NHÓM GIẢI PHÁP VỀ CHÍNH TRỊ VĂN HÓA

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 123 - 155)

3.3.1. Nhóm giải pháp về chính trị

Trước hết, phải hết sức chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục lý tưởng cho nông dân, nhất là thanh niên nông thôn

Giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục lý tưởng để nâng cao ý thức, lập trường chính trị cho người lao động nông thôn là một giải pháp quan trọng nhằm phát huy NNL nông thôn. Giáo dục tư tưởng chính trị bao gồm giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh; giáo dục đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; giáo dục truyền thống dân tộc và cách mạng để khơi dậy sự quan tâm của người lao động nông thôn đối với sự nghiệp cách mạng, sự nghiệp CNH, HĐH của dân tộc do Đảng ta đề xướng và lãnh đạo. Nó giúp cho người dân nông thôn nhận thức rõ hơn bản chất ưu việt của xã hội ta. Giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục lý tưởng nhằm phát triển con người toàn diện ở nông thôn, hình thành tình cảm, nhận thức và niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; hiểu rõ được ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn của người công dân đối với đất nước. Từ đó, tạo nên sức mạnh và nguồn lực tinh thần to lớn thúc đẩy người lao động nông thôn tích cực, sáng tạo, tự giác trong lao động, học tập và xây dựng đất nước.

Giáo dục tư tưởng chính trị là một trong ba bộ phận cơ bản của công tác tư tưởng: Nghiên cứu lý luận, giáo dục tư tưởng chính trị và cổ động, lôi cuốn con người vào hành động cách mạng.

cảm chính trị cho người lao động nông thôn. Thực tế hiện nay, người lao động nông thôn nói chung hiểu biết về chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa nhiều, đôi khi còn phiến diện, lệch lạc. Họ mới biết đến tư tưởng Hồ Chí Minh thông qua tìm hiểu đạo đức và tác phong của Người. Họ đã quan tâm đến đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhưng quan tâm ấy trước hết là phục vô cho hoạt động của bản thân, nên nhiều khi hiểu biết của họ còn mang tính phiến diện, chủ quan.

Niềm tin của người lao động nông thôn vào thắng lợi của công cuộc đổi mới, của sự nghiệp xây dựng CNXH, xây dựng nông thôn mới theo hướng CNH, HĐH đã hình thành nhưng chưa được xây dựng trên cơ sở lý luận khoa học về chính trị. Ngay cả một bộ phận cán bộ, đảng viên cũng dao động, giảm lòng tin đối với chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được biểu hiện qua NNL trẻ nông thôn.

Để nâng cao hiệu quả công tác giáo dục tư tưởng chính trị và giáo dục lý tưởng cho người lao động nông thôn trong giai đoạn CNH, HĐH hiện nay phải đổi mới cả nội dung và phương thức giáo dục theo hướng: Làm cho người lao động nông thôn nhận thức sâu sắc về thành tựu của cách mạng, của công cuộc đổi mới, của đường lối XHCN và sự cần thiết của CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta; tăng cường và đổi mới công tác giáo dục chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, giáo dục lý tưởng cộng sản chủ nghĩa cho thanh niên nông thôn; tuyên truyền, phổ biến và giáo dục đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước; tăng cường giáo dục truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng.

Trong quá trình CNH, HĐH hiện nay, giáo dục chính trị tư tưởng phải chú trọng đổi mới về phương pháp theo những quan điểm sau đây:

- Tăng cường tính phê phán trong giáo dục tư tưởng chính trị. Bên cạnh việc bảo vệ và phát triển những tư tưởng tiến bộ, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, con người cần kiên quyết đấu tranh chống lại những tiêu cực, với sự gia tăng các phản giá trị.

- Giáo dục tư tưởng chính trị phải gắn liền với thực tiễn phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Đây là quan điểm rót ra từ phương châm gắn lý luận với thực tiễn.

- Giáo dục chính trị tư tưởng phải kết hợp chặt chẽ với giáo dục văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục lao động, đạo đức và lối sống. Đây là cơ sở cho việc nâng cao hiệu quả của giáo dục pháp luật.

Việc giáo dục chính trị tư tưởng và giáo dục lý tưởng cần huy động mọi tiềm lực khoa học, tư tưởng và lý luận của xã hội, sử dụng các phương tiện tuyên truyền, thông tin

đại chúng, các loại hình văn hóa - nghệ thuật... phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lý nông dân và điều kiện nông thôn Việt Nam.

Tiếp tục đổi mới hệ thống chính trị và cơ chế, chính sách ở nông thôn. Thực hiện mở rộng dân chủ trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn nhằm phát triển NNL nông thôn.

Các tổ chức chính trị trong xã hội bao gồm: Nhà nước, các đảng chính trị - xã hội hợp pháp khác được liên kết với nhau thành một hình thể nhằm tác động vào các quá trình của đời sống xã hội, để củng cố, duy trì, phát triển chế độ xã hội đương thời phù hợp với lợi Ých của chủ thể cầm quyền. Chỉnh thể đó là hệ thống chính trị [51, tr. 273].

Hệ thống chính trị là hệ thống các tổ chức, các thiết chế chính trị - xã hội và mối quan hệ giữa chúng với nhau hợp thành cơ chế chính trị của một chế độ xã hội. Trong xã hội XHCN, phải hình thành một hệ thống chính trị mới thể hiện lợi Ých căn bản của nhân dân lao động, đảm bảo quản lý có hiệu quả các công việc xã hội, đảm bảo sự tham gia tích cực của nhân dân lao động và hoạt động của Nhà nước, quản lý xã hội, kết hợp quyền tự do công dân với nghĩa vụ, trách nhiệm của họ trước xã hội [27, tr. 36-43]

Trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở nước ta hiện nay, hệ thống chính trị bao gồm Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội khác của nhân dân.

Trong quá trình đổi mới toàn diện theo định hướng XHCN ở nước ta, cùng với đổi mới trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, hệ thống chính trị ở nước ta đang ngày càng được đổi mới. Đây là vấn đề chiến lược cấp bách của xã hội ta, bắt nguồn từ nhu cầu thực tiễn và những mục tiêu mà xã hội ta hướng tới. Đổi mới hệ thống chính trị một cách căn bản và đồng bộ theo hướng dân chủ, làm cho nó thực sự đảm bảo quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam. Mục tiêu của đổi mới hệ thống chính trị là nhằm thực hiện tốt dân chủ XHCN, phát huy tính tích cực, sáng tạo của người lao động nông thôn, tạo ra bầu không khí và môi trường xã hội tích cực, lành mạnh để định hướng giá trị và điều chỉnh việc lùa chọn giá trị của người lao động nông thôn.

Vì vậy, nâng cao vai trò sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước là điều kiện quan trọng của đổi mới hệ thống chính trị ở nông thôn nước ta.

Tổ chức Đảng giữ vai trò lãnh đạo xã hội. Sự phát triển của nông thôn có vai trò quyết định của tổ chức Đảng. Nơi nào tổ chức Đảng đoàn kết, thống nhất thực hiện nhiệm vụ chính trị, phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh thì nơi đó kinh tế - xã hội phát triển, ngược lại nơi nào tổ chức Đảng mất đoàn kết, nội bộ lục đục,

bè phái thì tình hình kinh tế - xã hội thấp kém và dân chí chậm phát triển.

Sự phát triển của xã hội nông thôn phụ thuộc rất nhiều vào năng lực lãnh đạo của cán bộ chủ chốt ở nông thôn (thường gọi là Bộ tứ: Bí thư, Chủ tịch UBND, Chủ tịch HĐND, Phó chủ tịch kiêm trưởng công an xã, chủ nhiệm HTX nông nghiệp). Nơi nào cán bộ năng lực tốt, có trình độ, chịu khó học hỏi kinh nghiệm, phát huy dân chủ tốt thì nơi đó đời sống kinh tế xã hội phát triển và ngược lại.

Thực tiễn xây dựng chính quyền cấp xã cho thấy vai trò quan trọng của cấp xã trong hệ thống chính trị của Nhà nước ta. Cấp xã (cơ sở) là cấp gần dân, gắn với dân, triển khai thực hiện toàn bộ chủ trương, chính sách của Đảng, và Nhà nước đến với dân. Thắng lợi trong sự nghiệp cách mạng của Đảng ta không tách rời với sự đóng góp quan trọng của hệ thống chính quyền cấp xã.

Hiện nay, cùng với cơ chế thị trường và khi chuyển sang hình thức khoán hộ trong nông nghiệp, tình hình nông thôn đã có sự chuyển biến sâu sắc. Cán bộ cấp xã nhìn chung năng lực và trình độ còn thấp, còn mang nặng tính kinh nghiệm, cục bộ địa phương. Phần lớn các chức danh Chủ tịch, Phó chủ tịch xã chưa qua đào tạo về quản lý hành chính, chuyên môn và còn nhiều bất cập lớn về trình độ trí tuệ, năng lực quản lý và điều hành ở cơ sở, nhất là cán bộ xã ở vùng núi, vùng dân tộc Ýt người.

Hệ thống chính trị ở nông thôn hiện nay ngoài tổ chức Đảng, Chính quyền còn có các tổ chức đoàn thể xã hội trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đoàn thanh niên CSHCM, Hội Cựu chiến binh, Hội nông dân... Các tổ chức này có vai trò quan trọng ở nông thôn, chính họ là người tổ chức, cuốn hót nông dân tham gia các chương trình phát triển kinh tế, xã hội nông thôn. Trong thời gian qua, do tác động của cơ chế thị trường và lối sống thực dụng, hoạt động của các tổ chức đoàn thể xã hội này rất khó khăn, không Ýt nơi lúng túng trong công tác vận động quần chúng, cá biệt có nơi, có lúc còn bị tê liệt, kém hiệu quả.

Một vấn đề nhức nhối là ở cấp cơ sở, đội ngò cán bộ cơ sở do trình độ và năng lực yếu kém, tha hóa về phẩm chất chính trị và đạo đức cách mạng, một bộ phận không nhỏ cán bộ đảng viên giữ chức vụ trong Đảng, Chính quyền cấp cơ sở đã liên tiếp phạm sai lầm từ quản lý, lãnh đạo đến xử lý các vụ việc và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Các đoàn thể quần chúng, nhất là Đoàn thanh niên lúng túng, hoạt động kém hiệu quả, một bộ phận đoàn viên phai nhạt lý tưởng, chạy theo cơ chế thị trường, lối sống thực dụng, không được định hướng. Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên thoái hóa, quan liêu, tham nhòng, cửa quyền, ức hiếp nhân dân ở nông thôn - đó là một thực tế. Điển hình là 62 xã của Thái Bình qua kiểm tra đã có kết luận thì nhiều cán bộ chủ chốt như Bí thư, Chủ tịch, Cán bộ địa chính, tài chính, chủ nhiệm, kế

toán hợp tác xã, trưởng thôn, xóm đều tham nhòng. Cơ chế: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được thể chế hóa [72, tr. 98].

Thực tế trên cho thấy, đổi mới và kiện toàn hệ thống chính trị ở nông thôn là một vấn đề cấp bách hiện nay nhằm phát triển nông thôn về mọi mặt khi đi vào quá trình CNH, HĐH đất nước. Nó là cơ sở quan trọng để thực hiện sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước ở nông thôn, thực hiện dân chủ ở nông thôn.

Mặt khác, thực tế trên cũng cho thấy, Đảng và Nhà nước cần phải xây dựng và hoàn thiện các chính sách đối với nông thôn và nông dân. Tăng cường xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân.

Cần đổi mới tổ chức và hoạt động của các đoàn thể nhân dân ở nông thôn, cần phải đổi mới đồng bộ từ hệ thống tổ chức, nội dung, phương thức hoạt động và công tác cán bộ. Đây là vấn đề cần đặc biệt quan tâm ở nông thôn hiện nay.

Thực hiện dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn, quan trọng nhất là dân chủ về kinh tế nhằm phát triển NNL nông thôn.

Dân chủ hóa là sự vận động của xã hội đến dân chủ. Đó là quá trình hiện thực hóa tư tưởng, đưa các giá trị dân chủ vào cuộc sống. Đồng thời là quá trình phát huy quyền làm chủ của con người trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Dân chủ hóa ở nước ta có nội dung toàn diện và phát triển cùng với sự phát triển của công cuộc đổi mới đất nước.

Đổi mới về kinh tế phải đồng thời đi liền với dân chủ hóa về kinh tế và dân chủ hóa về chính trị, nhằm phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của đông đảo nhân dân trong đời sống chính trị - xã hội. Dân chủ hóa trên lĩnh vực văn hóa - tinh thần nhằm thực hiện tự do tư tưởng và tự do sáng tạo của mọi thành viên trong xã hội.

Như vậy, dân chủ hóa chính là quá trình đưa các giá trị dân chủ vào kinh tế, chính trị và văn hóa- tinh thần trong cuộc sống của nhân dân nhằm tạo điều kiện, môi trường phát triển chất lượng con người, chất lượng NNL nông thôn. ĐÈy mạnh dân chủ hóa các lĩnh vực của đời sống xã hội nông thôn nhằm góp phần hình thành ý thức dân chủ và những năng lực thực hành dân chủ của người lao động nông thôn. Trong đó, công bằng xã hội, trước hết và chủ yếu là công bằng về lợi ích, là trung tâm của các chính sách xã hội nông thôn- đó là sự công bằng giữa nghĩa vụ và quyền lợi của nông dân.

Nghị định số 29 của Chính phủ tháng 5-1998 về Dân chủ ở cơ sở là một bước tiến quan trọng tạo nên sự điều hành của Nhà nước tốt hơn ở cấp cơ sở. Nghị định về dân chủ ở cơ sở là một bước tiến quan trọng cho phép người dân được tham gia trực tiếp vào quá trình ra quyết định tại cơ sở cũng như nâng cao tính minh bạch, tính trách nhiệm cao ở xã nhằm

giám sát các chương trình, dự án của địa phương. Nghị định này đặt trọng tâm vào bốn mục tiêu có sự tham gia của nhân dân: "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra". Để phát triển NNL nông thôn hiện nay việc thực hiện Nghị định này cần phải được tiến hành và thực hiện nghiêm túc ở nông thôn nước ta.

3.3.2. Nhóm giải pháp về văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Ngày nay, văn hóa được coi là động lựcmục tiêu quan trọng của sự phát triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư BCH TW Đảng khóa VII đã chỉ rõ: Văn hóa là nền tảng tinh thần của đời sống xã hội, một động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời là mục tiêu của chủ nghĩa xã hội. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, một lần nữa Đảng ta khẳng định: "Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội" [15, tr. 111].

Hoạt động văn hóa có vị trí rất quan trọng trong việc nâng cao trình độ văn hóa, nâng cao thể lực, hình thành nhân cách, tạo nên những quan hệ xã hội tốt đẹp. Văn hóa có ảnh hưởng to lớn đến tư tưởng, đạo đức, tâm hồn, tình cảm, lối sống của con người, nó có vai trò cực kỳ quan trọng trong phát triển NNL.

Văn hóa là nhân tố không thể thiếu trong quá trình hình thành, phát triển nhân cách của người lao động. Trong quá trình Êy, văn hóa đã tham dự và để lại những dấu Ên quan trọng trên diện mạo nhân cách của mỗi cá nhân, nó là cơ sở để phát huy tính năng động, tích cực và

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 123 - 155)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w