Những tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 81 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân

3.4.2.1. Những tồn tại

Mặc dù trong những năm gần đây công tác quản lý Nhà nƣớc về đầu tƣ XDCB đã có một số tiến bộ và đạt đƣợc những thành quả nhất định... Tuy nhiên, công tác quản lý đầu tƣ XDCB nói chung và đầu tƣ xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc nói riêng còn tồn tại nhiều bức xúc: quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ chƣa đồng bộ, chất lƣợng chƣa cao; quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ theo ngành chƣa gắn chặt với vùng địa phƣơng; một số quyết định chủ trƣơng đầu tƣ thiếu chính xác; tình trạng đầu tƣ dàn trải còn phổ biến; thất thoát lãng phí xảy ra ở nhiều ngành, lĩnh vực, trong tất cả các khâu của quá trình đầu tƣ, từ chủ trƣơng đầu tƣ, quy hoạch, lập, thẩm định dự án,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

khảo sát thiết kế đến thực hiện đầu tƣ, đấu thầu, nghiệm thu, điều chỉnh tăng dự toán, thanh quyết toán và đƣa công trình vào khai thác sử dụng; nợ tồn đọng vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản ở mức cao và có xu hƣớng ngày càng tăng; hiệu quả đầu tƣ thấp...

Đi sâu vào từng giai đoạn, từng khâu, từng chủ thể của đầu tƣ XDCB có thể thấy đƣợc còn rất nhiều bất cập, tồn tại cần giải quyết. Cụ thể nhƣ sau:

- Công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tƣ còn nhiều hạn chế: Đối với các dự án quy hoạch mang tính định hƣớng nhƣ quy hoạch phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới của huyện và các ngành sau khi đã hoàn thành thì ít đƣợc quan tâm sử dụng. Đối với các quy hoạch xây dựng cho các dự án, các công trình thì chƣa đƣợc quan tâm đúng mức, trên địa bàn huyện trong thời gian qua mới chỉ đề cập đến công tác quy hoạch của các khu công nghiệp và cụm công nghiệp… và công tác quy hoạch này nhiều khi đƣợc lập sau khi đã có một số các dự án công trình cụ thể đã đƣợc đầu tƣ nhƣ: khu công nghiệp Đồng Sóc xã Vũ Di, Cụm KT- XH Tân Tiến, Khu công nghiệp Chấn Hƣng...

- Công tác phân bổ kế hoạch vốn đầu tƣ, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, lập dự án đầu tƣ còn nhiều hạn chế, nhiều dự án, báo cáo kinh tế kỹ thuật đã phải điều chỉnh trong quá trình thực hiện: đó là điều chỉnh bổ sung các hạng mục công trình, công trình trong dự án, thay đổi điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ… vì khi lập dự án các chủ đầu tƣ, các tƣ vấn thiết kế chƣa lƣờng hết đƣợc những công việc phát sinh trong thực tế làm cho quá trình thực hiện các dự án bị kéo dài... Ngoài ra tình trạng “chạy dự án - lại quả” trong đầu tƣ XDCB nói chung và đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng nói riêng vẫn còn, có những khi nhiều phòng, ban, địa phƣơng muốn ghi kế hoạch vốn đầu tƣ XDCB từ ngân sách nhà nƣớc vì những lý do ngoài kinh tế. Có khá nhiều trƣờng hợp ngƣời ta vẽ ra hiệu quả tính toán hấp dẫn trong dự án đầu tƣ để trình cấp trên phê duyệt, và cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án vẫn xét duyệt theo đúng quy chế... Khi công trình đƣa vào sử dụng mới lộ rõ những sai sót,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

thậm chí gian dối trong tình toán. Tình trạng đầu tƣ tràn lan vẫn xảy ra, có những trƣờng hợp nể nang, kể cả ở những cơ quan có trách nhiệm quản lý quy hoạch và cấp vốn đầu tƣ xây dựng.

- Công tác giải phóng mặt bằng: Đối với một số dự án đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng, công tác giải phóng mặt bằng đang thực sự gặp rất nhiều khó khăn: vốn đền bù giải phóng mặt bằng chiếm tỷ trọng lớn, công tác giải phóng mặt bằng của nhiều dự án chƣa đƣợc các chủ đầu tƣ triển khai một cách quyết liệt, còn có nhiều khó khăn về cơ chế, chính sách do liên quan đến nhiều phòng, ban, thủ tục đền bù giải phóng mặt bằng chƣa đồng bộ, giá đền bù và phƣơng thức đền bù chƣa đƣợc ngƣời dân ủng hộ... điển hình là các dự án phải sử dụng đất nông nghiệp nhƣ: khu công nghiệp Chấn Hƣng, cụm kinh tế xã hội Tân Tiến, Dựn án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 2a, 2c...

- Công tác lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán công trình còn yếu: việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán hiện nay đều do chủ đầu tƣ thực hiện. Tuy nhiên, đa số các chủ đầu tƣ, ban quản lý dự án sử dụng vốn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng hầu nhƣ không thể tự thực hiện công việc này. Do đó công việc này đƣợc các chủ đầu tƣ thuê các tổ chức, công ty tƣ vấn thiết kế thực hiện. Phí thiết kế dự toán đƣợc trích theo tỷ lệ phần trăm của giá trị xây lắp. Vì thế nhiều tƣ vấn thiết kế dự toán muốn có quy mô dự án lớn để nhận thiết kế phí nhiều hơn, dẫn tới thiết kế quá mức an toàn, sử dụng vật liệu, vật tƣ quá đắt so với yêu cầu gây lãng phí ngân sách Nhà nƣớc, một số công trình thiết kế kiến trúc chƣa đẹp, chỗ thừa, chỗ thiếu phải sửa chữa nhiều lần, không phù hợp với thực tế gây khó khăn cho công tác lập dự toán và thi công công trình. Do vậy khi thi công các công trình, hạng mục công trình phải điều chỉnh làm cho thời gian thi công luôn phải kéo dài chờ đợi các thủ tục để điều chỉnh thiết kế và dự toán.

Công tác đấu thầu, chỉ định thầu còn nhiều bất cập: Hiện nay, công tác đấu thầu và chỉ định thầu đƣợc thực hiện theo các quy định của Luật Đấu thầu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

số 61/2005/QH11 ngày 12/12/2005 và Nghị định 111/2006/NĐ-CP ngày 29/09/2006 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu theo Luật xây dựng cùng một số văn bản quy phạm pháp luật khác... Tuy nhiên, công tác đấu thầu, chỉ định thầu của các dự án trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng vẫn còn nhiều bất cập. Đấu thầu chƣa thực sự công khai, công bằng, thông tin về đấu thầu còn hạn chế, tổ chức xét duyệt kết quả đấu thầu còn khuất tất... thậm chí một số gói thầu chƣa đấu thầu đã biết đơn vị trúng thầu... Việc lựa chọn nhà thầu chủ yếu dựa trên tiêu chí giá dự thầu, giá thấp thì trúng thầu chứ chƣa thực sự chú ý đến các tiêu chí kỹ thuật, năng lực nhà thầu... Kết quả đấu thầu vẫn bị chi phối bởi những sự can thiệp của các thế lực khác nhau... Ngoài ra bản thân các văn bản quy phạm pháp luật còn chƣa thực sự thuyết phục, nhƣ trong quy định về chỉ định thầu quá phức tạp, độ phức tạp về hồ sơ chỉ định thầu không hề thua kém đấu thầu, gây ra nhiều khó khăn phiền hà không cần thiết.

Công tác thi công xây lắp cũng bộc lộ nhiều hạn chế yếu kém: từ việc chuẩn bị thi công, tổ chức thực hiện đến kiểm tra giám sát công trình. Trong thi công lựa chọn thiết bị, chuẩn bị mặt bằng chƣa tốt, thiếu cán bộ kỹ thuật giỏi và thợ bậc cao. Tình trạng nhà thầu sử dụng nhân công chƣa qua đào tạo, theo thời vụ, lại chƣa tổ chức hƣớng dẫn, huấn luyện đầy đủ cho ngƣời lao động, chƣa tổ chức giám sát chặt chẽ kể cả giám sát tác giả và giám sát thi công, còn khoán trắng cho các đội thi công và phó mặc cho giám sát chủ đầu tƣ. Một số chủ đầu tƣ thuê tƣ vấn giám sát nhƣng tổ chức tƣ vấn giám sát bố trí cán bộ một lúc giám sát nhiều công trình do vậy chất lƣợng giám sát chƣa cao. Một số đơn vị chƣa thực hiện nghiêm túc quy định ghi chép nhật ký thi công, chƣa cập nhật thƣờng xuyên, chỉ tiêu phản ảnh chƣa đầy đủ theo quy định.

Công tác giám định đầu tƣ và nghiệm thu: Việc tổ chức nghiệm thu theo quy định của Bộ Xây dựng về quản chất lƣợng công trình chƣa nghiêm. Một số công trình đã quyết toán đƣa vào sử dụng nhƣng chất lƣợng không

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đảm bảo nhƣ còn lún, nứt, thấm dột, xuống cấp rất nhanh phải bổ sung sửa chữa. Hệ thống quản lý chất lƣợng công trình xây dựng tuy đã đƣợc quan tâm củng cố, song hoạt động hiệu quả còn thấp, thiếu cán bộ có trình đọ chuyên môn cao, lại không đƣợc thƣờng xuyên cập nhật, bồi dƣỡng kiến thức.

Chất lƣợng công tác nghiệm thu công trình chƣa cao do trình độ nhân lực, trình độ chuyên môn của đội nhũ cán bộ làm công tác làm công tác này chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đặt ra, hay do sự tắc trách trong yêu cầu quản lý đầu tƣ và đạo đức nghề nghiệp. Trong thời gian qua trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng có nhiều hiện tƣợng khối lƣợng nghiệm thu không khớp với khối lƣợng thực tế thi công tại hiện trƣờng, mà chỉ thông qua thanh kiểm tra, kiểm soát thanh toán vốn mới phát hiện. Điều này phải nói đến trách nhiệm của chủ đầu tƣ và cơ quan tƣ vấn giám sát thi công đã vi phạm trình tự và quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng.

Nhƣ chúng ta đã biết công tác nghiệm thu xây dựng cơ bản hoàn thành đóng vai trò quan trọng trong công tác thanh toán vốn đầu tƣ; qua công tác nghiệm thu để đánh giá khối lƣợng công việc gì đã làm đƣợc, đã hoàn thành, những khối lƣợng công việc chƣa làm ... Từ đó làm cơ sở tính toán áp định mức, đơn giá để tính toán số vốn đề nghị thanh toán. Nhƣng thực tế thời gian qua, việc chấp hành chế độ nghiệm thu chƣa đƣợc thực hiện nghiêm túc, nhiều khối lƣợng công trình xây dựng cơ bản đã hoàn thành nhƣng chƣa đƣợc nghiệm thu hoặc đã tổ chức nghiệm thu nhƣng chậm hoàn tất thủ tục thanh toán dẫn đến khối lƣợng dở dang khá lớn gây đọng vốn của những khối lƣợng này.

Tình trạng nghiệm thu thanh toán không đúng khối lƣợng thực tế thi công, không đúng chế độ, đơn giá thực tế và chủng loại vật tƣ; việc làm này đã làm tăng giá trị công trình không đúng chế độ quy định, thoát ly thực tế gây thất thoát, lãng phí vốn của Nhà nƣớc.

Về công tác thanh toán vốn đầu tƣ: công tác này do Kho bạc Nhà nƣớc phối hợp cùng phòng Tài chính - kế hoạch huyện thực hiện. Quy trình thanh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

toán vốn đầu tƣ XDCB hiện nay đƣợc thực hiện theo thông tƣ số 27/2007/TT- BTC ngày 03/4/2007 hƣớng dẫn về quản lý thanh toán vốn đầu tƣ và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc và thông tƣ số 73/2007/TT-BTC của Bộ tài chính. Việc thanh toán đƣợc tiến hành dựa trên kế hoạch vốn hàng năm và khối lƣợng công việc có đủ điều kiện thanh toán. Môt số công trình chƣa quyết toán đã tạm ứng, chủ đầu tƣ và Kho bạc nhà nƣớc đã thanh toán vƣợt trên 80% giá trị hợp đồng. Tình trạng Kho bạc nhà nƣớc không thực hiện đúng chức năng, chƣa đảm bảo thanh toán đúng thời gian quy định, gây nhiều khó khăn cho nhà thầu về vấn đề vốn trong quá trình thi công, xây dựng công trình do không đƣợc thanh toán kịp thời, gây chậm trễ trong công tác giải ngân vốn đầu tƣ XDCB. Tình trạng nợ thanh toán vốn đầu tƣ XDCB vẫn chƣa giảm, tính đến 31/12/2013, theo báo cáo 66/BC- UBND, ngày 23/4/2013 kết quả rà soát 726 công trình với tổng dự toán, quyết toán đƣợc duyệt 1.458.436 triệu đồng thì nợ chi phí đầu tƣ xây dựng là 603 tỷ đồng tƣơng ứng với 41% trên tổng giá trị phê duyệt [26].

Ngoài ra, việc thanh toán vốn đầu tƣ trực tiếp cho các đối tƣợng đƣợc thụ hƣởng chƣa đƣợc thực hiện một cách triệt để, còn tồn tại việc thanh toán cho các đối tƣợng thụ hƣởng thông qua trung gian, điển hình nhƣ: chủ đầu tƣ làm hộ dân. Theo quy trình hiện nay, đối với công tác đền bù giải phòng mặt bằng (chi cho hộ nông dân) ban quản lý dự án thực hiện rút tiền mặt trực tiếp từ quỹ ngân sách Nhà nƣớc, chi cho hộ dân theo phƣơng án đền bù đã đƣợc duyệt. Sau đó việc chi trả nhƣ thế nào? do ban quản lý tự quyết định. Đây là một vấn đề cần đƣợc xem xét và quan tâm xử lý trong quy trình thanh toán vốn đầu tƣ (đối với chi phí đền bù giải phòng mặt bằng).

Về công tác quyết toán và thẩm tra, phê duyệt quyết toán công trình: Công tác này đƣợc thực hiện theo các quy định của thông tƣ số 33/2007/TT- BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn quyết toán dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc và thông tƣ số 98/2007/TT-BTC của Bộ tài chính về

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sửa đổi, bổ sung một số điểm của thông tƣ số 33/2007/TT-BTC và vẫn còn nhiều khó khăn cần tháo gỡ. Hiện nay việc thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành trên địa bàn huyện Vĩnh Tƣờng thuộc chức năng, nhiệm vụ của phòng tài chính - kế hoạch huyện. Tuy nhiên hiện nay phòng tài chính - kế hoạch huyện chỉ có một cán bộ phụ trách công tác thẩm tra quyết toán, trong khi đó số lƣợng quyết toán cần thẩm tra phê duyệt rất nhiều, dẫn tới tình trạng thẩm tra không kịp tiến độ và chất lƣợng thẩm tra chƣa thực sự đảm bảo. Ngoài ra theo quy định của thông tƣ số 73/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính và quyết định 05/2007/QĐ-UBND của UBND Tỉnh Vĩnh Phúc: đối với các dự án đƣợc phân cấp cho chủ tịch UBND xã quyết định đầu tƣ, công tác thẩm tra quyết toán các dự án sẽ do phòng tài chính - kế hoạch huyện thực hiện nếu có đề nghị của cấp xã vì ban tài chính xã không đủ năng lực và do dự án nhỏ nên khó thuê kiểm toán độc lập hay tƣ vấn thẩm tra quyết toán. Điều này gây nhiều khó khăn cho phòng tài chính - kế hoạch trong việc thẩm tra quyết toán. Qua rà soát huyện Vĩnh Tƣờng có 726 dự án, công trình thì có 129 dự án đã quyết toán, 597 công trình hoàn thành, dở dang chƣa quyết toán (Nguồn: Báo cáo UBND huyện 23/4/2013).

Nhƣ vậy, trong điều kiện hiện nay khi các tổ chức kiểm toán độc lập, các tổ chức tƣ vấn về đầu tƣ xây dựng cơ bản chƣa thực sự phát triển rộng khắp trên địa bàn Tỉnh Vĩnh Phúc thì công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản dự án hoàn thành vẫn thực sự là một gánh nặng cho Hội đồng thẩm định phê duyệt quyết toán của huyện.

Về trình độ đội ngũ cán bộ quản lý trong lĩnh vực quản lý hoạt động đầu tƣ: Nhìn chung trình độ và phẩm chất một số cán bộ quản lý trong lĩnh vực đầu tƣ còn hạn chế, yếu kém trong việc thực hiện kỷ cƣơng phép nƣớc, công tác kiểm tra, thanh tra còn buông lỏng, nhiều ngƣời có trọng trách trong quản lý dự án đầu tƣ nhƣng không có bằng cấp chuyên môn trong lĩnh vực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mình đảm nhận. Một số cán bộ quản lý dự án đầu tƣ bị tác động tiêu cực của thị trƣờng, sút kém phẩm chất đạo đức nghề nghiệp...

Về công tác thanh tra, kiểm tra tuy đã có nhiều cố gắng song chƣa thƣờng xuyên, qua thanh tra, kiểm tra chƣa phát hiện đƣợc nhiều sai phạm để uốn nắn, chấn chỉnh kịp thời, góp phần đƣa công tác quản lý đầu tƣ XDCB

Một phần của tài liệu Quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản ngân sách nhà nước trên địa bàn Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 đến 2020 (Trang 81 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)