XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC NÔNG THÔN TRONG QUÁ

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 79 - 94)

QUÁ TRÌNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở NƯỚC TA

Trong quá trình CNH, HĐH, sự tác động của cách mạng KH-CN cùng với đòi hỏi tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững đang đặt ra những yêu cầu đối với việc khai thác và phát huy tiềm năng nhân lực. Ở hầu hết các quốc gia hiện nay đang diễn ra quá trình tìm kiếm những cách thức và giải pháp nhằm sử dụng tối đa nguồn lực quan trọng này. Do tình hình kinh tế - xã hội khác nhau nên giải pháp và bước đi của các nước có khác nhau trong từng thời điểm lịch sử cụ thể. Tuy nhiên, gắn với diễn biến của cuộc cách mạng KH-CN, xu thế chung, phổ biến của phát triển NNL trong quá trình CNH, HĐH là:

Thứ nhất, con người được coi là nguồn lực cơ bản để tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ hai, khai thác tiềm năng trí tuệ, phát huy năng lực sáng tạo trở thành yêu cầu chủ yếu của phát triển NNL.

Thứ ba, ưu tiên đầu tư cho phát triển giáo dục-đào tạo nhằm nâng cao chất lượng NNL đang trở thành xu thế phổ biến của sử dụng, phát triển NNL.

Thứ tư, chuyển hướng sử dụng và phát triển nguồn nhân lực từ sử dụng đại trà sang sử dụng linh hoạt, mềm dẻo NNL.

Thứ năm, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực sử dụng và phát triển nguồn nhân lực trở thành xu thế phổ biến trong điều kiện hiện nay.

Ngoài các xu hướng nêu trên, theo chúng tôi, tác động của cách mạng KH-CN đã làm thay đổi về chất lực lượng sản xuất và đã kéo theo sự thay đổi trên nhiều mặt của lĩnh vực lao động và việc làm, đang đặt ra nhiều vấn đề trong sử dụng, phát triển NNL. Hiện nay, những tác động và biến đổi ấy là:

+ Cách mạng KH-CN làm thay đổi nội dung và tính chất của lao động. + Cách mạng KH-CN làm thay đổi diện nghề và cấu trúc của NNL.

+ Cách mạng KH-CN tất yếu dẫn đến việc người lao động phải đổi nghề nhiều hơn + Cách mạng KH-CN đang làm thay đổi các giá trị đời sống của

con người.

Đó chính là những biến đổi về tính chất, cơ cấu, yêu cầu về năng lực và trình độ của NNL dưới tác động của cách mạng KH-CN hiện nay. Những biến đổi quốc tế ấy chi phối xu hướng phát triển và sử dụng NNL hiện nay. Điều đó không thể không tính đến trong chính sách phát triển NNL ở nước ta.

Chóng ta tiến hành công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa nền kinh tế, NNL được coi là nguồn lực cơ bản để thực hiện mục tiêu đó. Do vậy, quán triệt yêu cầu về NNL trong điều kiện cách mạng KH-CN hiện nay nhằm vận dụng nó vào hoàn cảnh Việt Nam cho phù hợp là hết sức cần thiết, nhất là việc phát triển NNL nông thôn. Đó cũng là con đường để rút ngắn khoảng cách chênh lệch về trình độ giữa nước ta và thế giới trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn.

Trước hết, để dự báo được những xu hướng phát triển của NNL nông thôn nước ta trong quá trình CNH, HĐH đất nước, cần xác định những căn cứ để dự báo xu hướng. Đây là vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận sâu sắc. Dự báo chỉ chính xác (dĩ nhiên là tương đối), nếu những căn cứ dự báo mang tính khách quan, phù hợp với sự vận động của thực tiễn, nhận diện đúng thực trạng những vấn đề của thực tiễn và được xem xét, đánh giá trên những quan điểm và nguyên tắc phương pháp luận khoa học. Theo quan điểm mác-xít, đánh giá một vấn đề xã hội phải tuân thủ nguyên tắc: tính khách quan của sự xem xét, tuyệt đối tránh suy diễn chủ quan, duy ý chí, phải đứng trên những quan điểm thực tiÔnphương pháp tư duy biện chứng, có cái nhìn chỉnh thểtoàn diện, bao quát sự vật, đồng thời phải đứng vững trên quan điểm lịch sử - cô thểquan điểm phát triển. Dùa trên những nguyên tắc phương pháp luận khoa học đó của chủ nghĩa Mác-Lênin, những căn cứ để dự báo xu hướng phát triển của NNL nông thôn ở nước ta trong quá trình CNH, HĐH là:

+ Xuất phát từ thực tiễn quá trình đổi mới, đặc biệt là thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thực tiễn phát triển của nền kinh tế - xã hội nông thôn Việt Nam.

+ Yêu cầu và đòi hỏi của CNH, HĐH đối với phát triển NNL, bối cảnh của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ hiện nay, xu thế của nền kinh tế thế giới và khu vực, điều kiện nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta.

+ Kinh nghiệm của các quốc gia sản xuất nông nghiệp đã tiến hành CNH thành công ở những mức độ khác nhau.

+ Nền kinh tế thị trường và sự giao lưu, hội nhập với các nước khu vực và trên thế giới.

kinh tế - xã hội nước ta trong bước chuyển sang thế kỷ XXI với bước ngoặt của quá trình CNH, HĐH. Những căn cứ nêu trên không tách rời, mà gắn bó mật thiết với nhau trong bối cảnh hội nhập của nước ta với khu vực và quốc tế, với cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trên thế giới và xu hướng phát triển NNL trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, NNL nông thôn nước ta phát triển dùa trên định hướng XHCN do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo và nó được phát triển trên nền tảng của truyền thống lịch sử, văn hóa vững chắc được hình thành, phát triển qua hàng ngàn năm lịch sử. Nó đã tạo ra bao giá trị tốt đẹp về văn hóa, đạo đức, tinh thần, trí tuệ Việt Nam. Truyền thống lịch sử và văn hóa dân tộc có cả mặt tích cực và hạn chế do hoàn cảnh lịch sử để lại, nhất là ở nông thôn với người nông dân truyền thống. Vì vậy, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực phải có quan điểm biện chứng. Hệ tư tưởng chỉ đạo và nền tảng tinh thần của xã hội ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở đảm bảo quan trọng cho lãnh đạo định hướng, phát triển và quản lý NNL, làm cho nó phát triển hợp quy luật, lành mạnh, tích cực, không chệch hướng khỏi quỹ đạo XHCN.

Việc nắm vững những căn cứ trên là cơ sở để dự báo sự phát triển nguồn nhân lực nông thôn nước ta trong những năm trước mắt. Sau đây là những xu hướng phát triển NNL nông thôn trong quá trình CNH, HĐH ở nước ta.

2.2.1. Phát triển nguồn nhân lực nông thôn ở nước ta sẽ tất yếu diễn ra sự phân bố lại cơ cấu nguồn nhân lực do tác động của quá trình phân công lại lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Thực tiễn nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, việc phân công và sử dụng NNL thực chất là một cuộc cách mạng trong lĩnh vực lao động, trong đó tất yếu phải tiến hành phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn. Điều này, C.Mác đã từng khẳng định: trình độ phát triển của phân công lao động phản ánh trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Phân công lao động là điều kiện không thể thiếu được đối với mọi hình thái kinh tế - xã hội. Nó tồn tại với tư cách là một qui luật khách quan, phổ biến: "Sự tất yếu phải phân công lao động xã hội theo những tỷ lệ nhất định hoàn toàn không hề bị xóa bỏ bởi một hình thức nhất định của sản xuất xã hội, mà chỉ có hình thức biểu hiện của nó là có thể thay đổi mà thôi, điều này tự nó đã rõ ràng. Nói chung không thể xóa bỏ bất cứ một qui luật nào" [42, tr. 688].

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng minh rằng những bước phát triển mới của xã hội, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế đều gắn liền với những bước phát triển mới,

cao hơn về phân công lao động xã hội. Lịch sử các nước công nghiệp phát triển cũng nói lên rằng, những nước này đã thực hiện một sự thay đổi mạnh mẽ và sâu sắc trong cơ cấu lao động, đặc biệt là giữa lao động nông nghiệp và lao động công nghiệp.

Nhìn lại con đường mà các nước sản xuất nông nghiệp trên thế giới đã thực hiện CNH thì quá trình CNH, HĐH đặc biệt là CNH, HĐH nông thôn thực chất là quá trình giải quyết vấn đề nông dân. Đây là quá trình chuyển dịch sức lao động nông nghiệp sang ngành sản xuất công nghiệp và phi nông nghiệp, quá trình chuyển dịch nhân khẩu nông thôn vào thành thị, là quá trình gia tăng tỷ trọng lao động công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng lao động trong nông nghiệp, là quá trình chuyển biến từ sản xuất nông nghiệp là chính sang phát triển công nghiệp, một bộ phận lớn người nông dân chuyển sang làm công nhân ở nông thôn. Đó là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu lao động nông thôn theo hướng CNH, HĐH.

Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới cho thấy, lúc đầu do kinh tế còn lạc hậu, lao động nông nghiệp còn chiếm đại bộ phận. Đi đôi với quá trình tiến hành CNH, lao động nông nghiệp sẽ không ngừng giảm xuống (tuyệt đối và tương đối); lao động trong các ngành công nghiệp không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn. Mặt khác, CNH đem lại năng suất lao động trong các ngành sản xuất vật chất đạt đến mức cao lại cho phép tăng tỷ trọng lao động trong các ngành sản xuất vật chất lên nhiều. Điều này VI.Lênin đã từng nhấn mạnh: Nhân khẩu của một nước mà nền kinh tế hàng hóa Ýt phát triển (hoặc hoàn toàn không phát triển) thì hầu như toàn chỉ là nhân khẩu nông nghiệp. Có nghĩa là dân cư làm nghề nông đã tự chế biến lấy nông sản, sù trao đổi và sự phân công hầu như không có. Sự phát triển của kinh tế hàng hóa có nghĩa là một bộ phận ngày càng đông trong dân cư tách khỏi nông nghiệp, nhân khẩu công nghiệp tăng lên làm cho nhân khẩu nông nghiệp giảm xuống.

Như vậy, lao động trong nông nghiệp giảm, lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên là xu thế tất yếu và là một quá trình. Đây là một qui luật của quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng và CNH, HĐH nói chung.

Quá trình này diễn ra nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào đặc điểm và điều kiện, hoàn cảnh của từng quốc gia. Chẳng hạn: Anh là một nước mà chủ nghĩa tư bản hình thành sớm nhất, quá trình giảm tỷ trọng lao động trong sản xuất nông nghiệp từ 70% xuống 37% đã trải qua 100 năm (khoảng từ 1700-1800). Trung Quốc vào năm 1952, lao động nông nghiệp chiếm 83,5%, sau nhiều năm cải cách, đến năm 1993 vẫn còn 60% lao động nông nghiệp. Đối với các nước ASEAN, tỷ trọng ấy tuy có ngắn hơn về thời gian, nhưng cũng

phải mất nhiều năm và mức độ giảm không đồng đều. Trong vòng 19 năm, Malaixia giảm 20,8%, Inđônêxia: 17%; Thái Lan: 13,5%; Philippin: 7,6% lao động trong sản xuất nông nghiệp [56, tr. 123].

Ở nước ta, sau 15 năm đổi mới, nông nghiệp và nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, đáng tự hào. Tuy nhiên, đến nay, về cơ bản, nước ta vẫn là một nước nông nghiệp với điểm xuất phát tương đối thấp. Chóng ta tiến hành CNH, HĐH từ một nền nông nghiệp lạc hậu, thuần nông là chủ yếu, do vậy phải nhận thức đúng đắn và vận dụng sáng tạo qui luật về phân công lao động xã hội trong từng giai đoạn phát triển. Nông nghiệp và nông thôn nước ta là nơi cung cấp thường xuyên lực lượng lao động cho mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, lương thực thực phẩm cho đời sống xã hội. Đây chính là thị trường rộng lớn tiêu thụ hàng hóa và sản phẩm của công nghiệp. Ở nước ta, NNL nông thôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng nhanh, vì vậy, vấn đề phân công lại lao động trong nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH đặt ra hết sức quan trọng và cần thiết. Kinh nghiệm thực tiễn ở nước ta và các nước trên thế giới cho thấy, để phát triển nông nghiệp và nông thôn vững chắc, phải xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật và đổi mới công nghệ, đưa công nghệ mới khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào nông nghiệp và nông thôn. Công nghiệp phải có tác dụng mạnh mẽ và trở thành yếu tố để cải tạo nông nghiệp, đưa nông nghiệp và nông thôn thoát khỏi tình trạng lạc hậu trì trệ và thuần nông, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa cho xã hội. Việc xác lập cơ cấu kinh tÕ nông thôn hợp lý có ý nghĩa quan trọng trong việc sử dụng nguồn lực và giải phóng các nguồn lực nhằm phục vụ công cuộc tái thiết đất nước nói chung và khu vực kinh tế nông thôn nói riêng. Suy cho cùng, con người vẫn là nguồn lực cơ bản, quan trọng nhất quyết định sự phát triển của xã hội. Với ý nghĩa ấy, phát triển kinh tế - xã hội nông thôn bằng việc giải phóng và phát triển NNL, xây dựng và từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là đòi hỏi tất yếu cả trước mắt và lâu dài. Thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển, từng bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là nhằm khai thác năng lực tiềm tàng của khu vực này.

Sự cần thiết chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chủ yếu xuất phát từ:

- Kinh tế nông thôn là nền kinh tế toàn diện. Trước đây, khi đề cập đến nông thôn, người ta chỉ quan niệm nó gần như trùng hợp với nông nghiệp đơn thuần. Quan niệm nông thôn chỉ là nông nghiệp và nông nghiệp chỉ là trồng trọt và chăn nuôi. Kinh tế nông thôn bao gồm mọi hoạt động kinh tế, gồm cả hoạt động công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ... Cơ cấu mới của kinh tế nông thôn là cơ cấu nông- công nghiệp - dịch vụ hợp lý.

tiềm năng.

- Đòi hỏi của thị trường, của nền kinh tế thị trường và nhu cầu thị trường. Trong cơ chế này khi tiến hành sản xuất đều phải trả lời ba vấn đề lớn: Sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?

Như vậy, xu hướng phân bố lại cơ cấu NNL nông thôn, phân công lại lao động xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là một xu thế tất yếu trong quá trình CNH, HĐH.

Trong quá trình phân bố lại cơ cấu NNL nông thôn thì: Phân công lại lao động trong nội bộ ngành nông nghiệp là một xu hướng tất yếu của quá trình chuyển hóa từ sản xuất nhỏ, tiểu nông lên sản xuất lớn, cũng là qui luật của quá trình CNH, HĐH.

Sự phân công lại lao động diễn ra trong nội bộ ngành nông nghiệp, trước hết là trong ngành trồng trọt và chăn nuôi; giữa các ngành trồng trọt với chăn nuôi; giữa các vùng; giảm bớt số lao động trong nông nghiệp, chuyển lao động trong nông nghiệp sang công nghiệp.

- Giảm lao động trồng cây lương thực sang trồng cây công nghiệp, cây ăn quả và những cây trồng có giá trị kinh tế cao.

Xu hướng này, một mặt, do nhu cầu của xã hội về sản xuất cây công nghiệp ngày mét tăng (xuất phát từ nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu, cải tiến cơ cấu và chất lượng bữa ăn...); mặt khác, do năng suất cây trồng ở một số vùng ngày càng cao, cơ chế lưu thông điều hòa lương thực tốt hơn; do vậy, cho phép người lao động suy nghĩ, tính toán, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu lao động, đưa một bộ phận

Một phần của tài liệu Nguồn nhân lực nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta đặc điểm và xu hướng phát triển (Trang 79 - 94)