Màn hình hiển thị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế xây dựng cổng thông tin điện tử cho CSDL ngành cơ khí Việt Nam (Trang 98)

III. 1 Nghiên cứu, thiết kế phần cứng và môi trường truyền dẫn

2. Màn hình hiển thị

Kích thước vùng hiển thị là vấn đề then chốt khi thiết kế giao diện. Không phải màn hình hiển thị nào cũng là dạng màn hình máy tính cá nhân. Có rất nhiều thiết bị hiển thị không phải là máy tính cá nhân.

Đối với màn hình máy tính cá nhân, chúng ta có đơn vị đo lường là

độ phân giải đồ họa.

Độ phân giải đồ họa được tính theo pixel, đó là số điểm sáng phân biệt được hiển thị trên màn hình. Hiện nay, độ phân giải phổ biến là 1024 pixel theo chiều ngang và 768 pixel theo chiều dọc trong một màn hình 17 inch. Những kích thước hiển thị lớn hơn hỗ trợ nhiều pixel hơn; tuy nhiên, người thiết kế nên thiết kế giao diện theo loại màn hình có độ phân giải phổ

biến nhất. Rõ ràng, các máy tính cầm tay và một số thiết bị hiển thị đặc biệt (ví dụ như màn hình máy rút tiền tự động ATM) hỗ trợ màn hình hiển thị

nhỏ hơn nhiều cũng phải được xem xét khi thiết kế giao diện.

Cách thức thể hiện vùng hiển thị đối với người dùng được điều khiển bởi cả khả năng kỹ thuật của màn hình và khả năng của hệ điều hành, Hai cách tiếp cận phổ biến nhất là paging và scrolling. Paging hiển thị một màn hình hoàn chỉnh các ký tự vào cùng một lần. Toàn bộ vùng hiển thị được gọi là một trang (hay màn hình). Các trang được hiển thị theo nhu cầu của người dùng bằng cách nhấn nút lệnh, tương tự như lật các trang trong một cuốn sách. Scrolling dịch chuyển phần thông tin hiển thị lên hoặc xuống trên màn hình, thường là mỗi lần 1 dòng. Các màn hình máy tính cá nhân còn cho phép nhiều tùy chọn paging và scrolling.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu, thiết kế xây dựng cổng thông tin điện tử cho CSDL ngành cơ khí Việt Nam (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(154 trang)