NHÓM GIẢI PHÁP VỀ KINH TẾ XÃ HỘI

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 103 - 123)

3.2.1. Nhóm giải pháp về kinh tế

Để phát triển NNL nông thôn nhìn từ góc độ kinh tế - xã hội đòi hỏi Nhà nước phải có các chính sách kinh tế vĩ mô và đồng bộ cho phát triển kinh tế nông thôn, nông nghiệp. Tập trung vào các chính sách sau:

ngày công, giê công hữu Ých cho các hộ nông dân

Đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất cây trồng trên quỹ đất hiện có.

Thâm canh là con đường đúng đắn, là phương thức canh tác tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp nhằm mục đích tăng sản phẩm trên một đơn vị diện tích canh tác. Đối với các nước tiên tiến, quá trình thâm canh đồng thời là quá trình giải phóng lao động nông nghiệp, do đầu tư kỹ thuật, sử dụng máy móc ở phần lớn công đoạn sản xuất. Còn ở nước ta, quá trình thâm canh chủ yếu là quá trình thu hót thêm lao động sống, vì hầu hết các khâu cơ bản trong sản xuất trồng trọt dùa chủ yếu vào lao động thủ công.

Thực tế cho thấy, đầu tư lao động sống cho thâm canh lúa ở nước ta vẫn đang có hiệu quả. Với cơ chế khoán sản phẩm, người lao động thực hiện phương châm "lấy công làm lãi" đã đầu tư lao động sống nhiều hơn đã góp phần tăng đáng kể năng suất lao động.

Nhiều vùng đất đai ở nước ta nếu được đầu tư thêm, kể cả đầu tư lao động, năng suất sẽ được nâng lên. Đặc biệt đối với các hộ nghèo, vùng nghèo, do vốn ít, các khâu khác trong quy trình kỹ thuật không được thực hiện chặt chẽ, khả năng tăng năng suất lúa còn rất lớn.

Như vậy, việc đầu tư lao động sống cho đất để tăng thêm khối lượng sản phẩm, tạo ra địa tô chênh lệch vẫn đang còn khả năng hiện thực ở một số vùng nông thôn. Đây cũng là một biện pháp nhằm tăng việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống của nông dân. Xu hướng này tuy ngược với qui luật phổ biến của các nước nông nghiệp trong quá trình CNH, HĐH nhưng lại phù hợp với lao động sống dư thừa, giá rẻ trong nông nghiệp và nông thôn hiện nay. Đây là giải pháp tạm thời, trước mắt nhằm giải quyết tình trạng dư thừa lao động hiện nay ở nông thôn.

Mở rộng diện tích gieo trồng.

Đây là một hướng quan trọng để tạo thêm việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động nông nghiệp. Tuy nhiên, biện pháp này cần vận dụng linh hoạt cho phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán canh tác của từng vùng, từng thời kỳ nhất định. Mỗi địa phương trong các vùng nông thôn, cần từng bước bố trí và sắp xếp lại cơ cấu kinh tế giữa các ngành cho phù hợp. Trên cơ sở đó ngành nông nghiệp cũng cần bố trí lại cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Những cánh đồng, lô đất có khả năng tăng vụ cần bố trí lại mùa vụ thích hợp.

Ở những vùng còn đất trống, đồi trọc, cần được khai thác và sử dụng đưa vào sản xuất nông - lâm nghiệp.

Thực tế cho thấy tiềm năng đất trống, đồi núi trọc có khả năng khai thác để trồng màu và cây công nghiệp ở nước ta còn khá lớn, nếu cải tạo để trồng cao su, cà phê, cây ăn

quả... sẽ giải quyết tốt công ăn việc làm cho hàng triệu lao động nông nghiệp.

Ngoài ra, đất trống, đồi núi trọc cần được xem xét để trồng rừng, phục hồi rừng. tùy theo điều kiện và khả năng đầu tư mà tiến hành giao đất, giao rừng cho các hộ nông dân.

"Phấn đấu đến năm 2000 phải bảo vệ 9,3 triệu ha rừng hiện có, tạo thêm 2,5 triệu ha rừng, trong đó có 1 triệu ha rừng trồng mới, đưa diện tích đất đai được che phủ bằng rừng và cây lâu năm khác lên 40%, tạo việc làm ổn định cho 2 triệu lao động và 6-7 triệu nhân khẩu" [15, tr. 177].

Phát triển chăn nuôi và kinh tế vườn

Đây là biện pháp quan trọng tăng việc làm, thu nhập cho nông dân nói chung. Thực tế ở nhiều địa phương, nhiều gia đình trong những năm qua, nhờ khai thác hình thức kinh tế này mà đã tạo ra thu nhập đáng kể, giải quyết được nhiều lao động ở nông thôn.

- Về phát triển chăn nuôi: tùy theo thế mạnh của mỗi vùng sinh thái, mà các địa phương lùa chọn chăn nuôi các loại gia sóc, gia cầm hợp lý. Phát triển chăn nuôi nằm sử dụng lao động dư thừa và tận dụng tốt lao động nông nhàn, lao động phụ ở nông thôn.

- Về phát triển kinh tế vườn:

Kinh tế vườn bao gồm VAC (vườn - ao - chuồng) và VACR (vườn - ao - chuồng - rừng). Thế mạnh của hình thức này là việc tổ chức lao động sản xuất rất tiện lợi về không gian, thời gian, lao động và nghỉ ngơi. Kinh tế VAC- ngành kinh tế- kỹ thuật gắn liền với kinh tế gia đình và mọi người trong gia đình đều có thể tham gia, do đó đây là khả năng giải quyết việc làm tại chỗ cho mọi người trong và ngoài độ tuổi lao động ở nông thôn.

Kinh tế VAC không theo mùa vụ, không có thời gian nông nhàn. Vì vậy xét trên tầm vĩ mô và cả vi mô, đều phải ghi nhận hình thức kinh tế này để từ đó bố trí, sắp xếp và giải quyết việc làm ở nông thôn.

Kinh tế VAC mang lại hiệu quả kinh tế cao cho các hộ nông dân hơn hẳn nhiều loại cây trồng khác, thấp là 2-3 lần, trung bình là 4-5 lần, cao là 15-20 lần theo sản phẩm, thời gian và thị trường tiêu thụ [61, tr. 13-15]

Như vậy, phát triển kinh tế VAC vẫn là một hướng chính để tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho NNL nông thôn.

Khai thác tiềm năng đa dạng ở các vùng nông thôn ven biển để sử dụng, phát triển NNL tại chỗ.

Thực tế cho thấy, ở các vùng nông thôn ven biển nước ta tiềm năng kinh tế còn rất lớn. Tài nguyên biển ở nước ta rất phong phú và đa dạng với hơn 2000 loài cá, 300 loài tôm, hơn 1500 loài nhuyễn thể, nhiều loại khoáng sản như dầu khí, muối ăn, các kim loại quí

hiếm. Song, tiềm năng kinh tế của vùng này vẫn chưa được khai thác và sử dụng hợp lý. Đến nay, về cá, chúng ta mới chỉ khai thác được khoảng 60% trữ lượng cho phép; các loại đặc sản như ngọc trai, yến sào, bào ngư, tôm, cua và các loại có giá trị cao còng mới chỉ khai thác được một phần. Đặc biệt, sự lãng phí NNL ở vùng này còn rất lớn. Số người thiếu việc làm ở khu vực này còn khoảng tương đương 1,5 triệu người (kể cả thiếu việc làm và chưa sử dụng hết lao động).

Vì vậy, để sử dụng hợp lý và phát triển NNL ở nông thôn ven biển, cần giải quyết các vấn đề cơ bản sau:

- Đầu tư thêm lao động vào nghề đánh bắt, nuôi trồng hải sản. Trước mắt, cần tổ chức lại lực lượng đánh bắt trên cơ sở bố trí cơ cấu thuyền và ngành nghề phù hợp với từng vùng, từng khu vực. Qui hoạch các vùng đầm, rừng ngập mặn để phát triển nuôi trồng hải sản, chuyển dần từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh. Đến năm 2000 có thể khai thác 40 nghìn ha ao đầm còn hoang hóa vào nuôi tôm, chuyển 1/4 diện tích sang nuôi tôm bán thâm canh [55, tr. 13-14].

Qua đó, cơ cấu lao động sẽ thay đổi theo cơ cấu ngành nghề, tạo điều kiện thúc đẩy phân công lao động ở các vùng này hợp lý và hiệu quả hơn.

- Tích cực khai hoang, lấn biển.

- Liên doanh, liên kết đầu tư khai thác hải sản và du lịch.

- Đảm bảo ổn định từng bước mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản hàng hóa.

- Giải quyết tốt nguồn vốn bằng nhiều cách để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng quan trọng, như thủy lợi, giao thông, điện, thông tin liên lạc, nước sạch...

- Đẩy mạnh công tác khuyến nông, khuyến ngư và trợ giá cho nông dân

3.2.1.2. Phát triển mạnh các ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn, chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng trong nông nghiệp

Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam đến năm 2000, CNH, HĐH nông thôn, nông nghiệp được đặc biệt quan tâm, trong đó phát triển ngành nghề nông thôn bao gồm công nghiệp, dịch vụ nông thôn là một bộ phận quan trọng. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII và Nghị quyết 4 BCH Trung ương (khóa VIII) đã xác định và chỉ rõ điều đó.

Khai thác mọi nguồn lực trong và ngoài nước, các thành phần kinh tế để phát triển ngành nghề nông thôn, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa đáp ứng yêu cầu của thị trường, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Phát triển ngành nghề nông thôn phải liên hệ

chặt chẽ với nông nghiệp, với công nghiệp ở thành thị, với thị trường trong và ngoài nước, kết hợp hài hòa nhiều qui mô, nhiều loại hình tổ chức, lựa chọn công nghệ và thiết bị thích hợp, kết hợp công nghệ tiên tiến với công nghệ truyền thống.

Phát triển ngành nghề nông thôn trước hết là phát triển các ngành nghề có nhiều tiềm năng, có lợi thế so sánh nhằm thu hót nhanh và nhiều lực lượng lao động dư thừa, nâng cao thu nhập và đời sống nông dân.

Cần tập trung vào các ngành nghề sau: - Chế biến nông, lâm sản:

- Công nghiệp, thủ công nghiệp và xây dựng: Khai thác vật liệu xây dựng, sản xuất công cụ máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, chế biến nông lâm sản, xây dựng nông thôn, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu và các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ.

- Phát triển mạnh các ngành dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống: Thương mại cung ứng vật tư, hàng hóa phục vụ sản xuất, tiêu thụ của nông dân, các dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc, cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng và sửa chữa, bảo dưỡng máy móc, điện nước, các công trình hạ tầng cơ sở và xã hội, các dịch vụ tiếp thị, đào tạo kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.

Khôi phục các làng nghề truyền thống, phát triển nhanh làng nghề mới, các trung tâm, các cụm tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ; mở ra các thị tứ, thị trấn, tạo cơ sở kinh tế - xã hội thúc đẩy quá trình đô thị hóa nông thôn và nối liền với mạng lưới thị trường trong nước.

- Ở giai đoạn đầu (năm 2000) cần tạo dựng ít nhất 2-3 cụm công nghiệp, thương mại - dịch vụ nông thôn ở mỗi huyện (hoặc các thị trấn, thị tứ) để thu hót lao động từ các xã xung quanh phát triển công nghiệp, dịch vụ, kích thích các xã xung quanh phát triển nông nghiệp hàng hóa, ngành nghề tại chỗ.

- Giai đoạn sau (2001-2010) phát triển mạnh các trung tâm cấp huyện, các cụm công nghiệp tại xã hoặc liên xã, hình thành mạng lưới công nghiệp nông thôn rộng khắp các xã, huyện, tỉnh với thị trường trong nước.

Việc phát triển công nghiệp nông thôn của mỗi địa phương phải được đặt trong chiến lược tổng thể của cả nước. Mỗi địa phương cần căn cứ vào đặc điểm của mình, của từng thời kỳ để đề ra mục tiêu, giải pháp cụ thể khai thác tốt nhất lợi thế và ưu thế, đặc điểm riêng của mình.

để thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

Đây là biện pháp có hiệu quả lớn để đẩy mạnh CNH nông thôn, không cần nhiều vốn mà giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, tranh thủ nhanh được công nghệ hiện đại, thích hợp của các nước, tạo điều kiện để các hộ tiểu thủ công nghiệp đăng ký sản xuất và chuyển đổi thành doanh nghiệp tu nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, các hợp tác xã... tạo ra sức cạnh tranh trên thị trường nông thôn. Điều quan trọng là tạo môi trường bình đẳng thực sự giữa các doanh nghiệp của mọi thành phần kinh tế trong mọi lĩnh vực từ vay vốn, bảo lãnh tín dụng đến xuất khẩu, đào tạo, chuyển giao công nghệ... Đây là giải pháp mô hàng đầu làm cho nền kinh tế năng động, phát huy nội lực và phát triển công nghiệp nông thôn.

Phát triển làng nghề: Nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách để phát triển làng nghề, khôi phục các làng nghề cũ, giải quyết vấn đề môi trường, công nghệ, thiết bị, bồi dưỡng nghệ nhân, đào tạo thợ trẻ. Xây dựng và phát triển các làng nghề mới theo quy hoạch, xác định sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính của làng nghề, kết hợp với các ngành công nghiệp hình thành sự phân công theo chuyên môn hóa, hợp tác hóa.

Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của công nghiệp nông thôn.

Tạo điều kiện cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp được thuận lợi trong việc thu mua nguyên liệu tiêu thụ sản phẩm, giúp cho tiểu, thủ công nghiệp tiếp cận thị trường trong và ngoài nước, ưu tiên quảng cáo và triển lãm. Được quyền đăng ký để kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp, hạn chế sự lũng đoạn của các đơn vị xuất nhập khẩu trung gian. Xuất nhập khẩu trước hÕt là hàng mỹ nghệ và sản phẩm chế biến nông sản. Tăng cường sự hoạt động của các cơ quan thương vụ của ta ở nước ngoài để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ quốc tế. Nhà nước cần hỗ trợ tiến bộ kỹ thuật để nâng cao chất lượng và tính cạnh tranh của sản phẩm. Cần tiếp tục phát động phong trào "người Việt Nam dùng hàng Việt Nam" với sự tham gia của mọi ngành, mọi cấp.

Ngoài ra để phát triển ngành nghề phi nông nghiệp ở nông thôn cần tập trung vào việc thực hiện đồng bộ các chính sách sau: Chính sách tài chính và tín dụng, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách KH-CN và môi trường v.v... đối với nông thôn.

Trong quá trình CNH, HĐH nền kinh tế đất nước, CNH nông thôn có vai trò cực kỳ quan trọng, trong đó phát triển ngành nghề và dịch vụ ở nông thôn có ý nghĩa chiến lược trong tạo việc làm cho lực lượng lao động dư thừa và đông đảo ở nông thôn, thu hẹp dần tiến tới xóa bỏ đói nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

theo hướng "ly nông bất ly hương", hạn chế di dân tự phát ra thành thị, xây dựng đời sống vật chất, văn hóa đầy đủ ở nông thôn.

Ngoài ra giải pháp về kinh tế nhằm phát triển NNL nông thôn cần tập trung vào:

Phân bố lại lao động, dân cư giữa các vùng.

Thông qua quá trình phân bố lại lao động giữa các vùng, tiến tới hạn chế tình trạng chênh lệch giữa các vùng, tạo điều kiện để chuyển một phần lao động từ đồng bằng lên trung du, miền núi, mở rộng diện tích đất đai ở những vùng mới khai thác: đất trống, đồi núi trọc, đất hoang hóa, ven biển. Hiện nay nước ta còn 3 triệu ha đất nông nghiệp có khả năng khai thác,

9 triệu ha đất rừng và đất trống đồi trọc, 90 vạn ha ao hồ và hàng vạn ha đất ven biển, có thể tạo việc làm cho khoảng 1 triệu người [11, tr. 20].

Do hậu quả của sự khác nhau về quá trình dân số và nhu cầu lao động ở các vùng, phải chủ động thúc đẩy di dân phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo ra cơ cấu NNL phù hợp theo lãnh thổ nhằm giảm tỷ trọng NNL ở đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long, tăng dần tỷ trọng ở các vùng Tây Nguyên, miền núi và trung du Bắc Bộ.

Thừa nhận sự tự do làm việc theo hợp đồng, thỏa thuận, tự do di chuyển nơi làm việc khi có điều kiện thuận lợi. Điều này về mặt lý luận là thừa nhận sự tồn tại của thị

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 103 - 123)