Giải pháp chung

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 98 - 112)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Giải pháp chung

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Căn cứ vào sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Trung ƣơng, của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tƣờng tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng trong huyện triển khai các quy định cụ thể về quy trình, chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách Nhà nƣớc trong từng khâu của quá trình đầu tƣ; các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản; định mức lập dự toán đầu tƣ và tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tƣ cho từng dự án và từng ngành. Thực hiện công khai minh bạch các quy định pháp luật; các dự án công trình từ chủ trƣơng đầu tƣ, thẩm định phê duyệt dự án đầu tƣ, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai kết quả thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý thanh tra, kiểm tra.

- Quy định, đề cao trách nhiệm và xử lý trách nhiệm các nhân trong từng khâu đầu tƣ, nhất là trách nhiệm của ngƣời quyết định dự án quy hoạch, dự án đầu tƣ; làm rõ sai phạm, quy rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm minh, triệt để bằng biện pháp hành chính, hình sự và bồi hoàn thiệt hại vật chất; khắc phục tình trạng chỉ quy kết trách nhiệm, nhận thiếu sót, yếu kém tập thể, chung chung...; kiên quyết đƣa ra khỏi công quyền những cán bộ công chức phẩm chất kém, thiếu tinh thần trách nhiệm, gây phiền hà, nhũng nhiễu, năng lực trình độ chuyện môn yếu trong quản lý đầu tƣ XDCB.

- Rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoặc xây dựng mới các dự án quy hoạch, kế hoạc đầu tƣ. Gắn quy hoạch với mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, bảo đảm tính liên ngành, liên vùng. Triển khai phân cấp, phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của từng phòng, ban, giữa huyện với xã; xác định rõ và nâng cao trách nhiệm của chủ tịch UBND huyện, hoặc phó chủ tịch UBND huyện phụ trách về công nghiệp – XDCB đối với hoạt động quản lý đầu tƣ XDCB; của chủ đầu tƣ. Ngăn chặn và xử lý nghiêm những trƣờng hợp không chấp hành đúng quy định của pháp luật, quyết định của cơ quan có thẩm quyền, của cấp trên. Xây dựng lộ trình

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cụ thể để từng bƣớc xoá bỏ tình tạng khép kín trong quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản.

- Thực hiện rà soát các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý đầu tƣ XDCB để kịp thời bổ sung các văn bản hƣớng dẫn của cấp trên, sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các văn bản thuộc thẩm quyền, hình thành hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đầu tƣ XDCB đồng bộ hơn, cơ tính pháp lý cao hơn.

- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động quản lý đầu tƣ XDCB trong thời gian tới, có kế hoạch chỉ đạo thanh tra, kiểm tra kịp thời những công trình có biểu hiện tiêu cực đƣợc nhân dân và công luận phản ánh.

- Giải quyết triệt để nợ đọng vốn đầu tƣ XDCB, đặc biệt là nợ đọng của các công trình, dự án có nguồn vốn từ thu tiền sử dụng đất, hàng quý, năm có báo cáo kịp thời với sở Tài chính và các ban ngành chức năng trong tỉnh.

* Giải pháp vốn đầu tư huyện Vĩnh Tường:

- Để đảm bảo đƣợc mức tăng trƣởng bình quân của nền kinh tế nhƣ mức quy hoạch đã đề ra, nhu cầu vốn đầu tƣ cần khoảng 10.529 tỷ đồng thời kỳ 2011 – 2015, 28.686 tỷ đồng thời kỳ 2016 – 2020 và 105.437 tỷ đồng thời kỳ 2021 – 2030. Đầu tƣ vào ngành công nghiệp để tăng năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm chiếm khoảng 51 – 60% tổng nguồn vốn. Đầu tƣ cho các lĩnh vực thƣơng mại, dịch vụ và du lịch chiếm khoảng 38 – 43%. Đầu tƣ cho nông nghiệp, thuỷ sản chỉ chiếm khoảng 2 – 7% tổng nguồn vốn [24].

- Huy động các nguồn vốn đầu tƣ: Dự kiến vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách sẽ đáp ứng đƣợc khoảng 30% nhu cầu vốn đầu tƣ. Nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ các doanh nghiệp và dân đóng góp chiếm khoảng 25 – 30% cơ cấu vốn đầu tƣ. Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phƣơng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

ngoài huyện (kể cả đầu tƣ nƣớc ngoài): dự kiến đáp ứng khoảng 15 – 20% tổng nhu cầu vốn đầu tƣ. Nguồn vốn đƣợc tạo ra từ cơ chế ”thu hút nguồn lực từ quỹ đất” (lấy đô thị nuôi đô thị) dự kiến chiếm khoảng 5 – 10% tổng nhu cầu vốn đầu [24].

4.2.2. Giải pháp cụ thể để quản lý vốn đầu tư XDCBtừ NSNN

4.2.2.1. Tăng cường công tác bồi dưỡng, đào tạo cán bộ làm công tác quản lý đầu tư XDCB

Con ngƣời luôn là nhân tố có ý nghĩa quyết định mọi sự thành công nói chung và tác động to lớn đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN qua các thời kỳ. Do vậy việc không ngừng nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đầu tƣ XDCB và quản lý tài chính đầu tƣ là yêu cầu khách quan, là việc làm thƣờng xuyên liên tục. Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực quản lý về công tác ĐTXD và công tác quản lý tài chính đầu tƣ trong thời gian tới đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý trong giai đoạn hiện nay cần tập trung vào các giải pháp cụ thể sau:

- Có kế hoạch cụ thể, chi tiết cho chiến lƣợc đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm nhiệm vụ quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ xây dựng nhƣ đối với chƣơng trình đào tạo phân theo từng lĩnh vực chuyên môn khác nhau để thực hiện đào tạo chuyên môn sâu lĩnh vực đang công tác.

- Đối với công tác đào tạo bồi dƣỡng cán bộ làm nhiệm vụ quản lý dự án đầu tƣ XDCB và quản lý tài chính đầu tƣ cần đƣợc quan tâm thƣờng xuyên để phổ cập, cập nhật kiến thức kịp thời về quản lí đầu tƣ XDCB, đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay.

Đặc biệt chú trọng đến công tác quản lý tập huấn nghiệp vụ chuyên môn liên quan đến quản lý đầu tƣ XDCB và quản lý tài chính đầu tƣ ở cấp cơ sở, việc phân cấp quản lý đầu tƣ xây dựng phải phù hợp với năng lực quản lý ở cơ sở. Có nhƣ vậy mới từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu quản lý đầu tƣ xây dựng và tài chính đầu tƣ trong tình hình mới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

4.2.2.2. Nâng cao chất lượng quy hoạch, lập báo cáo đầu tư, lập dự án đầu tư, thẩm định đầu tư XDCB

* Quy hoạch xây dựng bao gồm: quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch chung xây dựng đô thị và nông thôn, quy hoạch chi tiết các khu chức năng đô thị, nông thôn, quy hoạch xây dựng chuyên ngành nhƣ quy hoạch hệ thống giao thông, quy hoạch hệ thống cấp nƣớc, cấp điện, thông tin liên lạc các công trình xử lý chất thải đảm bảo vệ sinh môi trƣờng. Quy hoạch phải đi trƣớc một bƣớc, quy hoạch phải thực hiện đƣợc các mục tiêu đề ra, không chồng chéo, quy hoạch chi tiết phải phù hợp vơi quy hoạch chung. Mọi lãng phí trong đầu tƣ xuất phát không thực hiện theo quy hoạch hoạc đầu tƣ không có quy hoạch chắp vá, hiệu quả đầu tƣ thấp.

* Công tác tư vấn đầu tư XDCB:

- Một là: Đối với các tổ chức đơn vị thực hiện các công tác tƣ vấn và cơ quan đƣợc phân cấp giao nhiệm vụ thẩm định dự án đầu tƣ cần phải nâng cao trình độ chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp của đội ngũ kiến trúc sƣ, kỹ sƣ, kỹ sƣ kinh tế làm công tác tƣ vấn và công tác thẩm định.

- Hai là: Các đơn vị tƣ vấn thƣờng xuyên phải tăng cƣờng các trang thiết bị phù hợp với từng công việc tƣ vấn, đồng thời khai thác sử dụng có hiệu quả để đảm bảo đủ điều kiện năng lực đáp ứng yêu cầu đối với công tác tƣ vấn theo quy định của pháp luật: Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; thực hiện Nghị định số12/2009, ngày 12/02/2009 và các văn bản hƣớng dẫn khác.

- Ba là: Cấp có thẩm quyền sớm thành lập hệ thống thông tin về năng lực và hoạt động của các tổ chức, cá nhân hành nghề tƣ vấn xây dựng trong phạm vi cả nƣớc theo quy định Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006; Nghị định số 12/2009/NĐ-CP, ngày 12/02/2009 của Chính Phủ về việc quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trình để các chủ đầu tƣ quản lý dự án đƣợc tham khảo đầy đủ thông tin trong việc lựa chọn các nhà thầu tƣ vấn đáp ứng đƣợc mục tiêu, yêu cầu của dự án.

- Bốn là: Khi lựa chọn các nhà tƣ vấn để thực hiện các công việc tƣ vấn trong hoạt động đầu tƣ XDCB, thì các chủ đầu tƣ phải căn cứ vào điều kiện năng lực của các đơn vị tƣ vấn có phù hợp với quy định của Nhà nƣớc để lựa chọn và chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về những thiệt hại do việc lựa chọn các nhà tƣ tƣ vân không đủ điều kiện năng lực phù hợp với công việc.

- Năm là: Nâng cao chất lƣợng công tác quy hoạch đầu tƣ, việc thẩm định dự án đầu tƣ yếu tố hiệu quả kinh tế phải đƣợc coi trọng đúng mức. Cơ quan, đơn vị thẩm định dự án đầu tƣ khi xem xét các yếu tố nhằm bảo đảm tính khả thi của dự án nhất thiết cần lấy ý kiến tham gia bằng văn bản của các cơ quan chuyên ngành có liên quan để xem xét, tham khảo và phải làm rõ mục tiêu và hiệu quả kinh tế của dự án trƣớc khi tổng hợp trình ngƣời có thẩm quyền quyết định phê duyệt dự án đầu tƣ.

- Sáu là: Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động tƣ vấn đối với các tổ chức, cá nhân hành nghề tƣ vấn xây dựng, phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời hiện tƣợng vi phạm quy định của Luật xây dựng và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.

4.2.2.3. Về công tác lựa chọn nhà thầu

Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng đƣợc thực hiện đối với các công việc, nhóm công việc hoặc toàn bộ công việc: Lập quy hoạch chi tiết xây dựng, lập dự án đầu tƣ xây dựng công trình, khảo sát, thiết kế, thi công xây dựng, giám sát và các hoạt động xây dựng khác. Việc lựa chọn nhà thầu là nhằm tìm đƣợc nhà thầu chính, tổng thầu, thầu phụ có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp với loại và cấp công trình. Yêu cầu lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng phải bảo đảm những yêu cầu sau đây:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Đáp ứng đƣợc hiệu quả của dự án đầu tƣ xây dựng công trình;

- Phải chọn đƣợc nhà thầu có đủ điều kiện năng lực hoạt động xây dựng, năng lực hành nghề phù hợp, có giá hợp lý;

- Phải bảo đảm khách quan, công khai, công bằng, minh bạch;

- Ngƣời quyết định đầu tƣ, chủ đầu tƣ xây dựng công trình có quyền quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu.

* Các hình thức lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng

Tuỳ theo quy mô, tính chất, nguồn vốn xây dựng công trình, ngƣời quyết định đầu tƣ hoặc chủ đầu tƣ xây dựng công trình lựa chọn nhà thầu theo các hình thức sau :

- Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế. - Chỉ định thầu.

- Lựa chọn nhà thầu thiết kế kiến trúc công trình xây dựng.

* Để nâng tăng cường quản lý vốn thông qua công tác lựa chọn nhà thầu cần làm tốt các công tác sau:

- Nâng cao nghiệp vụ, tiến tới chuyên môn hoá chuyên nghiệp hoá về việc lựa chọn nhà thầu cho các đối tƣợng tham gia, các đối tƣợng tham gia trong quá trình lựa chọn nhà thầu bao gồm: Ngƣời có thẩm quyền, chủ đầu tƣ, tổ chuyên gia đấu thầu, nhà thầu tham dự, cơ quan tổ chức thẩm định.

- Thực hiện tốt trình tự thực hiện đấu thầu bao gồm: Chuẩn bị đấu thầu, tổ chức đấu thầu, làm rõ hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ, làm rõ hồ sơ dự thầu, xét duyệt trúng thầu, trình duyệt thẩm định kết quả trúng thầu, phê duyệt kết quả đấu thầu, thông báo kết quả đấu thầu, thƣơng thảo, hoàn thiệnh hợp đồng và ký kết hợp đồng.

- Cƣơng quyết chống các hình thức khép kín trong đấu thầu.

- Bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh trong đấu thầu đƣợc quy định trong Luật đấu thầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Xử lý các tình huống trong đấu thầu theo nguyên tắc đảm bảo cạnh tranh công bằng minh bạch và hiệu quả kinh tế , căn cứ kế hoạch đấu thầu đƣợc duyệt, nội dung của hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu, ngƣời có thẩm quyền là ngƣời quyết định xử lý tình huống trong đấu thầu và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về quyết định của mình.

- Xử lý nghiêm minh theo luật định các tổ chức cá nhân có hành vi vi phạm các hành vi bị cấm trong đấu thầu theo Luật đấu thầu (có 17 hành vi bị cấm trong đấu thầu - Điều 12 –Luật đấu thầu).

- Giám sát và xử lý triệt để đối với hành vi quyết định chỉ định thầu của ngƣời có thẩm quyền đối với những gói thầu không đƣợc phép chỉ định thầu.

- Giải quyết dứt điểm các kiến nghị trong đấu thầu nếu có.

4.2.2.4. Về công tác nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào sử dụng

Công trình sau khi xây dựng hoàn thành, phải đƣợc nghiệm thu - bàn giao đƣa vào sử dụng. Việc nghiệm thu công trình xây dựng phải tuân thủ các quy định về quản lý chất lƣợng xây dựng công trình. Nghiệm thu công trình xây dựng bao gồm nghiệm thu từng công việc, từng bộ phận, từng giai đoạn, từng hạng mục công trình, nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng. Riêng các bộ phận bị che khuất, khép kín của công trình phải đƣợc nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trƣớc khi tiến hành các công việc tiếp theo.Chỉ đƣợc nghiệm thu khi đối tƣợng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định. Công trình chỉ đƣợc nghiệm thu đƣa vào sử dụng khi bảo đảm đúng yêu cầu thiết kế, bảo đảm chất lƣợng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định. Việc bàn giao công trình phải bảo đảm các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đƣa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng, đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đƣa công trình vào sử dụng.

4.2.2.5. Nâng cao chất lượng công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư

Để nâng cao chất lƣợng quyết toán vốn đầu tƣ XDCB hoàn thành trƣớc tiên phải thực hiện sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa cơ quan cấp phát, thanh toán vốn và đơn vị Chủ đầu tƣ, Ban quản lý dự án trong việc kiểm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)