Thị trường TBH thiết bị điện tử tại Việt Nam 452 5

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình tái bảo hiểm thiết bị điện tử tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 56 - 59)

- Phải tìm hiểu các phương pháp tái bảo phù hiểm hợp cho mỗi hợp đồng

2.1.3.Thị trường TBH thiết bị điện tử tại Việt Nam 452 5

a, Hoàn thiện công tác dịch vụ khách hàng:

2.1.3.Thị trường TBH thiết bị điện tử tại Việt Nam 452 5

Năm 2010 đã kết thúc kế hoạch phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2006 – 2010 với nhiều kết quả khả quan. Nền kinh tế Việt Nam tiếp tục vượt qua khó khăn thách thức của suy thoái kinh tế toàn cầu, hoàn thành thắng lợi các chỉ tiêu đề ra. GDP vựot mốc 100 tỉ USD, tăng trưởng trên 6.7%; tăng trưởng nông nghiệp đạt 2.6%, công nghiệp và xây dựng 7.6%, dịch vụ 7.5%, xuất khẩu trên 70 tỉ USD chiếm 70% GDP. Những thuận lợi trên là tiền đề cho ngành bảo hiểm tăng trưởng.

Trong năm 2010, ngành bảo hiểm hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu Chiến lược phát triển thị trường bảo hiểm Việt Nam giai đoạn 2003 – 2010 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và kế hoạch 5 năm phát triển thị trường bảo hiểm 2006 – 2010 của Bộ Tài chính.

ra, trong đó bảo hiểm phi nhân thọ đạt 17052 tỉ đồng, vượt chỉ tiêu chiến lược 91%, và tăng 24.9% so với năm 2009; thu nhập đầu tư 8200 tỉ đồng. Tổng vốn đầu tư của DNBH ước đạt trên 92000 tỉ đồng (tương đương 4.6 tỉ USD), đạt chỉ tiêu chiến lược. Năng lực tài chính của DNBH ngày một tăng.

Thị trường tái bảo hiểm trong nước đã có những thay đổi đáng kể. Doanh thu phí nhận tái trong nước của toàn thị trường là 975.02 tỷ VND, tăng 18.77% so với năm 2009; nhận tái bảo hiểm nước ngoài của toàn thị trường là 365.06 tỷ VND, tăng 104.24% so với năm 2009. Điều này cho thấy các công ty bảo hiểm trong nước đã thể hiện được năng lực trong việc hợp tác với các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài. Hiện nay dẫn đầu thị trường về nhận tái là Tổng công ty Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare) với doanh thu phí nhận tái cả trong và ngoài nước lên tới 1215.46 tỷ VND, tiếp theo sau là PVI với doanh thu phí nhận tái là 316.39 tỷ ,Bảo Việt với 186.62 tỷ VND…

Bảo hiểm thiết bị điện tử cũng như tái bảo hiểm thiết bị điện tử là một lĩnh vực khá mới mẻ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. Năm 2010, bảo hiểm thiết bị điện tử đạt doanh thu trên 100 tỷ VND, tăng 8.4% so với năm 2009. Trên thị trường bảo hiểm chỉ có một số ít doanh nghiệp bảo hiểm có doanh thu từ nghiệp vụ bảo hiểm này như Bảo Việt, Bảo Long, MIC, PTI, BIC, BH hàng không… Trong đó PTI là doanh nghiệp bảo hiểm dẫn đầu trong nghiệp vụ này với doanh thu phí đạt 92.53 tỷ VND chiếm 92.44% trên toàn thị trường. Dù tỷ trọng của nghiệp vụ bảo hiểm thiết bị điện tử là khá nhỏ song đây lại là nghiệp vụ bảo hiểm có mức bồi thường khá thấp. Trong năm 2010, bồi thường bảo hiểm gốc của nghiệp vụ này là 19.28 tỷ VND, tỷ lệ bồi thường ở mức 19.26%, một tỷ lệ khá an toàn cho các doanh nghiệp.

Doanh thu phí nhận tái trong nước của BH thiết bị điện tử đạt 442 triệu VND, chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với doanh thu phí nhận tái trong nước toàn thị trường (0.045%). Do là nghiệp vụ bảo hiểm khá mới nên doanh thu phí nhận tái nước ngoài của nghiệp vụ này cũng khá nhỏ, chỉ đạt 97 triệu VND. Nghiệp vụ tái bảo hiểm thiết bị điện tử chủ yếu thực hiện nhượng tái ngoài nước. Năm 2010, doanh thu nhượng tái ngoài nước của nghiệp vụ này là 3.25 tỷ VND trong khi doanh thu nhượng tái trong nước chỉ có 1.63 tỷ VND. Điều này có thể được lý giải là do các doanh nghiệp bảo hiểm nước ngòai có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo hiểm cho các thiết bị điện tử hơn, vì dù sao nghiệp vụ bảo hiểm này vẫn còn khá mới mẻ trên thị trường bảo hiểm Việt Nam.

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÁI BẢO HIỂM TBĐT TẠI PTI GIAI ĐOẠN 2005 – 2010

2.2.1. Thực trạng nghiệp vụ BH TBĐT gốc tại PTI

Bảo hiểm thiết bị điện tử được xem là loại hình BH đặc thù của PTI. Trung bình, nghiệp vụ BH này chiếm xấp xỉ 70% doanh thu của nghiệp vụ BH kỹ thuật. Trong 6 năm qua, tình hình thực hiện nghiệp vụ BH thiết bị điện tử được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:

Bảng 2.8: Tình hình kinh doanh BH gốc thiết bị điện tử tại PTI giai đoạn 2005 – 2010 Năm Phí bảo hiểm (tỷ VND) STBT (tỷ VND) Tốc độ tăng/giảm phí BH (%) Tốc độ tăng/giảm STBT (%) Tỷ lệ bồi thường (%) 2005 70.51 4.41 - - 6.35 2006 63.24 4.04 - 10.31 - 8.39 6.39 2007 54.71 2.33 - 13.49 - 42.33 4.26 2008 45 1.31 - 17.68 - 43.78 2.91 2009 60.72 4.78 34.93 264.88 7.87 2010 92.53 16.05 52.39 235.77 17.35

Nguồn: Ban tái bảo hiểm PTI

Biểu đồ 2.5: Bồi thường BH gốc và phí BH gốc BH thiết bị điện tử tại PTI

Chỉ tiêu

Năm Tỷ

Căn cứ theo bảng số liệu và biểu đồ trên có thể thấy tình hình doanh thu phí gốc BH TBDDT trong 6 năm qua có nhiều biến động khá lớn. Cụ thể, các năm 2006, 2007, 2008 là các năm có sự sụt giảm mạnh về doanh thu. Nguyên nhân là do trong thời gian này, khách hàng lớn nhất trong lĩnh vực thiết bị điện tử của PTI là VNPT đã thực hiện việc đấu thầu các gói thầu bảo hiểm thay vì chỉ định thầu như trước, do vậy mà doanh thu phí bảo hiểm từ khách hàng này giảm nhiều như vậy. Bên cạnh đó, năm 2008 với toàn thị trường BH nói chung và PTI nói riêng đã gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế trong nước, do vậy mà doanh thu của PTI cũng ít nhiều bị suy giảm, không loại trừ nghiệp vụ BH thiết bị điện tử. Tuy nhiên, 2009 và 2010 là năm khá thành công với PTI. Có thể nói việc tăng vốn điều lệ lên giúp cho PTI có thể mở rộng việc cung cấp dịch vụ cho các thiết bị điện tử cả trong ngành hàng không. Do vậy, năm 2010 doanh thu phí BH TBĐT của PTI có sự gia tăng rất mạnh. Với những nỗ lực không ngừng, PTI đã từng bước lấy lại và vượt mức doanh thu phí BH TBĐT so với 2 năm khủng hoảng mạnh rất nhiều (doanh thu năm 2010 đã gấp hơn hai lần doanh thu phí năm 2008).

Từ biểu đồ trên, điều dễ dàng nhìn thấy nhất đó là tỷ lệ bồi thường BH gốc của nghiệp vụ BH TBĐT là khá thấp. Từ năm 2005 đến 2008, số tiền chi bồi thường gốc của nghiệp vụ này giảm khá nhiều. Trong năm 2009 và 2010, số tiền bồi thường gốc của nghiệp vụ này tăng vọt về mặt số tương đối, tuy vậy trên thực tế thì số tiền bồi thường của nghiệp vụ này là rất thấp. Năm 2010, tỷ lệ bồi thường tăng cao hơn những năm trước, là do trong năm này phải thanh toán bồi thường cho cả những tổn thất từ những năm trước đó. Do vậy số tiền bồi thường lớn hơn hẳn. Vậy nhưng tỷ lệ bồi thường ở mức 17.35% vẫn được xem là ở mức an toàn cao. Tính trung bình cho 6 năm trở lại đây thì tỷ lệ bồi thường BH gốc của nghiệp vụ này chỉ có khoảng 8.65%. Có thể nói đây là nghiệp vụ BH an toàn nhất trong các nghiệp vụ BH phi nhân thọ. Nguyên nhân này xuất phát từ mô hình thiết bị điện tử: thông thường giá trị bình quân của một đơn vị rủi ro dao động ổn định qua các năm và nằm trong khoảng 150000 USD, các đơn vị rủi ro thường được chia nhỏ theo từng vị trí nên đa số có giá trị thấp. Do vậy mà khi có tổn thất thì số tiền bồi thường cũng không quá lớn.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp: Tình hình tái bảo hiểm thiết bị điện tử tại Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, giai đoạn 2005 đến 2010 (Trang 56 - 59)