Quan điểm

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 92 - 112)

5. Bố cục của luận văn

4.1.1. Quan điểm

Đầu tƣ XDCB có vai trò quyết định trong việc tạo ra cơ sở vật chất, kỹ thuật cho xã hội, là nhân tố quyết định làm thay đổi cơ cấu kinh tế quốc dân mỗi nƣớc, thúc đẩy sự tăng trƣởng và phát triển nền kinh tế đất nƣớc. Đặc trƣng của xây dựng cơ bản là một ngành sản xuất vật chất đặc biệt có những đặc điểm riêng khác với những ngành sản xuất vật chất khác. Sản phẩm xây dựng cũng có đặc điểm riêng, khác với sản phẩm hàng hoá của các ngành sản xuất vật chất khác và vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản cũng có những đặc trƣng riêng khác với vốn kinh doanh của các ngành khác [26].

Xây dựng cơ bản xét về bản chất nó là ngành sản xuất vật chất có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các tài sản cố định có tính chất sản xuất và phi sản xuất thông qua hình thức xây dựng mới, xây dựng lại hay hiện đại hoá và khôi phục lại tài sản đã có, vì thế để tiến hành đƣợc các hoạt động này thì cần phải có nguồn lực hay còn gọi là vốn [26].

Nhƣ vậy, muốn có nền kinh tế phát triển thì điều kiện trƣớc tiên và cần thiết là phải tiến hành các hoạt động đầu tƣ xây dựng cơ bản, cơ sở hạ tầng phải đảm bảo chất lƣợng tốt. Để làm đƣợc việc đó thì nguồn vốn đầu tƣ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong công tác đầu tƣ. Vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản gọi tắt là vốn cơ bản là tổng chi phí bằng tiền để tái sản xuất tài sản cố định có tính chất sản xuất hoặc phi sản xuất. Vốn đầu tƣ XDCB là toàn bộ chi phí để đạt đƣợc mục đích đầu tƣ, bao gồm chi phí cho việc khảo sát, quy hoạch xây dựng, chuẩn bị đầu tƣ, chi phí về thiết kế và xây dựng, chi phí mua sắm và lắp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đặt thiết bị và các chi phí khác ghi trong tổng dự toán. Cơ chế huy động, quản lý, sử dụng, hoàn trả vốn đầu tƣ XDCB [26].

Nhu cầu vốn đầu tƣ XDCB là rất lớn, cần có cơ chế để giải quyết nguồn huy động vốn trong điều kiện nền kinh tế còn thiếu vốn đầu tƣ. Phải kết hợp huy động vốn từ các nguồn vốn ngoài nƣớc, tự do hoá việc giao lƣu các nguồn vốn trong quá trình đầu tƣ XDCB. Đối với cơ chế quản lý vốn đầu tƣ XDCB cần phải kiểm soát quá trình đầu tƣ XDCB bằng pháp luật. Hoàn chỉnh các cơ chế về vay vốn đầu tƣ, sử dụng vốn đầu tƣ, trả nợ và thu hồi vốn đầu tƣ [26].

Trong cơ chế huy động và quản lý các nguồn vốn đầu tƣ XDCB cần làm rõ những định hƣớng đầu tƣ chủ yếu theo từng loại nguồn vốn, đồng thời đề ra các định chế thu hồi vốn, quy rõ trách nhiệm cho các chủ đầu tƣ cũng nhƣ các cơ quan quản lý Nhà nƣớc trong việc cấp phát và thanh toán nguồn vốn đầu tƣ với chủ đầu tƣ. Từ những yếu kém nội tại của việc đầu tƣ XDCB từ NSNN kém hiệu quả chủ yếu xuất phát từ việc quản lý vốn đầu tƣ nói chung, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN nói riêng trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng. Để tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN cả nƣớc nói chung, huyện Vĩnh Tƣờng nói riêng có hiệu quả, tôi xin đƣa ra một số giải pháp với các cấp có thẩm quyền tham khảo [26].

4.1.2. Định hướng về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN đến năm 2020

Thực hiện các quy định về công tác đầu tƣ XDCB đặc biệt là Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn ngân sách nhà nƣớc và vốn trái phiếu Chính phủ, Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 10/10/2012 về những giải pháp chủ yếu khắc phục tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản tại các địa phƣơng và…; huyện Vĩnh Tƣờng đã cụ thể hoá thành Nghị quyết 05-NQ/HU, ngày12/12/2012 của Huyện ủy Vĩnh Tƣờng về việc tăng cƣờng sự lãnh đạo các cấp ủy đảng, chính quyền trong công tác đầu tƣ XDCB đối với các công trình trên địa bàn huyện sử dụng vốn ngân sách nhà

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nƣớc và Báo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội huyện Vĩnh Tƣờng đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 [24], [26]:

Thứ nhất, ở góc độ bao quát nhất, phải thực hiện đúng và nghiêm túc

các nội dung chính sau:

* Đảm bảo quy hoạch đầu tư: Quy hoạch đầu tƣ là nội dung hết sức

quan trọng, nhằm xác định lĩnh vực cần đầu tƣ, nhu cầu vốn đầu tƣ…; đảm bảo mối liên kết giữa các dự án đầu tƣ và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.

Nội dung này cũng xác định các nguồn vốn đầu tƣ, trên cơ sở đó phân định lĩnh vực đầu tƣ thuộc phần vốn nhà nƣớc (trong đó có vốn ngân sách và các nguồn vốn khác). Từ đó, có cơ sở hƣớng các nguồn lực bên ngoài vào các lĩnh vực cần ƣu tiên. Đồng thời, hỗ trợ công tác quản lý tài chính công nói chung trong việc cân đối giữa các cam kết và nguồn lực trong dài hạn. Thiết lập một khung khổ cho việc chuẩn bị, thực hiện và giám sát các dự án đầu tƣ.

* Thực hiện quản lý quá trình đầu tư và quản dự án đầu tư XDCB từ

NSNN. Cụ thể là:

- Đảm bảo cơ chế quản lý đầu tƣ và dự án đầu tƣ: Chính sách và quyết định đầu tƣ đều đƣợc thực hiện theo dự án đầu tƣ.

- Thực hiện nghiêm các bƣớc trong quản lý dự án đầu tƣ: Lập dự án; Thẩm định dự án; Giám sát dự án; Nghiệm thu dự án hoàn thành. Thực hiện tốt khâu giám sát đầu tƣ: Đây là hoạt động kiểm tra, theo dõi hoạt động đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN của cơ quan Nhà nƣớc có thẩm quyền nhằm đảm bảo cho hoạt động đầu tƣ đi theo quỹ đạo, theo quy hoạch đầu tƣ đã đề ra. Vì vậy, trong khâu này, cần phải quan tâm những nội dung sau:

+ Kiểm tra, kiểm toán: tăng cƣờng công tác thanh kiểm tra, kiểm toán các khâu trong công tác đầu tƣ XDCB.

+ Đánh giá: là việc liên hệ các kết quả đầu tƣ có đƣợc trƣớc đây với kế hoạch cho tƣơng lai, bằng việc áp dụng các bài học kinh nghiệm có đƣợc từ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những hoạt động đầu tƣ phục vụ cho việc ra quyết định đầu tƣ và quản lý dự án trong tƣơng lai.

Thứ hai, đánh giá đúng vai trò của các nhân tố ảnh hƣởng tới quản lý

đầu tƣ XDCB từ NSNN, để từ đó có sự đánh giá toàn diện khách quan. Nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN bao gồm những nội dung chủ yếu sau:

* Kỷ luật tài chính: Thực tế, kỷ luật tài chính bị ảnh hƣởng bởi nhiều

yếu tố, trong đó có cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Tuy nhiên, hiện nay, kỷ luật tài chính không đƣợc đảm bảo phần lớn là do yếu tố chủ quan, bao gồm: Các chi phí phát sinh sẽ dẫn tới chi đầu tƣ vƣợt dự toán ngân sách; Sự thiếu minh bạch; Quy hoạch đầu tƣ không đƣợc thể chế hóa có thể làm giảm tính bắt buộc tuân thủ.

* Quy hoạch đầu tư: Yêu cầu quan trọng nhất đối với quy hoạch đầu tƣ

là phải bám sát các mục tiêu chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, hiện nay yêu cầu này không đạt đƣợc có thể do những nguyên nhân sau:

+ Khách quan: là do chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội không đƣợc giải thích và thông báo một cách đầy đủ cho các cấp chính quyền từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Điều này khiến quy hoạch đầu tƣ ở các cấp không gắn chặt với chiến lƣợc phát triển chung.

+ Chủ quan: là do thiếu các phân tích và dự báo về thị trƣờng khiến cho công tác quy hoạch không có tầm nhìn xa, không theo kịp những thay đổi của các yếu tố khách quan, mang tính chủ quan. Bên cạnh đó, việc lồng ghép các quy hoạch trên vùng, lãnh thổ không gắn kết với quy hoạch chung của cả nƣớc cũng có thể dẫn đến tình trạng đầu tƣ dàn trải, khiến cho nguồn lực bị phân tán, dự án chậm hoàn thành.

* Nhân tố thất thoát, lãng phí: Có thể kể ra một số nguyên nhân dẫn

đến thất thoát, lãng phí trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN, đó là: - Trình độ năng lực yếu kém của các chủ đầu tƣ và ban quản lý dự án;

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Chủ đầu tƣ thiếu trách nhiệm thể hiện qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện không đầy đủ và chƣa nghiêm túc, lề lối làm việc trong nhiều dự án thiếu khoa học;

- Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp chồng chéo, trách nhiệm không đƣợc quy định rõ ràng, tạo môi trƣờng thuận lợi cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và khép kín. Chính sách tài chính thiếu ổn định, chính sách đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cƣ không thống nhất và thiếu nhất quán;

- Hệ thống văn bản pháp luật từ quy hoạch, quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết toán... thiếu đầy đủ, nội dung không phù hợp với thực tế, thiếu cụ thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh.

* Chi phí phát sinh: Đó là chi phí vƣợt mức dự toán. Chi phí phát sinh

thƣờng xảy ra đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, công nghệ. Chi phí phát sinh có nhiều nguyên nhân, dƣới đây là một số nguyên nhân chính:

- Việc lập dự toán đã không dự tính đƣợc đầy đủ các chi phí, có thể do năng lực của ngƣời lập dự toán hoặc do không có đủ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán.

- Chi phí đầu vào gia tăng, có thể do nhà cung cấp tăng giá bán hoặc do tình hình lạm phát, mất giá đồng tiền.

- Thiết kế dự án bị thay đổi.

- Có những công việc mới phát sinh không đƣợc lƣờng trƣớc trong dự toán.

* Nhân tố dàn trải, dự án kéo dài:

- Dự án bị kéo dài có thể ở khâu xây dựng hoặc khâu thực hiện, hoặc cả hai. Các nguyên nhân dẫn đến việc kéo dài dự án, đƣợc xếp theo thứ tự quan trọng giảm dần nhƣ sau: Nhà thầu thiếu sự đốc thúc, giám sát chặt chẽ ngay tại công trình; Phải thay đổi thiết kế dự án; Thiết kế dự án đƣa ra một thời hạn thiếu thực tế; Cấp phát vốn không theo kế hoạch; Nguồn nguyên liệu đầu vào bị thiếu; Sơ suất trong thi công; Trao đổi thông tin giữa các bên liên quan

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

không thông suốt; Công việc mới phát sinh; Thiếu lao động có tay nghề; Thời tiết xấu.

- Bên cạnh đó, còn có cản trở từ phía cơ quan hành chính nhà nƣớc, nhất là các thủ tục phiền hà, phức tạp trong xem xét, cấp phép đầu tƣ gây ra những ách tắc, chậm trễ trong triển khai đầu tƣ.

* Tham nhũng: Tham nhũng làm giảm hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ

XDCB từ NSNN trên hai phƣơng diện:

- Làm giảm hiệu quả phân bổ trong quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN, chuyển nguồn lực từ các khu vực có lợi sang những khu vực không có lợi qua đó làm giảm hiệu quả vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN và tổng vốn đầu tƣ cả nƣớc.

- Gây tăng chi phí đầu tư: Tham nhũng thƣờng gắn với các khoản hối lộ. Khi các khoản hối lộ đƣợc tính vào chi phí đầu tƣ nó sẽ làm tăng tăng giá thành đầu ra.

Thứ ba,nâng cao trách nhiệm của các cơ quan quản lý vốn đầu tƣ:

- Nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN thông qua các lớp đào tạo, bồi dƣỡng về nghiệp vụ chuyên môn, về các kỹ thuật và quy trình quản lý vốn, quản lý dự án, quản lý ngân sách.

- Tăng cƣờng công tác quản lý nhà nƣớc về hoạt động đầu tƣ phát triển, công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng công trình. Xây dựng tiêu chí phân bổ vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản; phân cấp quản lý và công tác kế hoạch vốn đầu tƣ phù hợp; thực hiện tốt công tác đánh giá đầu tƣ (đầu kỳ, giữa kỳ, kết thúc và tác động).

- Nghiên cứu, xây dựng mô hình quản lý sau đầu tƣ một cách hiệu quả, bền vững, phù hợp với từng loại công trình; ban hành bộ chỉ số giá hàng tháng; xây dựng điều chỉnh, bổ sung bộ đơn giá xây dựng theo từng khu vực,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

địa phƣơng để tham khảo áp dụng vào điều chỉnh tổng mức đầu tƣ và điều chỉnh hợp đồng xây dựng.

- Tăng cƣờng vai trò của các cơ quan chức năng trong quản lý nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB từ NSNN. Sớm hoàn thành việc rà soát, phân loại đối với những dự án, công trình đang đƣợc đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN, nhƣng thiếu vốn để tiếp tục triển khai và những dự án đã quyết định đầu tƣ chƣa đƣợc bố trí vốn; đề xuất và quyết định biện pháp giải quyết phù hợp đối với từng dự án, nhƣ: chuyển đổi sang các hình thức đầu tƣ khác, huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện hoặc tạm dừng thực hiện đến khi có điều kiện cân đối, bố trí vốn, thì phải có biện pháp bảo toàn giá trị công trình dở dang.

- Giám sát chặt chẽ đối với các nhà thầu các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng. Ban hành quy định trách nhiệm và chế tài xử lý vi phạm cụ thể cho các chủ đầu tƣ, các ban quản lý dự án, các nhà thầu về công tác lập, thẩm định, phê duyệt dự án, dự toán, thiết kế bản vẽ thi công, tổ chức đấu thầu và thi công.

4.1.3. Mục tiêu

Phấn đấu giá trị GTSX ngành công nghiệp – xây dựng đến năm 2015 là 2.208.550 triệu đồng (giá so sánh 1994); 4.596.002 triệu đồng (giá thực tế). Năm 2020 là 5.847.749 triệu đồng (giá so sánh 1994); 12.939.151 triệu đồng (giá thực tế). Năm 2030 là 18.162.220 triệu đồng (giá so sánh 1994), 47.914.046 triệu đồng (giá thực tế). Nhịp độ tăng trƣởng GTSX bình quân giai đoạn 2011 – 2015 là 20,3%/năm; giai đoạn 2016 – 2020 là 21,5%/năm, giai đoạn 2021 – 2030 là 12,0%/năm. Phấn đấu đƣa tỷ trọng công nghiệp – xây dựng trong cơ cấu GTSX chiếm 42,0% vào năm 2015; năm 2020 là 49,8% và năm 2030 là 55%. Thu hút lao động vào sản xuất công nghiệp – xây dựng trong toàn huyện là 2.500 ngƣời vào năm 2015; năm 2020 là 3.700 ngƣời [24].

4.2. Một số giải pháp về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng đến năm 2020 huyện Vĩnh Tƣờng đến năm 2020

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Căn cứ vào sự chỉ đạo, hƣớng dẫn của Trung ƣơng, của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Vĩnh Tƣờng tập trung chỉ đạo các phòng, ban chức năng trong huyện triển khai các quy định cụ thể về quy trình, chế tài về thanh tra, kiểm tra, giám sát nguồn vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách Nhà nƣớc trong từng khâu của quá trình đầu tƣ; các nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn xây dựng cơ bản; định mức lập dự toán đầu tƣ và tiêu chí đánh giá hiệu quả đầu tƣ cho từng dự án và từng ngành. Thực hiện công khai minh bạch các quy định pháp luật; các dự án công trình từ chủ trƣơng đầu tƣ, thẩm định phê duyệt dự án đầu tƣ, khảo sát, thiết kế, đấu thầu đến nghiệm thu, thanh quyết toán; công khai kết

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 92 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)