VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TRONG QUÁ

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 33 - 51)

TRONG QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA

1.2.1. Một số nét khái quát về nguồn nhân lực nông thôn và phát triển nguồn nhân lực nông thôn

Nông thôn và nông nghiệp

Nông thôn: theo Từ điển tiếng Việt xuất bản năm 1994, thì "Nông thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông". Có thể nói định nghĩa này mới chỉ nêu được một đặc điểm cơ bản nhất của nông thôn, nó chưa đề cập đến các đặc trưng khác, tiêu biểu cho nông thôn. Đó là:

- Về mặt địa lý: Nông thôn là một địa bàn rộng lớn bao quanh các thành thị.

- Về mặt kinh tế: Nông thôn là nơi hoạt động của ngành sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp; các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp (khác với đô thị chỉ có công nghiệp và dịch vụ).

- Về mặt xã hội: Cơ cấu dân cư ở nông thôn chủ yếu là nông dân nhưng nông thôn ngày nay không chỉ có nông dân mà còn tương đối đa dạng về thành phần dân cư. Mật độ dân số ở nông thôn thường thấp hơn ở đô thị.

- Về mặt văn hóa: Nông thôn là kho tàng văn hóa dân tộc; là nơi nghỉ ngơi, du lịch xanh hấp dẫn cho dân đô thị; là nơi giữ gìn nhiều phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc.

- Về trình độ văn hóa, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, thông tin liên lạc thường kém hơn đô thị.

Theo Quyết định số 132/HĐBT ngày 5/5/1990 của Hội đồng Bộ trưởng thì nước ta có 5 loại đô thị. Trong đó, đô thị loại V là đô thị có lượng dân cư và mật độ dân số thấp (dân số từ 4.000 đến 30.000 người), mật độ dân cư là 6.000 người/km2 trở lên, tỷ lệ lao động ngoài nông nghiệp khoảng 60%. Như vậy, khu vực nông thôn nước ta bao gồm các địa bàn ngoài đô thị loại V và có tỷ lệ lao động nông nghiệp trên 60%.

Nông nghiệp: (bao gồm cả lâm nghiệp, ngư nghiệp) là một ngành sản xuất vật chất quan trọng của đất nước. Ngành nông nghiệp có hai nhiệm vụ lớn là trực tiếp bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo nguyên liệu cho phát triển công nghiệp, có khối lượng nông sản cho xuất khẩu, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế đất nước.

Nông nghiệp và nông thôn có mối quan hệ khăng khít với nhau. Hiện nay, nông thôn là địa bàn chủ yếu để phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, nông thôn còn có khái niệm rộng hơn bởi trong nông thôn, ngoài ngành nông nghiệp ra còn bao gồm các hoạt động của các ngành sản xuất khác (như công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ nông thôn và các dịch vụ xã hội khác như y tế, văn hóa, giáo dục, đường xá...).

Nguồn nhân lực nông thôn: là NNL cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, đồng thời cung cấp nhân lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung (cung cấp nhân lực cho khu vực công nghiệp, khu vực đô thị, kể cả lĩnh vực xuất khẩu lao động...).

Nguồn nhân lực nông thôn thống nhất nhưng không đồng nhất với nông dân. Trong nông thôn, nông dân là lực lượng lao động, là vốn người chủ yếu của NNL nông thôn, nhưng NNL nông thôn còn bao gồm những bộ phận nhân lực khác không phải là nông dân. Nông thôn ngày nay không chỉ thuần túy là nông dân, không chỉ thuần túy là lao động nông nghiệp, mà còn có một bộ phận không nhỏ là cán bộ hưu trí, mất sức, bộ đội phục viên, xuất ngò, học sinh chuyên nghiệp ra trường chưa có việc làm; những người do tổ chức lại sản xuất, giảm biên chế ở các cơ quan, xí nghiệp Nhà nước cũng về sống tại nông thôn. Do tác động của nền sản xuất hàng hóa, nông thôn xuất hiện ngày càng nhiều tầng líp tiểu thương, buôn bán nhỏ, chủ trang trại, có người thoát ly hẳn sản xuất nông nghiệp làm nghề buôn bán thương nghiệp, dịch vụ, giáo viên, cán bộ y tế, văn hóa... Do đó, bức tranh về cơ cấu thành phần dân cư ở nông thôn nước ta là rất đa dạng.

Nông thôn ngày nay không chỉ thuần túy sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp mà còn bao hàm các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp (công nghiệp, xây dựng, dịch vụ, ngành nghề truyền thống...).

Nguồn nhân lực nông thôn là toàn bộ những tiềm năng con người phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn. Do vậy, cần phải thấy rằng trong NNL nông thôn, bên cạnh NNL trực tiếp sống tại nông thôn tạo thành cơ cấu dân cư nông thôn thì nó còn là

NNL gián tiếp phục vụ nông thôn, có thể không sống tại nông thôn nhưng công việc của họ gián tiếp phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn. Đó là đội ngò những người như kỹ sư, cán bộ nghiên cứu khoa học nông nghiệp, cán bộ y tế, văn hóa - xã hội, công nhân các nhà máy phục vụ sản xuất nông nghiệp... Do vậy, NNL nông thôn là nguồn lao

động phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, nã phản ánh qui mô dân sè thông qua số lượng dân cư và tốc độ gia tăng dân số ở nông thôn qua các thời kỳ.

NNL nông thôn phản ánh khía cạnh cơ cấu dân cư và lao động trong các ngành, các vùng, cơ cấu lao động đã qua đào tạo, cơ cấu trình độ lao động, cơ cấu độ tuổi trong lực lượng lao động nông thôn và cơ cấu nguồn lao động dự trữ ở nông thôn, phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn.

NNL nông thôn là khái niệm phản ánh phương diện chất lượng của LLLĐ ở nông thôn trong hiện tại và trong tương lai gần thể hiện qua hàng loạt các yếu tố như: sức khỏe cơ thể và sức khỏe tinh thần; mức sống; trình độ giáo dục, đào tạo về văn hóa và về chuyên môn nghề nghiệp; năng lực sáng tạo, khả năng thích nghi, kỹ năng và văn hóa lao động, các khía cạnh tâm lý, đạo đức, lối sống v.v..., trong đó thể lực, trí lực và đạo đức là những yếu tố quan trọng nhất. Bên cạnh đó, nó cũng nói lên sự biến đổi và xu hướng của sự biến đổi về số lượng, chất lượng, cơ cấu dân cư và lực lượng lao động ở nông thôn.

Trong NNL nông thôn, thanh niên nông thôn là một lực lượng khá đông đảo, chiếm trên 30% dân số và trên 50% lực lượng lao động trong nông nghiệp. Đây là một nguồn lực vô cùng quý giá để thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Do vậy, phát triển NNL trẻ, có chính sách đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ mọi mặt cho thanh niên nông thôn và giải quyết tốt các vấn đề xã hội ở nông thôn là một nhiệm vụ và yêu cầu cấp thiết trong quá trình CNH, HĐH. NNL nông thôn còn bao hàm một lực lượng hết sức đông đảo và có vai trò đặc biệt quan trọng ở nông thôn là phô nữ nông thôn. Phụ nữ nông thôn có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ gia đình và đặc biệt là trong xây dựng gia đình văn hóa mới, trong công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình... Do vậy, trong việc phát triển NNL nông thôn phải coi trọng việc phát huy, khai thác, tạo điều kiện để đảm bảo sự công bằng về giới của phụ nữ trong sự phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, tạo điều kiện để họ phát huy vai trò của mình trong quá trình CNH, HĐH và xây dựng nông thôn mới.

Phát triển nguồn nhân lực nông thôn là giải quyết vấn đề phát triển người lao động nông thôn, phát triển nông dân và cơ cấu xã hội ở nông thôn. Phát triển NNL nông thôn là sự biến đổi số lượng và chất lượng NNL nông thôn về các mặt: cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần... cần thiết cho công việc, nhờ vậy mà phát triển được năng lực của họ, ổn định công ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế, xã hội và đóng góp cho sự phát triển xã hội. Phát triển NNL nông thôn trong quá trình CNH, HĐH là hoạt động nhằm tạo ra NNL có số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội của giai đoạn CNH, HĐH đất nước.

Phát triển NNL nông thôn chính là quá trình làm gia tăng giá trị cho con người nông thôn trên các mặt như đạo đức, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn, thể lực, làm cho họ trở thành những người lao động có những năng lực và phẩm chất mới và cao, đáp ứng được những yêu cầu to lớn của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Từ những điều trình bày trên có thể khẳng định rằng phát triển NNL nông thôn là quá trình nâng cao năng lực của con người nông thôn về mọi mặt; đồng thời, phân bố, sử dụng và khai thác có hiệu quả nhất NNL nông thôn thông qua hệ thống phân công lao động và giải quyết việc làm ở nông thôn.

1.2.2. Vai trò của phát triển nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta

1.2.2.1. Khái quát chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Công nghiệp hóa là quá trình tất yếu của mỗi dân tộc sớm hay muộn đều phải trải qua, là một quy luật phổ biến trong tiến trình vận động và phát triển của các nước. Quá trình công nghiệp hóa trên thế giới mà nước Anh mở đầu đã có lịch sử hơn 200 năm. Ở nước ta, sự nghiệp công nghiệp hóa được tiến hành từ những năm 60 theo đường lối Đại hội toàn quốc lần thứ III của Đảng đề ra: "Công nghiệp hóa XHCN". Trong một thời gian dài, "công nghiệp hóa XHCN" được đặt đối lập với "công nghiệp hóa tư bản chủ nghĩa" và được coi là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ lên CNXH, với công thức "ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý, đồng thời ra sức phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ"... nhằm xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Dù nói tới chú trọng công nghiệp nhẹ và nông nghiệp, nhưng trên thực tế, công nghiệp nặng mà trọng tâm là ngành cơ khí chế tạo, được coi như một tiền đề quan trọng. Do chủ quan, duy ý chí mà đường lối công nghiệp hóa đó đã mắc phải những sai lầm cả về phương thức, nội dung và cách thức tiến hành. Kết cục là, hiệu quả công nghiệp thấp, nông nghiệp và công nghiệp nhẹ không phát triển, nhu cầu hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân không được đảm bảo, đời sống nhân dân khó khăn, nền kinh tế thiếu hụt và mất cân đối lớn, hầu như không có tích lũy và rơi vào tình trạng khủng hoảng... Bằng thực tiễn của mình, chúng ta phải trả giá cho công nghiệp hóa kiểu cũ. Nhưng ở đây cần chú ý tới một thực tế là, sự sai lầm về công nghiệp hóa kiểu cũ làm nhiều người thường dè dặt khi nhắc đến công nghiệp hóa, thậm chí không nói tới nó mà chỉ dùng thuật ngữ "tăng trưởng", "phát triển", "cất cánh"... Thực ra, những thuật ngữ này chỉ là những khái niệm phản ánh kết quả của quá trình công nghiệp hóa ở các giai đoạn khác nhau mà thôi, bản thân chúng không phải là phương thức để phát triển kinh tế - xã hội. Từ bỏ, rút kinh nghiệm về công nghiệp hóa kiểu cũ không có nghĩa là

phủ định tính tất yếu của công nghiệp hóa. Hiện nay, tất cả các lý thuyết phát triển đều không thể bỏ qua những nội dung chủ yếu của công nghiệp hóa.

Một điều dễ nhận thấy là trong vòng ba thập kỷ qua, nhiều nước thuộc khối ASEAN đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khá nhanh, chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế thị trường hỗn hợp, trong đó công nghiệp và dịch vụ có vai trò ngày càng tăng. Nền kinh tế năng động và phát triển với tốc độ cao, được duy trì trong nhiều năm của các nước khối ASEAN, Đài Loan, Hàn Quốc được coi là hiện tượng "kinh tế thần kỳ" trong nền kinh tế thế giới. Mặc dù hiện nay nền kinh tế của nhiều nước ASEAN đang gặp phải khó khăn về khủng hoảng tài chính, tiền tệ năm 1997, nhưng các nước ASEAN vẫn được đánh giá là khu vực phát triển năng động trên thế giới. Kết quả đó được nhiều nhà kinh tế trên thế giới và trong khu vực cho rằng: các nước trong khu vực đã thành công ở những mức độ khác nhau trong quá trình tiến hành CNH, HĐH đất nước.

Các chuyên gia, học giả, các nhà quản lý cho rằng: Công nghiệp là kết tinh của tiến bộ khoa học kỹ thuật, cách mạng công nghiệp; là khởi điểm của công nghiệp hóa; công nghiệp hóa là xu thế chung, quy luật chung của sự phát triển kinh tế thế giới. Hiện đại hóa nông nghiệp là xu thế tất yếu của quá trình từ một nước nông nghiệp chuyển sang một nước công nghiệp.

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới (không chỉ riêng tại các nước ASEAN), nhưng khái niệm này vẫn còn rất nhiều ý kiến khác nhau. Do sự khác nhau về vị trí địa lý, vị trí kinh tế, điểm xuất phát của nền kinh tế, thể chế chính trị và vai trò Nhà nước trong việc quản lý kinh tế..., cho nên các nước khác nhau có những quan điểm khác nhau về quá trình tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là điều không tránh khỏi. Đối với nước ta, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng nhằm mục đích làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, phát triển kinh tế đất nước, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, cải thiện vị thế và hình ảnh của đất nước mình trên trường quốc tế.

Nhìn lại con đường các nước sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã thực hiện công nghiệp hóa thì quá trình công nghiệp hóa thực chất là giải quyết vấn đề nông dân; đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, chuyển dịch sức lao động nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp, quá trình chuyển dịch nhân khẩu nông thôn vào thành thị, quá trình chuyển biến từ sản xuất nông nghiệp là chính sang sản xuất công nghiệp, một bộ phận lớn nông dân chuyển sang công nhân ở nông thôn...

Trong cuốn: "Công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam và các nước trong khu vực" do Nhà xuất bản Thống kê phát hành năm 1995, các tác giả định nghĩa: "Công nghiệp hóa là quá trình lịch sử tất yếu nhằm tạo nên những chuyển biến căn bản về kinh tế - xã hội của đất nước trên cơ sở khai thác có hiệu quả các nguồn lực và lợi thế trong nước, mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều ngành với trình độ khoa học - công nghệ ngày càng hiện đại" [28, tr. 54].

Định nghĩa này có phạm vi bao quát khá rộng, bao gồm tất cả những kết quả mà công nghiệp hóa đưa lại, nhưng lại chưa làm nổi bật những nội dung cơ bản của công nghiệp hóa.

Nghị quyết Trung ương 7 (khóa VII) của Đảng đã xác định bản chất của chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước là: "Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, và quản lý kinh tế, xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp quản lý tiên tiến, hiện đại, dùa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học - công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao".

Đây là một quan niệm khá toàn diện và đầy đủ về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo quan niệm này, công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một quá trình sử dụng tiến bộ của khoa học và kỹ thuật - công nghệ để chuyển đổi một cách căn bản, toàn diện và triệt để việc

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 33 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(155 trang)
w