Thuận lợi

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình tái bảo hiểm thiết bị điện tử tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 76 - 78)

- Cần hoàn thiện việc thực hiện các hợp đồng chuyển nhượng tái bảo hiểm cố

2.3.1Thuận lợi

Giai đoạn 2005 – 2010 nền kinh tế có nhiều chuyển biến tích cực. Kinh tế tiếp tục tăng trưởng cao, hàng hóa của Việt Nam sẽ có thị trường rộng lớn hơn đồng thời hàng hóa nước ngoài cũng xâm nhập thị trường Việt Nam làm kinh tế phát triển, đặc biệt các ngành như giao thông vận tải đường bộ, hàng không, xuất nhập khẩu… tạo ra những tiền đề phát triển cho ngành bảo hiểm. Nền kinh tế tăng trưởng cao đòi hỏi nhu cầu vốn và nhu cầu BH phải đáp ứng, từ đó làm tiền đề cho BH, tín dụng ngân hàng, chứng khoán phát triển.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trong nước phát triển nhanh chóng cũng là cơ sở để ngành BH phát triển, đồng thời cũng đòi hỏi ngành BH phải có nhiều sản phẩm BH đáp ứng nhu cầu của sự tăng trưởng trên, nhất là những cơ sở đầu tư những ngành công nghệ mới, công nghệ kỹ thuật cao như đóng tàu, xây dựng đường tàu điện ngầm, xây dựng ngành điện tử công nghệ thông tin, xây dựng nhà máy lọc dầu, điện nguyên tử, vệ tinh, sản xuất linh kiện máy bay, linh kiện điện tử… Đây là tiềm năng lớn cho các nghiệp vụ BH xây dựng lắp đặt, BH thiết bị điện tử, BH tài sản…

Với môi trường pháp lý ngày càng được hoàn thiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của người tiêu dùng ngày một tốt hơn sẽ làm phát sinh nhu cầu mua bảo hiểm. Luật kinh doanh bảo hiểm được sửa đổi bổ sung, tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, phát huy tính chủ động sáng tạo của DNBH, bảo vệ quyền lợi khách hàng tham gia bảo hiểm là môi trường thuận lợi để thị trường bảo hiểm phát triển.

Nhận thức về nhu cầu, tác dụng của bảo hiểm ngày một nâng cao thông qua công tác tuyên truyền của ngành bảo hiểm, thông qua tập quán mua bảo hiểm của giới chủ đầu tư nước ngoài sẽ ảnh hưởng lớn đến nhận thức của những khách hàng tiềm năng có

nhu cầu dẫn đến quyết định tham gia bảo hiểm ngày một đông đảo hơn.

PTI với lợi thế sân nhà là Tập đoàn Bưu chính Viễn thông, cho dù đã cổ phần hóa song công ty vẫn nhận được sự ưu đãi hết sức to lớn về vốn, các chương trình đào tạo cán bộ TBH cũng như trong việc ký kết hợp đồng. Bên cạnh những hợp đồng trong ngành công ty cũng đẩy mạnh việc khai thác ra các lĩnh vực của các công ty ngoài ngành. Với đặc thù của DNBH trong ngành là có chuyên môn sâu, thẩm định nhanh hồ sơ khi ký hợp đồng cũng như khi giải quyết bồi thường, họ sẽ tư vấn và bán cho tập đoàn và DN trong hệ thống những sản phẩm phù hợp nhằm tối đa lợi ích bảo hiểm nhưng với chi phí phù hợp nhất. Do đó không thể phủ nhận vai trò của các hợp đồng khai thác trong ngành đã làm lên tên tuổi, giúp công ty ổn định trong những ngày đầu thành lập và vươn lên cạnh tranh với các doanh nghiệp bảo hiểm khác như hiện nay, đặc biệt là nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử.

Năm 2010, PTI hoàn thành lộ trình tăng vốn điều lệ lần ba. Điều này làm gia tăng khả năng tài chính của công ty, do đó công ty có thể nhận các dịch vụ bảo hiểm lớn đồng thời mức giữ lại cũng được tăng lên. Nhờ vậy, với nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm thiết bị điện tử vốn là thế mạnh của công ty trên thị trường, công ty có thể giữ lại được nhiều phí hơn, do giá trị của các thiết bị điện tử được bảo hiểm thường khá cao. Mặt khác, do nghiệp vụ này còn khá mới mẻ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam nên với PTI, trong tương lai nghiệp vụ này sẽ đem lại mức doanh thu lớn cho công ty. Hiện nay với sự quan hệ hợp tác tốt đẹp của PTI với các nhà tái nổi tiếng trên thế giới như Munich Re, Swiss Re và các nước phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc sẽ giúp cho PTI tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong hoạt động tái bảo hiểm, đặc biệt là trong nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm thiết bị điện tử.

2.3.2 Khó khăn

Thị trường bảo hiểm được dự báo là khá khốc liệt khi các DNBH 100% vốn nước ngoài và số lượng các DNBH được cấp phép hoạt động ngày một gia tăng. Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nếu đủ điều kiện theo luật định đều có quyền xin thành lập DNBH, trong đó có các DNBH nước ngoài theo đúng cam kết của WTO. Điều này là đương nhiên vì tiềm năng và cơ hội phát triển của thị trường bảo hiểm là đày hứa hẹn, tốc độ tăng trưởng của ngành BH tương đối hấp dẫn. Tuy nhiên việc có nhiều DNBH ra đời làm cho sự cạnh tranh vốn đã gay gắt nay lại càng khốc liệt hơn. Sự chảy máu chất xám nguồn nhân lực chủ chốt sang DNBH mới cũng là điều đáng lo ngại và khó tránh khỏi.

vào Việt Nam. Đây là điều đáng lo ngại trong cuộc cạnh tranh không cân sức với các DNBH hoạt động tại Việt Nam. Với nghiệp vụ bảo hiểm và tái bảo hiểm thiết bị điện tử thì điều này cần được quan tâm hơn cả. Nguyên nhân là do các DNBH nước ngoài đã có thời gian hoạt động khá dài, do đó họ có nhiều kinh nghiệm cũng như thị trường của nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử lớn hơn cả. Theo quy luật “nước chảy chỗ trũng” thì hiển nhiên khách hàng của nghiệp vụ này sẽ đặt sự quan tâm nhiều hơn đến những DNBH chuyên nghiệp và dày dạn kinh nghiệm đó. Do đó, thị phần về lĩnh vực bảo hiểm về nghiệp vụ này của các công ty BH trong nước sẽ giảm sút, đặc biệt là PTI – dù đang nắm trong tay phần lớn thị phần về nghiệp vụ này cũng sẽ không tránh khỏi việc bị phân chia miếng mồi ngon BH thiết bị điện tử. Doanh thu phí BH gốc của nghiệp vụ này sụt giảm sẽ kéo theo đó là sự sụt giảm về doanh thu phí tái bảo hiểm là điều hiển nhiên.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình tái bảo hiểm thiết bị điện tử tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 76 - 78)