Đánh giá chung về thực trạng tái bảo hiểm TBĐT tại PTI 6 72 6

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình tái bảo hiểm thiết bị điện tử tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 78 - 91)

- Phải tìm hiểu các phương pháp tái bảo phù hiểm hợp cho mỗi hợp đồng

2.3.3.Đánh giá chung về thực trạng tái bảo hiểm TBĐT tại PTI 6 72 6

a, Hoàn thiện công tác dịch vụ khách hàng:

2.3.3.Đánh giá chung về thực trạng tái bảo hiểm TBĐT tại PTI 6 72 6

Nhìn chung, hoạt động TBH thiết bị điện tử tại PTI trong những năm qua đã đạt được hiệu quả khá cao. Hoạt động nhận và nhượng TBH thiết bị điện tử không chỉ giúp đảm bảo an toàn tài chính cho công ty, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cho khai thác BH gốc mà còn đóng góp một phần đáng kể vào lợi nhuận hàng năm của công ty.

Trong năm 2010 nói riêng và 6 năm trở lại đây nói chung thì số lượng các đơn BH phải tiến hành thu xếp tái tạm thời là rất nhỏ và hầu như là không có, và nếu có thì cũng là để giữ mối quan hệ trao đổi dịch vụ với các công ty TBH trong và ngoài nước. Mặc dù số đơn vị rủi ro của BH gốc có STBH vượt quá giới hạn của hợp đồng TBH cố định không nhiều nhưng việc nâng mức trách nhiệm của hợp đồng này là một điều kiện cần thiết để hỗ trợ BH gốc khai thác ra ngoài ngành.

Bảo hiểm gốc thiết bị điện tử là một nghiệp vụ có tỷ lệ tổn thất khá thấp. Do vậy, với 30% phí tái đi thì phần thu đòi bồi thưòng nhượng tái bảo hiểm của PTI cũng không nhiều. Vậy nhưng với tỷ lệ tổn thất đòi TBH ở mức 9.52% có thể thấy rằng các nhà nhận tái của nghiệp vụ này đang thu được lãi khá lớn do hầu hết các tổn thất xảy ra thì giá trị của nó đều nằm hết trong mức giữ lại của PTI. Vấn đề đặt ra là trước khi đem tái đi, PTI nên lựa chọn và tính toán thật kỹ những rủi ro nào đem tái và mức độ là bao nhiêu, làm sao để công ty có thể giữ lại được nhiều nhất phí BH.

Về cơ bản tỷ lệ hoa hồng TBH của nghiệp vụ này là khá cao, hấu hết đều trên 37% với hợp đồng TBH cố định. Với tỷ lệ hoa hồng như vậy thì PTI có thể bù đắp được các chi phí khai thác gốc cũng như các khoản chi phí để đảm bảo và duy trì

hợp đồng TBH.

Mức giữ lại của ngiệp vụ TBH thiết bị điện tử được PTI điều chỉnh tăng mỗi năm. Với mức giữ lại là 1 000 000 USD được cho là khá phù hợp với tình hình tài chính như hiện nay của PTI. Ở mức này PTI có thể giữ lại được 70% phí BH gốc, chỉ phải tái đi 30% phí trong khi vẫn đảm bảo an toàn tài chính.

Về phạm vi các điều kiện, điều khoản của hợp đồng PTI áp dụng theo đơn chuẩn của Munich Re nên đáp ứng đầy đủ yêu cầu của việc khai thác gốc. kể từ khi triển khai và đi vào thực hiện nghiệp vụ này cho đến nay PTI chưa có dịch vụ nào phát sinh việc không đưa được vào hợp đồng cố định vì lý do có điều kiện điều khoản loại trừ.

Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TBĐT TẠI PTI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG TBH TẠI PTI TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1.1 Định hướng chung đối với công ty

Là một trong 5 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu tại Việt Nam, trong năm 2010, PTI đạt được những kết quả kinh doanh ấn tượng với tốc độ tăng trưởng 30%, doanh thu đạt 870 tỷ đồng và 79 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Hiện nay, PTI là một trong những doanh nghiệp bảo hiểm có mạng lưới bán hàng và chăm sóc khách hàng lớn nhất Việt Nam với 25 chi nhánh, gần 50 phòng giao dịch và 18.000 điểm bán hàng tại các bưu điện, bưu cục trên toàn quốc.

Năm 2011 được đánh giá là một năm tương đối khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam khi mà trong những tháng đầu năm tình hình kinh tế thế giới có nhiều những biểu hiện bất ổn như gây ảnh hưởng đến Việt Nam như lạm phát tăng, giá dầu thô, giá nguyên liệu cơ bản đầu vào của sản xuất, giá lương thực, thực phẩm của thị trường thế giới tăng cao. Tình hình trong nước cũng không mấy khả quan khi thiên tai, thời tiết bất lợi tác động đến sản xuất và đời sống; một số mặt hàng là đầu vào quan trọng của sản xuất như điện, xăng dầu vẫn chưa thực hiện đầy đủ theo cơ chế giá thị trường nên buộc nhà nước phải điều chỉnh tăng, mặt khác chúng ta phải nới lỏng chính sách tiền tệ tài khóa để ngăn chặn suy giảm, duy trì tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua. Tình hình trên đây đã làm cho giá cả tăng cao, tăng nguy cơ mất ổn định nền kinh tế vĩ mô của nước ta. Đây cũng là những bất lợi tác động trực tiếp đến các tổ chức tài chính trong nước, trong đó có các DNBH nói chung.

Để đối mặt với những khó khăn, thách thức trong năm tới, PTI luôn đặt ra cho mình những mục tiêu về tăng trưởng và cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Bên cạnh đó, công ty cũng luôn chú trọng đến mục tiêu và chính sách chất lượng để nâng cao hiệu quả sản phẩm, dịch vụ của mình.

Với tầm nhìn của PTI là doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ hàng đầu trong lĩnh vực bán lẻ, thực sự trở thành “Công ty Bảo hiểm của cộng đồng”, Công ty cam kết áp dụng và cải tiến liên tục Hệ thống Quản lý Chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2000 trong mọi hoạt động nhằm cung cấp cho khách hàng các sản phẩm phù hợp với chất lượng dịch vụ tốt nhất thông qua mạng lưới phục vụ trên toàn quốc; Tư vấn cho khách hàng trong công tác quản lý rủi ro, đề phòng hạn chế tổn thất. Đảm bảo giải quyết bồi thường kịp thời, thỏa đáng cho khách hàng; Đào

tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ và ý thức phục vụ khách hàng của cán bộ và nhân viên; Tăng cường quan hệ hợp tác với các đối tác trong và ngoài nước để tạo nên sức mạnh tổng hợp nhằm đáp ứng tối đa các nhu cầu của khách hàng; Đảm bảo tăng trưởng đi đôi với phát triển bền vững, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Gia tăng giá trị cho cổ đông.

Thế mạnh của PTI là cung cấp các sản phẩm bán lẻ qua hệ thống VNPost với mạng lưới các bưu cục rộng khắp trên toàn quốc, vậy nên trong các năm tiếp theo PTI cũng cần quan tâm nhiều hơn đến dịch vụ này bởi doanh thu từ hệ thống này ngày một tăng cao.

PTI phấn đấu tiếp tục giữ vững vị thế của mình trên thị trường ở những lĩnh vực thế mạnh của mình như thiết bị điện tử và tăng cường khả năng cạnh tranh ở các mảng nghiệp vụ khác, phát triển thêm các sản phẩm mới để đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu bảo hiểm mới của các tổ chức, cá nhân trên thị trường.

3.1.2 Định hướng đối với hoạt động tái bảo hiểm

3.1.2.1 Xu hướng thị trường

Hiện tại trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm thiết bị điện tử giữ một tỷ trọng khá nhỏ do đó là nghiệp vụ mới xuất hiện. Với tình hình phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong tương lai, chắc chắn nghiệp vụ này sẽ đem lại một phần doanh thu không nhỏ. Bởi lẽ hiện tại các DNBH Việt Nam nói chung và PTI nói riêng mới chỉ hướng đến khai thác nghiệp vụ bảo hiểm này ở mảng Bưu chính viễn thông như các trạm viễn thông thuộc các bưu điện trong nước, trong khi đó các thiết bị điện tử thuộc các lĩnh vực như phát thanh truyền hình, các máy móc thiết bị trong các bệnh viện, phòng thí nghiệm… hầu như chưa được khai thác. Mặt khác, trong xu hướng thị trường bảo hiểmViệt Nam đang ngày càng có sự xuất hiện của các công ty bảo hiểm nước ngoài thì chắc hẳn, với kinh nghiệm và kỹ thuật bảo hiểm lâu năm của mình, họ sẽ hướng đến thị trường BH và TBH thiết bị điện tử. Do vậy, trong tương lai không xa thì nghiệp vụ này sẽ phát triển không kém những nghiệp vụ hiện tại.

3.1.2.2 Định hướng đối với công ty:

Để giữ vững vị thế của mình trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ, công ty đặt ra những chính sách và mục tiêu chất lượng cơ bản cho giai đoạn sắp tới. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng dịch vụ ở tất cả các nghiệp vụ công ty đang triển khai thì việc bảo hiểm và tái bảo hiểm thiết bị điện tử là một nội dung đặc biệt quan trọng. Với PTI vốn đã có thế mạnh trong việc thực hiện các HĐBH thiết bị điện tử

trong ngành bưu chính viễn thông. Tuy nhiên còn có rất nhiều các loại hình thuộc nhóm thiết bị điện tử mà PTI chưa nắm bắt và khai thác, như các thiết bị điện tử trong lĩnh vực truyền thanh, truyền hình, điện ảnh, các thiết bị nghiên cứu và thử vật liệu hay các thiết bị điện tử trong ngành y… Vì vậy, PTI nên tận dụng vốn kinh nghiệm lâu năm của mình để tiến tới mở rộng khai thác ra các lĩnh vực của thiết bị điện tử ngoài ngành trên.

3.1.3 Các vấn đề đặt ra đối với hoạt động tái bảo hiểm tại PTI trong thời gian tới: - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố - Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố định trong năm. Đây là các hợp đồng tái có vai trò quan trọng trong hoạt động tái bảo hiểm nói chung và trong hoạt động tái bảo hiểm thiết bị điện tử nói riêng vì phần lớn các hợp đồng TBH thiết bị điện tử thường rơi hết vào hợp đồng cố định. Thực hiện tốt điều này sẽ đảm bảo sự ổn định kinh doanh TBH với các hợp đồng TBH cố định hàng năm, đồng thời tạo sự uy tín lâu dài cho doanh nghiệp đối với các nhà tái trên thị trường, đảm bảo an toàn cho các hợp đồng bảo hiểm có giá trị lớn cần phải tái đi.

- Phải tìm hiểu các phương pháp tái bảo phù hiểm hợp cho mỗi hợp đồng nhượng tái. Không phải hợp đồng nào cũng lựa chọn hình thức tái như nhau do đặc nhượng tái. Không phải hợp đồng nào cũng lựa chọn hình thức tái như nhau do đặc nhượng tái. Không phải hợp đồng nào cũng lựa chọn hình thức tái như nhau do đặc nhượng tái. Không phải hợp đồng nào cũng lựa chọn hình thức tái như nhau do đặc thù riêng của từng loại thiết bị điện tử. Phương pháp tái bảo hiểm theo tỷ lệ thì có thể được áp dụng đối với các thiết bọ được đặt ở nơi có thể gặp rủi ro ở cấp độ động đất, tình hình bão lụt, trình độ và khả năng quản lý của DN, công nghệ lắp đặt thiết bị, môi trường xung quanh… Phương pháp tái bảo hiểm phi tỷ lệ có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tổn thất lớn, tổn thất toàn bộ hoặc mang tính thảm họa, bởi vì phần tổn thất vượt quá mức tự bồi thường của công ty nhượng coi như đã được bảo vệ 100%. Do đó, với những đơn bảo hiểm mà đối tượng bảo hiểm là các thiết bị có giá trị lớn, có khả năng xảy ra tổn thất đặc biệt nghiêm trọng thì nên áp dụng phương pháp TBH phi tỷ lệ.

- Tính toán mức tái đi, mức giữ lại trên mỗi đơn vị rủi ro dựa trên khả năng bồi thường tổn thất của mình. Để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tái bảo hiểm được ổn định và phát triển hiệu quả thì việc xác định mức giữ lại và mức tái đi trong mỗi hợp đồng nhượng tái là rất quan trọng. Với mức giữ lại phù hợp với khả năng tài chính của mình, công ty có thể được yên tâm khi các rủi ro của mình được đảm bảo ổn định, còn với mức tái đi hợp lý sẽ giúp cho lợi nhuận của công ty không bị giảm đi nhiều ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh chung của toàn công ty.

3.2. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TBĐT TẠI PTI

3.2.1 Đối với công ty

3.2.1.1 Xây dựng công tác quản lý rủi ro cho tái bảo hiểm

Nghiệp vụ BH và TBH thiết bị điện tử với đặc thù của đối tượng BH là được chia ra làm nhiều nhóm nhỏ theo từng lĩnh vực cụ thể, ví dụ như các thiết bị điện tử trong lĩnh vực bưu chính viễn thông, thiết bị trong lĩnh vực nghiên cứu và thử vật liệu, thiết bị y tế bằng điện tử… Đặc biệt những loại thiết bị điện tử này có đặc tính kỹ thuật nhỏ gọn, trong một đơn vị diện tích có thể tập trung nhiều thiết bị điện tử có giá trị lớn. Ngoài ra, thiết bị điện tử thường có độ nhạy cảm cao về tần số cũng như tính khốc liệt.

Do những tính chất đặc thù trên mà khi triển khai BH cho thiết bị điện tử thì nhà bảo hiểm cần hết sức coi trọng công tác đánh giá và quản lý rủi ro. Đặc biệt là việc phân chia, bóc tách các đơn vị rủi ro trong cùng một đơn BH để đánh giá STBH cũng như việc xác định phí BH được chính xác và thuận tiện hơn. Bên cạnh đó, việc xây dựng một phương pháp quản lý rủi ro bao gồm các nội dung sau là điều rất cần thiết, không chỉ riêng đối với PTI mà cần thiết cho các DNBH khác trên thị trường bảo hiểm Việt Nam:

- Tính phí BH tương xứng với rủi ro (phản ánh các tổn thất xảy ra hàng năm). - Lưu giữ và cập nhật về các dữ liệu của các sự kiện lịch sử để đóng góp vào việc mô hình hóa tổn thất tốt hơn trong tương lai.

- Tìm kiếm chương trình TBH với các công ty tái bảo hiểm mạnh về tài chính cũng như là các công ty dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực thiết bị điện tử. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Thiết lập quỹ dự phòng đầy đủ cho mức bồi thường giữ lại còn lại. - Phân bổ rủi ro đầy đủ và hợp lý.

- Đưa ra một đơn BH có thể khẳng định trước về giá cả và các điều kiện BH. - Yêu cầu phải có hạn mức bồi thường cho từng phần tái bảo hiểm hoặc hạn mức cho từng sự kiện hoặc tổng hạn mức bồi thường hàng năm vì các hạn mức này khiến cho việc kiểm soát tích tụ rủi ro được cải thiện tốt hơn. Rõ ràng không công ty TBH nào có năng lực bảo hiểm vô hạn, điều đó có nghĩa là hạn mức bồi thường giúp phân bổ năng lực bảo hiểm sẵn có theo cách hiệu quả nhất.

3.2.1.2 Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu, nhằm nâng cao hình ảnh cho doanh nghiệpdoanh nghiệp doanh nghiệp

Dịch vụ tài chính – bảo hiểm luôn là một lĩnh vực nhạy cảm. Bảo hiểm là loại sản phẩm vô hình, nên ấn tượng và sự cảm nhận về chất lượng dịch vụ đối với khách hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng. Đối với ngành bảo hiểm, việc khẳng định chất lượng dịch vụ của một DNBH là rất cần thiết. Vì vậy bất cứ một động thái nào liên quan đến hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp cũng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó PTI cần phải đẩy mạnh công tác phát triển hình ảnh, nâng cao uy tín của mình trên thị trường.

Trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp muốn đi trước, dẫn đầu phải nắm bắt nhanh nhu cầu của công chúng và có phản ứng kịp thời. Người tiêu dùng cho dù là cá nhân hay tổ chức ngày càng có xu hướng quan tâm đến thương hiệu. Chính sự cạnh tranh về tính ưu việt của sản phẩm, chất lượng

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình tái bảo hiểm thiết bị điện tử tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 78 - 91)