Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 55 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hình 3.1: Bản đồ hành chính huyện Vĩnh Tƣờng

Huyện Vĩnh Tƣờng cách thành phố Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc) gần 10 km, cách Thủ đô Hà Nội 60 km, cách sân bay Nội Bài 30 km. Các mặt tiếp giáp: phía Tây Bắc giáp huyện Lập Thạch, phía Đông Bắc giáp huyện Tam Dƣơng, phía Đông giáp huyện Yên Lạc, phía Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Vĩnh Tƣờng nằm giữa 3 đô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thị lớn đó là: thành phố Việt Trì (tỉnh Phú Thọ); thành phố Vĩnh Yên và thị xã Sơn Tây (thành phố Hà Nội). Vĩnh Tƣờng có 29 xã, thị trấn; có đƣờng Quốc lộ 2a, 2c; có hệ thống sông Hồng, sông Phó Đáy, sông Phan và đƣờng sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua rất thuận lợi cho việc phát triển và giao lƣu kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phƣơng khác [24].

Địa hình huyện Vĩnh Tƣờng tƣơng đối bằng phẳng, thấp dần từ Đông Bắc xuống Tây Nam có 26 xã và 3 thị trấn đƣợc chia thành 3 vùng: vùng thƣợng huyện gồm 9 xã, vùng bãi gồm 10 xã, vùng giữa gồm 7 xã và 3 thị trấn. Do địa hình thấp hơn các vùng khác nên vào mùa mƣa Vĩnh Tƣờng thƣờng bị úng lụt gây ảnh hƣởng đến sản xuất và sinh hoạt của nhân dân [15].

Theo số liệu thống kê, nhiệt độ bình quân hàng năm: 26,6 0C, độ ẩm không khí bình quân: 82 %, lƣợng mƣa trung bình hàng năm khoảng 1.552 mm, với năm cao nhất là 2.106 mm, năm thấp nhất 1.069 mm, lƣợng mƣa phân bố tƣơng đối đều từ tháng 4 đến tháng 10, chiếm 85% - 90% lƣợng mƣa cả năm [24].

Ba con sông chính chảy qua và bao quanh địa phận huyện Vĩnh Tƣờng là sông Hồng, sông Phó Đáy và sông Phan. Trong đó sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa Vĩnh Tƣờng với thành phố Hà Nội. Sông Hồng cung cấp một lƣợng nƣớc lớn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp trong huyện. Mặt khác, sông Hồng còn rất thuận lợi cho vận tải hàng hóa và hành khách và khai thác cát phục vụ cho xây dựng cơ sở hạ tầng.

Là một huyện đồng bằng của tỉnh Vĩnh Phúc thuộc khu vực trung du Bắc bộ có diện tích tự nhiên là 142 km2. Trong đó, có 19 xã trong đê của huyện Vĩnh Tƣờng có nguồn tài nguyên chủ yếu đất thịt, đất sét khá dồi dào có chất lƣợng tốt phục vụ cho sản xuất gạch ngói; 10 xã nằm ngoài đê giáp với sông Hồng, sông Phó Đáy chủ yếu là đất phù xa và có lợi thế khai thác cát sỏi với số lƣợng lớn cho ngành xây dựng, đây là nguồn tài nguyên quan trọng để góp phần phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng [24].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)