Hầu hết các giống có thành phân loài phông phú thuộc họ Tôm Hùm gai (Palinuridae) đều tập trung ở vùng biển nhiệt đới. Chúng sống từ vùng triều đến vùng biển sâu tới 3000m, thành bầy đàn trong hang để bảo vệ nhau và trốn tránh kẻ thù. [16]
Tôm Hùm phân bố ở các tỉnh từ Quảng Ninh đến Ninh Thuận. Vùng phân bố tập trung là vung biển từ mũi An Lương ( Quảng Ngãi ) đến mũi Sừng Trâu ( Ninh Thuân ). Diện tích Tôm Hùm phân bố ở vùng này khoảng 30.000 ha [6]
Đối với Tôm Hùm chu kỳ sống trải qua nhiều lần thay đổi môi trường sống khác nhau, nghĩa là mỗi giai đoạn sống chúng gắn với một điều kiện sinh thái nhất định.
- Gai đoạn ấu trùng: Sống nổi như sinh vật phù du sống trên biển và đại dương. Vì thế khả năng phát tán cao.
- Sau ấu trùng: Qua khoảng 12 đến 15 lần lột xác biến thái chuyển sang giai đoạn ấu trùng bắt đầu sống di cư. Môi trường sống phân bố của ấu trùng phụ thuộc điều kiện sinh thái của các vũng vịnh hoặc đầm. Song đa số là vùng ít sóng gió gần khu dân cư nguồn thức ăn phong phú, đáy bùn cát.
- Sau 4 lần lột xác và biến thái, ấu trùng trở thành Tôm Hùm con với màu sắc rất giống Tôm Hùm trưởng thành nhưng sống định cư trong các vịnh, vũng, đầm…ven biển.Với độ sâu dao động từ 0.5 đến 5m. Tập tính sống bầy đàn thể hiện rõ, chúng thường nấp trong các khe, kẽ đá, hoặc bám vào những lõm, lỗ nhỏ của đá ghềnh.
- Tôm Hùm trưởng thành: Có xu hướng di chuyển ra khơi khỏi các đầm, vũng, vịnh để đến những rạn sâu hơn với những điều kiện sinh thái thuận lợi cho sự phát triển của loài. Trong suất thời kỳ này Tôm Hùm thường sống trong các vùng rạn ngầm và rạn ghềnh có độ sẩu trên 10m đến khoảng 35 đến 50m . Thường là vùng rạn ven bờ các hải đảo nền đáy là nền đá tảng, san hô và cát - bùn.[8]