dạng bản thuộc các ô tiêu chuẩn khá ít do đó tỷ lệ cây tái sinh có chất lượng tốt chiếm khá cao, dao động từ 50 – 100 %. Phẩm chất cây trung bình từ 33 – 50 %. Do đó, trong thời gian tới cần có những biện pháp lâm sinh tác

động phát luỗng dây leo bụi rậm, chặt bớt cây tái sinh phi mục đích để những cây tái sinh mục đích sinh trưởng phát triển tốt.

- Nguồn gốc cây tái sinh: Cây tái sinh có nguồn gốc từ hạt chiếm chủ yếu, dao động số cây tái sinh có nguồn gốc từ chồi tuy trong ô tiêu chuẩn chiếm tỷ lệ lơn (50%) nhưng đây chỉ bắt gặp một trường hợp tại vị trí có độ cao 2.234m và số lượng chỉ bắt gặp 02 cây trên tổng số 05 ô dạng bản điều tra toàn diện cũng không bắt gặp thêm cá thể tái sinh nào. Đối với loài Mỡ sa pa tại khu vực nghiên cứu xuất hiện cả 2 hình thức tái sinh là tái sinh hạt và tái sinh chồi, tuy nhiên hình thức tái sinh hạt vẫn là chủ yếu.

Nhìn chung hình thức tái sinh chủ yếu của các loài cây trong khu vực là theo phương thức tái sinh hạt nên việc tạo điều kiện để hạt có thể gieo giống được và việc nghiên cứu các điều kiện ảnh hưởng tới nẩy mầm hạt giống và tạo điều kiện cho cây con phát triển có ý nghĩa rất quan trọng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và sinh thái học loài mỡ Sa Pa (Manglietia sapaensis N.H.Xia Q. L Vu) tại vườn quốc gia Hoàng Liên, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)