Chương 4: KẾT LUẬN CHUNG

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy lên lời nhuận và rủi ro của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long (Trang 47 - 48)

Từ các kết quả số liệu đã tính toán ở trên, ta đã có một cách nhìn tổng thể về ảnh hưởng và tác động của hệ thống đòn bẩy lên lợi nhuận cũng như là rủi ro của doanh nghiệp. Qua đó doanh nghiệp có thể đưa ra những định hướng, chính sách sử dụng nguồn vốn cũng như thiết lập cơ cấu vốn sao cho có hiêu quả, giúp doanh nghiệp có thể đạt được mức lợi nhuận sau thuế kì vọng vào năm 2013 là 110 tỷ đồng và thậm chí là hơn nữa.

Đòn bẩy hoạt động thể hiện mức độ sử dụng chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Qua so sánh giữa năm 2012 với năm 2011 ta thấy rằng độ bẩy hoạt động năm 2012 tăng lên so với năm 2011 do doanh nghiệp tăng chi phí cố định trong tổng chi phí của doanh nghiệp. Chính sự thay đổi này đã làm lợi nhuận trước thuế và lãi vay của công ty cũng tăng so với năm 2011, điều này đã khẳng định rằng công ty đã biết tận dụng đòn bẩy hoạt động để làm tăng lợi nhuân cho mình. Độ bẩy hoạt động năm 2012 là 3,10 ở một mức định phí là 367.730.385.394 đồng có ý nghĩa quan trọng đối với nhà quản trị trong việc hoạch định chính sách doanh thu và chi phí hoạt động. Sự chênh lệch khá xa giữa tỷ trọng định phí và biến phí trong kết cấu chi phí do thị trường đang có những biến động lớn về giá cả nguyên vật liệu, nên công ty không hoạt động dưới điều kiện độ bẩy hoạt động cao mặc dù có sự đầu tư đáng kể vào tài sản cố định.

Đòn bẩy tài chính liên quan đến viêc sử dụng các nguồn tài trợ có chi phí cố định trong việc tổ chức nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp nhằm hy vọng gia tăng tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) hay thu nhập trên một cổ phần (EPS) của công ty. Độ bẩy tài chính của doanh nghiệp năm 2012 giảm so với năm 2011 cho thấy công ty đã giảm việc sử dụng nợ vay nhằm bù đắp vào sự thiếu hụt trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó cũng giúp công ty giảm được áp lực trả nợ vay, giảm rủi ro khi có sự biến động về lãi suất trên thị trường. Tuy nhiên theo số liệu đã tính toán được khả năng trả nợ vay của công ty là khá cao là 4,41 tức là lợi nhuận của công ty có thể thanh toán được 4,41 lần lãi vay. Công ty nên cân nhắc việc tăng tỷ lệ nợ vay để tài trợ nguồn vốn vừa giúp doanh nghiệp huy động vốn vừa là lá chắn thuế cho doanh nghiệp.

Độ bẩy tổng hợp năm 2012 tác động nhỏ hơn năm 2011 làm EPS biến động ít hơn khi doanh thu thay đổi. Độ bẩy hoạt động cao hơn độ bẩy tài chính chứng tỏ ở năm vừa qua đòn bẩy hoạt động có vai trò quan trọng thể hiện qua sự thay đổi của doanh thu ảnh hưởng đến sự thay đổi của lợi nhuận hoạt động đóng góp phần lớn trong mục tiêu làm tăng EPS.

Độ bẩy hoạt động giảm và độ bẩy tài chính tăng là hợp lý để tránh tác động tổng hợp cùng lúc làm tăng rủi ro tổng thể. Tuy nhiên sự tăng lên của DOL không mang tính chủ quan. Nhưng đòn bẩy tài chính thì khác, sự giảm xuống của DFL là do công ty chủ động giảm nợ vay vì vậy hoàn toàn có thể đưa ra giải pháp tài trợ nhu cầu vốn tương lai hiệu quả, hạn chế rủi ro và nâng cao lợi nhuận trên vốn cổ phần.

Qua các chỉ tiêu và số liệu phân tích ở trên có thể thấy rõ được các tác động về viêc sử dụng hệ thống đòn bẩy cũng như xây dựng cơ cấu vốn trong doanh nghiệp. Đây cũng là tài liệu giúp công ty có chiến lược sáng suốt hởn trong lĩnh vực tài chính của mình từ đó nâng cao vị thế của công ty trên thị trường, tạo lòng tin cho cổ đông vè sự phát triển ổn định của công ty, gia tăng lợi nhuận cổ đông, nâng cao giá trị cổ phiếu và thu hút vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu phân tích tác động của đòn bẩy lên lời nhuận và rủi ro của công ty cổ phần tập đoàn Thiên Long (Trang 47 - 48)