Các đề xuất kiến nghị về kế toán bán nhóm hàng thiết bị thủy lực khí nén

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng thiết bị thủy lực khí nén tại Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng An Phát (Trang 45 - 50)

khí nén tại Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng An Phát

Qua thực tế nghiên cứu kế toán bán nhóm hàng thiết bị thủy lực khí nén tại Công Ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng An Phát, cùng những lý thuyết về kế toán bán hàng, em nhận thấy kế toán bán hàng tại An Phát có một số vấn đề còn tồn tại như đã nêu trên. Em xin mạnh dạn đề xuất một một số giải pháp để giúp công ty có thể hoàn thiện kế toán bán hàng như sau:

Đề xuất thứ nhất: Về hệ thống tài khoản sử dụng

Công ty có sử dụng phần mềm kế toán Fast, tuy nhiên danh sách hệ thống tài khoản của công ty nhiều nhưng đôi khi có những tài khoản công ty sẽ không dùng đến, ví dụ như TK 532 – giảm giá hàng bán. Vì vậy kế toán nên bỏ đi những tài khoản này để việc tra cứu tài khoản khi định khoản trên máy tính nhanh chóng, đơn giản và chính xác hơn.

Đề xuất thứ hai: Về phương pháp tính giá vốn hàng bán

Hiện tại công ty đang sử dụng hình thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp nhập trước xuất trước, gây khó khăn cho kế toán trong việc theo dõi cũng như tính giá hàng tồn kho rất phức tập, dễ nhầm lẫn. Công ty nên lựa chọn hình thức tính giá vốn hàng bán theo phương pháp khác phù hợp hơn. Em xin mạnh dạn đề xuất công ty nên sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Theo phương pháp này công ty có thể dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc tính toán cũng như theo dõi hàng tồn kho. Ngoài ra do đặc trưng kinh doanh các mặt hàng kinh doanh của công ty đều là hàng nhập khẩu, mà mỗi lần nhập khẩu phải đặt hàng trước từ 4-6 tuần đi đường biển, 2-3 tuần đi đường không như vậy sẽ bị tác động chênh lệch tỷ giá và rất

Khóa luận tốt nghiệp Khoa Kế toán Kiểm toán

khó theo dõi. Sử dụng phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ công ty hoàn toàn có thể che đậy sự biến động giá.

Khi áp dụng phương pháp này kế toán căn cứ vào đơn giá mua bình quân của từng loại hàng hóa trong một kỳ để xác định giá trị thực tế của hàng xuất kho cũng như giá trị thực tế của hàng tồn kho.

Sau đó xác định trị giá hàng tồn kho cuối kỳ theo công thức:

Ví dụ 6: Đối với mặt hàng đầu nối nhanh Sang A PUC08. Trong tháng

1/2013 tồn đầu tháng là 100 cái với tổng giá trị là 1.425.000 đồng, nhập trong tháng là 500 cái với tổng trị giá là 7.500.000 đồng, tồn cuối tháng là 50 cái.

Giá trị thực tế hàng xuất = 6.035.707 x (14 + 150 - 32) = 796.713.324 đ Trị giá HTK cuối kỳ = 14.875 x 50 = 743.750 đ

Đề xuất thứ ba: Phân bổ chi phí mua hàng cho hàng hóa bán ra.

Chi phí mua hàng của doanh nghiệp được treo trên TK 1562, chi phí mua hàng khi phát sinh được hạch toán ngay vào TK 1562. Tuy nhiên, khi hàng xuất bán hoặc bán giao ngay thì phần chi phí này vẫn treo trên TK 1562 mà không thực hiện phân bổ cho trị giá vốn hàng đã bán (TK 632). Vì vậy chưa xác định chính xác trị giá vốn của hàng xuất bán và không đảm bảo nguyên tắc phù hợp của kế toán.

Vậy kế toán nên thực hiện tính và phân bổ chi phí cho phần hàng đã bán như sau - Nếu chi phí phát sinh đến một loại hàng hóa và xuất bán trọn lô thì khi phát sinh chi phí, kế toán căn cứ vào chứng từ ghi :

Nợ TK 1562 – Chi phí mua hàng Có TK 3388, 111, 112

- Khi xuất bán lô hàng , kế toán ghi : Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán Có TK 1562 – Chi phí mua hàng.

Trị giá HH tồn kho đầu kỳ + Trị giá HH nhập kho trong kỳ =

Số lượng HH tồn đầu kỳ + Số lượng HH nhập trong kỳ Đơn giá mua

bình quân trong kỳ

Giá trị thực tế hàng xuất = Đơn giá mua bình quân x Khối lượng HH xuất bán

= Đơn giá mua bình quân x Số lượng HTK cuối kỳ Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ 1.425.000 + 7.500.000 = = 14.875 đ/cái 100 + 500 bình quân trong kỳ

Ví dụ 7: Tổng chi phí nhập khẩu và hải quan của lô hàng ngày 10/01/2013

là: 28.300.000đ, với tổng giá trị lô hàng là 1.013.000.000 đ. Khi phát sinh và thanh toán chi phí này bằng tiền chuyển khoản là 20.000.000đ và tổng tiền mặt thanh toán là 8.300.000đ, thì kế toán ghi:

Nợ TK 1562: 28.300.000 đ Có TK 112: 20.000.000 đ Có TK 111: 8.300.000 đ

Sau đó công ty không nên treo chi phí này đến cuối kỳ rồi kết chuyển vào chi phí bán hàng mà nên kết chuyển vào 632 ngay khi xuất bán hàng hóa để theo dõi chi phí và có căn cứ tính giá vốn hàng hóa chính xác hơn.

Nợ TK 632: 1.041.300.000đ Có TK 156: 1.041.300.000đ

Khoản chi phí này sẽ được phân bổ hợp lý cho từng mặt hàng trong lô hàng nhập ngày 10/01/2013 theo số lượng và giá trị từng loại mặt hàng.

Đề xuất thứ tư: Lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Thiết bị thủy lực khí nén là loại mặt hàng có biến động nhiều về giá, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là cần thiết nhằm đảm bảo tính cạnh tranh cho các hàng hóa của công ty khi hàng bị giảm giá. Khi lập dự phòng phải tuân thủ theo quy định của chuẩn mực kế toán số 02 “Hàng tồn kho”.

Kế toán căn cứ vào tình hình giảm giá, số lượng hàng tồn kho thực tế và các chứng từ liên quan: Bảng kê lập dự phòng, chứng từ lập và hoàn nhập dự phòng để xác lập dự phòng theo công thức: Mức dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho năm kế hoạch = Số lượng hàng tồn kho giảm giá tại thời điểm cuối

năm báo cáo

x Giá trị ghi sổ kế toán - Giá trị thuần có thể thực hiện được của các mặt hàng tương ứng

Ví dụ 8: Súng phun sơn cầm tây W101 nhập từ tháng 7/2012. Tại thời điểm

ngày 31/1/2013, Công ty có 50 cái W101 tồn kho, giá gốc của loại W101 này là 3.750.000đ/cái. Cũng tại thời điểm này, giá thành của loại phim này trên thị trường là

3.500.000đ/cái. Giả định các chi phí liên quan khác ước tính để tiêu thụ 50 cái W101 này là 2.250.000đ (tức 45.000 đ/cái), nghĩa là giá trị thuần có thể thực hiệ được của một đơn vị là 3.455.000đ (3.500.000 – 45.000 = 3.455.000 đ), khi đó công ty cần phải trích lập một khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho cho 50 cái W101 này là:

50 x (3.750.000 – 3.455.000) = 14.750.000.000 (đồng)

Công ty nên sử dụng tài khoản 159 “dự phòng giảm giá hàng tồn kho” để phản ánh việc lập dự phòng giảm giá HTK.

Đề xuất thứ năm: Về mặt tổ chức

Công ty nên có những điều chỉnh phù hợp, cân đối để tránh cho phó phòng kế toán, kế toán ngân hàng phải phụ trách quá nhiều công việc. Do đặc trưng kinh doanh của công ty, bộ phận kế toán cũng đã có sự phân công khá hợp lý, tuy nhiên song song với sự phát triển của công ty mạng lưới kinh doanh càng mở rộng thì càng có nhiều nghiệp vụ phát sinh. Đặc biệt là phó phòng kế toán, tuy nhiên với tình hình kinh doanh hiện tại thì công việc của phó phòng kế toán là quá nhiều. Vì vậy, công ty nên có giải pháp phân công thêm người phụ trách bớt công việc của phó phòng kế toán.

KẾT LUẬN

Trong điệu kiện kinh tế thị trường như hiện nay, khi các doanh nghiệp luôn phải kinh doanh trong môi trường cạnh tranh khốc liệt thì vấn đề bán hàng cũng như quản lý tốt công tác kế toán bán hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Để doanh nghiệp có thể đứng vững và phát triển đòi hỏi ban quản lý doanh nghiệp phải có những quyết định sáng suốt, lựa chọn những phương án kinh doanh có lợi nhất. Muốn vậy các nhà quản lý cần được cung cấp những thông tin chính xác và kịp thời. Chính vì vậy việc tổ chức công tác kế toán hợp lý có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là công tác tiêu thụ hàng hóa.

Qua quá trình thực tập tổng hợp tại công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng An Phát và sự hướng dẫn nhiệt tình của cô giáo TS. Hà Thị Thúy Vân – giảng viên Bộ môn Kế Toán Tài Chính khoa Kế toán – Kiểm toán Trường đại học Thương Mại, em đã có điều kiện nghiên cứu đề tài: “kế toán bán nhóm hàng thiết bị thủy lực khí nén tại công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng An Phát” và trang bị được cho mình những kiến thức thực tế về kế toán bán hàng.

Do hạn chế về mặt thời gian cũng như kiến thức bài khóa luận của em không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được những nhận xét của các thầy cô giáo để bài viết của em được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.26 Chuẩn mực kế toán Việt Nam (2001 – 2006) – Nhà xuất bản thống kê. 2.Chế độ kế toán doanh nghiệp theo quyết định 15/2006/QĐ – BTC – Nhà xuất bản thống kê.

3.Giáo trình kế toán tài chính doanh nghiệp thương mại – Trường Đại Học Thương Mại.

4.Giáo trình nguyên lý kế toán – Trường Đại Học Thương Mại.

5.Khóa luận tốt nghiệp: “Kế toán bán hàng Vật tư tiêu hao tại Công ty CP Thiết Bị Y Tế Việt Nhật” của tác giả: Nguyễn Thị Thanh – K44D5, Giáo viên hướng dẫn: Thạc sĩ Nguyễn Thành Hưng.

6.Website: taptriketoan.com; kiemtoan.com.vn; webketoan.com; tanet.vn; tailieu.vn; anphatco.vn;…

Một phần của tài liệu Kế toán bán nhóm hàng thiết bị thủy lực khí nén tại Công ty TNHH Thiết Bị Phụ Tùng An Phát (Trang 45 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w