III. 1 Nghiên cứu, thiết kế phần cứng và môi trường truyền dẫn
2. Một số phần mềm ứng dụng lõi cho CSDL ngànhcơ khí
Để quản trị và khai thác CSDL ngành cơ khí, cần lựa chọn các phần mềm lõi sau:
a. Cổng thông tin điện tử Web Portal
Cổng thông tin điện tử với các chức năng đăng nhập một cửa (Single Sign On), giao tiếp trực tuyến hai chiều sẽ cung cấp môi trường cộng tác (Collaborative) thông qua việc quản lý và khai thác toàn diện các dịch vụ cơ
bản như tra cứu, tìm kiếm theo thuộc tính và theo toàn văn, diễn đàn (Forum), thư điện tử (Mail)... nhằm trao đổi thông tin giữa CSDL ngành cơ
khí với người dùng của các đơn vị trong và ngoài ngành như các đơn vị chức năng của Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Thống kê, Sở Công Thương, Doanh nghiệp hiệp hội… Người sử dụng (cá nhân hóa cho từng người dùng hoặc từng lớp đối tượng người dùng) sẽ truy cập vào website qua một cổng duy nhất để chạy các ứng dụng, kết nối đến các nguồn dữ liệu khác nhau. Cổng giao tiếp điện tử hỗ trợ chức năng đăng nhập một cửa duy nhất (Single Sign On-SSO), cho phép người sử dụng sử dụng truy cập vào Website sử dụng các dịch vụ, các ứng dụng được phép mà không cần phải đăng nhập
phép mà không cần biết nguồn dữ liệu đó hoặc ứng dụng đó nằm ở đâu, trong hệ thống nào. Với mỗi người sử dụng khác nhau, quyền truy xuất khác nhau, với cùng một địa chỉ nhưng với quyền truy xuất của mỗi người sử dụng thì màn hình website hiển thị có thể thể hiện khác nhau, và quyền truy xuất vào các ứng dụng móc nối đến các nguồn dữ liệu cũng có thể khác nhau.
Các chức năng cơ bản của Cổng thông tin gồm:
- Chức năng tra cứu thông tin: cho phép thực hiện tra cứu thông tin từ
các nguồn dữ liệu khác nhau, các CSDL khác nhau. Người sử dụng thông qua cổng thông tin như một đầu mối thông tin duy nhất để khai thác dữ liệu từ
CSDL như các thông tin báo cáo, thông tin phân tích đa chiều, thông tin khai phá dữ liệu…Hệ thống cho phép tra cứu dữ liệu không những trong các CSDL mà còn từ các nguồn dữ liệu khác như các file ngoài, email…Quản trị
hệ thống có thểđịnh nghĩa và tuỳ biến hệ thống các chỉ tiêu tra cứu một cách mềm dẻo.
- Chức năng Kết xuất dữ liệu phục vụ các hệ thống khác bên ngoài: kết xuất dữ liệu từ CSDL ngành cơ khí ra các khuôn dạng khác nhau như Text, HTML,XML… phục vụ cho các hệ thống bên ngoài, các hệ thống thông tin
điện tử khác. Dữ liệu từ khuôn dạng XML có thể được import trực tiếp vào CSDL của các hệ thống khác.
- Chức năng Báo cáo, thống kê: ngoài việc lập các báo cáo động, kết xuất các dữ liệu, lựa chọn các chỉ tiêu khác nhau từ các nguồn dữ liệu khác nhau… Chức năng này phải phù hợp với nhiều mức người sử dụng khác nhau, việc lập báo cáo đơn giản chỉ là các thao tác lựa chọn, kéo thả chỉ tiêu thông tin hoặc viết các câu lệnh truy vấn để kết xuất ra báo cáo, thống kê. Việc thể hiện khuôn dạng và hình thức hiển thị của báo cáo cũng hết sức linh hoạt và do người sử dụng lựa chọn dạng bảng biểu, lược đồ hay biểu đồ…
- Chức năng tìm kiếm: Có khả năng tìm kiếm và lập chỉ mục tất cả các nguồn dữ liệu khác nhau thông qua ODBC, IMAP mail server, Web, File… Ngoài các tính năng tìm kiếm thông thường, chức năng tìm kiếm trong Cổng thông tin cho phép tìm kiếm nâng cao, chức năng này cho phép tuỳ biến các
điều kiện tìm kiếm. Chức năng tìm kiếm có thể cung cấp thông tin từ hai hay nhiều data warehouse khác nhau cùng một lúc hay có thể tiếp tục thực hiện thủ tục tìm kiếm trong khi người sử dụng đang xem nội dung mới tìm thấy.
- Chức năng tích hợp và liên kết nhiều loại thông tin (Content aggregation): Cho phép tạo lập nội dung thông tin từ nhiều nguồn khác nhau cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Sự khác biệt giữa các nội dung thông tin được cung cấp sẽ được xác định qua các ngữ cảnh hoạt động riêng của người dùng (userspecific context). Đối với từng đối tượng sử dụng sau khi thông qua quá trình xác thực sẽ được cung cấp các nội dung khác nhau; hoặc nội dung thông tin sẽđược cung cấp khác nhau trong quá trình cá nhân hoá thông tin
- Tạo mới, cập nhật thông tin, gán quyền cho người dùng, xoá người dùng, xem danh sách users.
- Gán các quyền cơ bản cho người sử dụng như quyền kết nối vào hệ
thống, quyền truy xuất vào CSDL, quyền tự tạo các trang, gán group cho user, chọn kiểu giao diện hiển thị (style) khi truy xuất và trang web và gán home page cho người sử dụng (khi người sử dụng đăng nhập vào hệ thống sẽ tự động hiển thị lên trang web đó trước tiên)…
- Tạo mới, cập nhật thông tin, gán quyền cho nhóm người dùng (group), thêm user vào group, xem danh sách các group, xem danh sách các user thuộc group…
- Chọn kiểu giao diện hiển thị (style) cho group (sẽ hiển thị trang web theo mầu sắc, font chữ, kiểu item… đã được định nghĩa sẵn cho các user thuộc group), gán home page cho group.
Cổng thông tin, do vậy, được lựa chọn từ các phần mềm máy chủ web
đảm bảo yêu cầu chức năng, đáp ứng chuẩn mở, dễ dàng tích hợp, mở rộng hệ
thống. Các cổng thông tin điện tử của các hãng lớn như Oracle Application server Portal, IBM Websphere, MS Share Point Portal,...
b. Phần mềm công cụ phân tích đa chiều và dự báo
Phần mềm công cụ phân tích đa chiều và dự báo cho phép cung cấp cho người dùng phân tích tạo ra các chức năng phân tích thông minh (BI) bao gồm Bảng đánh giá hoạt động có khả năng tương tác với người dùng (dashboard), tạo các báo cáo xử lý phân tích trực tuyến OLAP đa chiều và phân tích dự báo thời gian thực. Đây là lĩnh vực khai thác quan trọng của hệ thống và chúng tôi đề xuất sử dụng một phần mềm lớp giữa để phục vụ cho việc tùy biến thành các chức năng khai thác theo yêu cầu, giảm thiểu rủi ro của việc phát triển tùy biến. Giải pháp phân tích đa chiều và dự báo đáp ứng bốn nhu cầu khai thác quan trọng mà hệ thống thông tin phân tích mong đợi
đó là:
- Data Warehouse - Khai thác dữ liệu tập trung. - Analysis -Báo cáo phân tích cao cấp.
- Monitoring - Giám sát và cảnh báo tựđộng.
- Planning and Forecasting - Dựđoán và lên kế hoạch.
Một số hệ thống BI của các hãng có thể chỉ tập trung giải quyết một hoặc một số nhu cầu dưới đây. BI là một khái niệm chung để chỉ các giải pháp nhằm phục vụ nhu cầu đưa ra quyết định của tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp. Hiện nay, phân tích đa chiều và dự báo vẫn còn là một ứng dụng khá mới trên thế giới và rất mới cho các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam chúng ta. Có khá nhiều gói sản phẩm phục vụ cho nhu cầu phân tích đa chiều và dự
báo, một số tên tuổi lớn có thể kể đến như: SAP BI, BusinessObjects, SAS, IBM, Cognos, Oracle,...
- Khai thác dữ liệu tập trung: Với mạng lưới khai thác mở rộng có phạm vi trên nhiều tỉnh thành, nhiều quốc gia như các đơn vị chức năng của Bộ, các Sở Công Thương, các Thương Vụ, các doanh nghiệp hiệp hội trong và ngoài nước, thì ban quản trị hệ thống cũng vấp phải rất nhiều khó khăn trong quản lý. Dữ liệu đầu vào của hệ thống CSDL ngành cơ khí nằm rải rác ở
nhiều nơi và dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, bất cứ nhu cầu truy vấn, phân tích hay so sánh giữa các vùng với nhau đều tiêu tốn rất nhiều thời gian và công sức. Với Data Warehouse của BI, những dữ liệu quan trọng nằm rải rác nhiều nơi, dưới nhiều định dạng khác nhau của hệ thống sẽđược trích xuất
đều đặn và được tập hợp lại thành một cấu trúc thống nhất. Qua đó những báo cáo từ chi tiết đến tổng quát của toàn hệ thống đều luôn đảm bảo được tính chính xác và kịp thời. Data Warehouse đã được rất nhiều tổ chức, tập đoàn lớn nhìn nhận là một phần quan trọng trên bước đường toàn cầu hóa của họ.
- Báo cáo phân tích cao cấp: Các dữ liệu đầu vào của CSDL ngành cơ
khí rất đa dạng. Do vậy, việc sắp xếp quản lý và khai thác giá trị từđây hoàn toàn không đơn giản. Thực tế trong quá trình đưa ra quyết định vẫn luôn đòi hỏi những nhu cầu truy vấn phức tạp. Hiện nay giải pháp báo cáo phân tích cao cấp của BI đã tương đối hoàn thiện với những tính năng nổi bật như:
o Đào sâu dữ liệu đến mức tối đa: Giúp ta có thể giải quyết những yêu cầu phức tạp như “cung cấp thông tin về doanh thu và số lượng mặt hàng bán
được của 3 năm gần nhất, theo tất cả các vùng, ứng với tất cả các nhóm sản phẩm và từng sản phẩm”. Với những dạng câu hỏi như trên người quản trị chỉ
mất vài giây tương tác với hệ thống OLAP là đã có được câu trả lời.
o Khả năng tùy biến chiều thông tin: Song song với tính năng đào sâu dữ liệu là khả năng tùy chỉnh thứ tự của các chiều thông tin. Ví dụ cũng với những chiều thông tin như yêu cầu trên ta có góc nhìn khác như “cung cấp thông tin về doanh thu và số lượng mặt hàng sản xuất được của toàn bộ các vùng, trên tất cả các nhóm sản phẩm và từng sản phẩm, trong 3 năm gần nhất”. - Giám sát và cảnh báo tự động: Để khẳng định tên tuổi của mình hơn nữa trên thị phần BI, các nhà cung cấp giải pháp lớn như Oracle, IBM, Business Objects, Cognos, Hyperion, SAS... liên tục đầu tư vào phần giao diện người dùng. Các khái niệm về Dashboards - bảng điều khiển, Scorecards - bảng chỉ số... đã được áp dụng vào quản lý hệ thống. Nhờ vào bảng điều khiển mà các chỉ số thể hiện tình trạng phát triển của ngành luôn được tự động tổng hợp và cập nhật thường xuyên. Ngoài chức năng cảnh báo tự động qua màu sắc, hình ảnh, hệ thống BI còn có chức năng tựđộng gửi email thông báo đến người có thẩm quyền, giúp người quản lý luôn có được thông tin về
những gì đang xảy ra.
- Dự đoán và lên kế hoạch: Trong môi trường thực tế, để tổng hợp
được một bảng kế hoạch cho quí tới, năm tới hay phương hướng của ngành trong nhiều năm tới sẽ rất phức tạp. Hầu như các bảng kế hoạch và dự báo của ngành đều phụ thuộc vào nhận định chủ quan của một số người có kinh
đáng tin cậy và mang tính khoa học nhằm giúp họ đưa ra được những dự báo vững chắc hơn. Nắm bắt nhu cầu này, các tên tuổi hàng đầu về hệ thống BI như: Oracle, IBM, Business Objects, Cognos, SAP Business Intelligence, đều hỗ trợ khá tốt khả năng dự báo và lên kế hoạch của ngành. Kết hợp với kinh nghiệm của người sử dụng, những bảng kế hoạch cho tương lai được tổng hợp khá nhanh và có độ chính xác cao. Ngoài hai tính năng trên, hệ thống BI còn giúp cho người sử dụng khả năng phân tích giả định - what-if analysis and simulation. Chức năng này giúp cho người sử dụng có thể giả lập một số biến cố, qua đó đánh giá được xu thế thay đổi của các chỉ số KPIs mà họ quan tâm.
Tính năng của phần mềm này cần thiết bao gồm như sau: - Giao diện web 100%
- Kết xuất dữ liệu từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau bao gồm cả
Oracle, SQL server,…
- Cho phép tạo lập lớp siêu dữ liệu BI chung phục vụ cho người dùng cuối sử dụng để phân tích
- Bảng đánh giá hoạt động có khả năng tương tác với người dùng, và hướng dẫn phân tích dễ dàng
- Thực hiện các phân tích theo yêu cầu qua giao diện - Cho phép tạo luồng công việc phân tích nhiều bước
- Xuất bản các báo cáo phân tích ra nhiều dạng khác nhau như web, pdf, xls,…
- Cho phép khả năng phân tích độc lập cho người sử dụng không có kết nối mạng. Các phần mềm ứng dụng này, do vậy, nên được lựa chọn từ các sản phẩm của các hãng lớn như Oracle Business Intelligence Suite Enterprise Edition, SAP Business Objects, IBM Cognos,... với số người dùng tương ứng với số người dùng hệ quản trị CSDL (tối thiểu 50 người dùng).
Ngoài ra, các công cụ thiết kế và quản lý, quản trị hệ thống cũng là những thành phần quan trọng của hệ thống.
V.3. Nghiên cứu, thiết kế công cụ quản trị hệ thống
Để quản trị hiệu quả hệ thống CSDL ngành cơ khí, cần xây dựng công cụ
quản trị. Chức năng của công cụ này bao gồm các thành phần sau: