Đặc điểm môi trường và dinh dưỡng

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 29 - 96)

Nơi Tôm Hùm sống thường là rạn đá ngầm, bãi san hô, rạn ghềnh đá…Có độ trong cao, độ mặn 29 - 34‰ nhiệt độ 220 - 310C độ sâu 5- 35m. Tôm có tập tinh sống bầy đán trong các hang đá. Ban ngày ít hoạt động, ban đêm kiếm mồi.[6]

Tôm Hùm là loài ăn tạp, trong tự nhiên chúng ăn chủ yếu các loài động vật như cá, tôm, cua, ghẹ, cầu gai, động vật thân mềm…Ngoài thức ăn chính là động vật chúng còn ăn các loại thức ăn như rong… [8]

3.2.3. ĐẶC ĐIỂN SINH SẢN

Mùa sinh sản của Tôm Hùm tập trung là các tháng 4 đến 5 và tháng 9. Những tháng đẻ chính có loài đến trên 50% cá thể tôm mang trứng.

Đến mùa đẻ tôm thành thục kết thành đàn di cư ra các vùng biển sâu 10 -35m và có độ mặn cao 33 - 34‰ để đẻ. Trứng được giữ lại ở các đuôi chân bụng cho đến khi nở.

Ấu trùng Phyllosoma qua 12 lần lột xác biến thái thành ấu trùng Puerulus. Ấu trùng qua 4 lần lột xác mới trở thành tôm con.[6]

3.2.4. ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG

Sinh trưởng của Tôm Hùm được xác định bằng sự tăng lên về chiều dài giáp đầu ngực hoặc trọng lượng cơ thể. Chu kỳ lột xác chính là sự thể hiện về mức độ tăng trưởng của loài. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chu kỳ lột xác của tôm như: Nhiệt độ nước, ánh sáng, thức ăn, quản lý chăm sóc, kích thước tôm. Tôm Hùm Bông (P. Ornatus)đạt kích thước 8 - 13mm có chu kỳ lột xác là 8 - 10 ngày. Nhóm kích thước 63 - 68mm chu kỳ là 40 ngày.[8]

3.2.5. GIÁ TRỊ KINH TẾ

Là họ có kích thước rất lớn có loại trọng lượng trung bình từ 150 - 300g. Nhưng có loài đạt tới 9kg.

3.2.6. ĐẶC ĐIỂM MỘT SỐ LOÀI TÔM HÙM ĐANG ĐƯỢC NUÔI TẠI VIỆT NAM TẠI VIỆT NAM

Tôm Hùm Bông

Tên Gọi:

Khoa học: Parulirus Ornatus (Fabricus 1978) Tiếng Anh: Yellowing Spiny Lobster

Tiếng Việt: Tôm Hùm Bông/ Tôm Hùm Sao Hình Thái

Phiến gốc dâu I có 04 gai lớn xếp thành hình vuông, 02 gai trước lớn và dài hơn 2 gai sau, vỏ lưng các đốt bụng láng không có rãnh hoặc vết tích của rãnh.

Hình 3.1. Tôm Hùm Bông [16] Phân Bố:

Phân bố Tôm Hùm ở biển Miền Trung Quảng Bình – Quảng Trị: 1.21

Đằ Nẵng – Bình Định: 2.66 Phú Yên – Khánh Hòa: 21.37 Ninh Thuận – Bình Thuận: 43.28 ( chủ yếu đánh bắt được ở rạn đá )[9]

Gới Hạn Sống Và Phát Triển Nhiệt độ: 200-300C Độ mặn trên 30‰

Chất đáy: Cát bùn, rạn san hô, rạn đá Độ sâu; 1-30m

Sinh Trưởng

Lớn khá nhanh, từ con giống sau 01 năm nuôi có thể đạt tới 1kg Sinh Sản

Mùa vụ sinh sản kéo dài, nhưng tương đối nhiều từ tháng 4 đến tháng 10. Chúng đẻ trứng ít nhất 3 lần trong năm. Số lượng trứng giao động trong khoảng 1.7 - 2.8 triệu trứng vơi kích cỡ giáp đầu ngực từ 105 - 106mm.

Tôm Hùm Sỏi

Tên Gọi:

Khoa học: Panulirus Stímpsoni (Holthuis 1963) Tiếng Anh: Chinese Spiny Lobster

Tiếng Việt: Tôm Hùm Sỏi/ Tôm Hùm Mốc Hình Thái

Phiến gốc dâu I có 04 gai lớn xếp thành hình vuông, 02 gai trước lớn 02 gai sau. Vỏ đầu ngực có nhiều gai lớn nhỏ và lông tơ ngắn. Mặt sau các đốt bụng không có rãnh ngang nhưng ở các đốt bụng II - VI có vết tích của rãnh ngang và trên đó phủ nhiều lông tơ ngắn hoặc tạo thành những lỗ nhỏ.

Hình 3.2. Tôm Hùm Sỏi. [16] Phân Bố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Phổ biến ở vùng biển Miền Trung

Quảng Bình – Quảng Trị: 70 - 80% sản lượng khai thác/năm Các tỉnh Miền Trung: 20 - 30% sản lượng khai thác/năm Sinh Trưởng

Cỡ trưởng thành 100 - 250g. Từ con giống 10g sau 8 tháng nuôi có thể đạt 100- 150g Gới hạn sống và phát triển Nhiệt độ: 200 - 300C Độ mặn 25 - 34‰ Chất đáy: Bờ ghềnh có hang hốc chú ẩn, rạn đá Độ sâu: 5 - 20m Sinh Sản

Mùa sinh sản của Tôm Hùm sỏi bắt đầu từ tháng 1 đến tang 10. Nhưng đỉnh cao sinh sản là thang 5, 6 với tỷ lệ tôm cai ôm trứng khoảng 40.75 – 54.31%. Cá thể tham gia sinh sản lần đầu Tôm Hùm Sỏi đực là 57mm chiều dài giáp đầu ngực và trọng

lượng khoảng 150g/con, con cái là 53mm chiều dài giáp ngực, độ rộng bụng khoảng 17.5mm. Khả năng sinh sản giao động từ 4.2 đến 14.1 vạn trứng, tỷ lệ nở trứng 32.26%.[11]

Tình Hình Nuôi

Do lớn chậm nên ít nuôi riêng thường nuôi ghép với Tôm Hùm Bông. Khánh Hòa là tỉnh nuôi lớn nhất cả nứơc.

Tôm Hùm Đá

Tên Gọi:

Khoa học: Panulirus Homarus (Linnaeus 1958) Tiếng Anh: Scalloped Spiny Lobster

Tiếng Việt: Tôm Hùm Đá/ Tôm Hùm Xanh Hình Thái

Phiến gốc dâu I có 04 gai lớn xếp thành hình vuông, với 04 gai nhỏ và nhóm lông cứng ở giữa. Mặt lưng các đốt bụng II - VI có 01 rãnh ngang gờ trước các rãnh ngang khía tròn, cỡ trưởng thành khoảng 500g.

Phân Bố

Phổ biến ở vùng ven biển đảo. Nhiều nhất ở khu vực Miền Trung. Sinh Trưởng

Từ con giống 15g sau 8 tháng nuôi có thể đạt 150 - 250g Gới Hạn Sống Và Phát Triển Nhiệt độ: 200 - 300C Độ mặn trên 30‰ Chất đáy: Cát bùn hoặc ẩn trong hốc đá Độ sâu: 5-20m Sinh Sản

Mùa sinh sản kéo dài nhưng tập trung vào các tháng 4 đến thang 8. Tình Hình Nuôi

Do tốc độ tăng trưởng châm nên ít nuôi riêng thường nuôi ghép với Tôm Hùm Bông. Khánh Hòa là tỉnh nuôi lớn nhất cả nứơc.

Tôm Hùm Đỏ

Tên Gọi:

Khoa học: Panulirus Longipes (A.milne Edwords 1868) Tiếng Anh: Purplish Spiny Lobster

Tiếng Việt: Tôm Hùm Đỏ/ Tôm Hùm Gấm Hình Thái

Phiến gốc dâu I có 02 gai lớn ở phía trước và 02 gai nhỏ ở phía sau. Mặt lưng II - VI có 01 rãnh ngang liên tục rõ ràng, cỡ trưởng thành 150 - 500g.

Hình 3.4. Tôm Hùm Đỏ Phân Bố

Thường sống quanh các đảo ven biển Miền Trung. Sinh Trưởng

Từ con giống 15g sau 8 tháng nuôi có thể đạt 150 - 250g Gới Hạn Sống Và Phát Triển

Nhiệt độ: 240 - 300C Độ mặn trên 30‰

Chất đáy: Các rạn đá, rạn san hô Độ sâu: 1 - 25m

Sinh Sản

Mùa sinh sản kéo dài nhưng tập trung vào các tháng 3 đến thang 10. Tình Hình Nuôi

3.3. HIỆN TRẠNG KHAI THÁC VÀ TRANG BỊ TÀU THUYỀN (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.3.1. SỐ HỘ THAM GIA KHAI THÁC TÔM HÙM

Số hộ tham gia khai thác Tôm Hùm tại các địa điểm khao sát được biểu thị qua bảng sau:

Bảng 3.2 : Số hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm tại địa điểm khảo sát. [18 d][18 f][18g][[18 h][18i]

Điểm khảo sát Địa phương

Tổng số hộ dân trong thôn/xã (hộ) Tổng số hộ dân khai thác Tôm Hùm Tỷ lệ % Xã Xuân Hòa PY 850 492 57,88 X. Xuân Thịnh PY 2.336 636 38 X.Vĩnh Lương KH 13226 2551 19,3 Ph.Vĩnh Hòa KH 10632 550 5,2 Th. Bình Hưng KH 322 80 24,84

Số hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm thống kê tại các địa phương cho thấy tỷ lệ hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm giống dao đông từ 5,2-57,88%. Nhưng đây không phải là con số đánh gia thực hiên trạng về số hộ dân tham gia khai thác. Số hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm tại địa phương tham gia khảo sát được UBND phường, xã, thôn thống kê qua số hộ dân có tàu, lưới trực tiếp đánh bắt Tôm Hùm. Nhưng thực tế thông qua phỏng vấn người dân biết được vào mùa khai thác chính hầu hết các hộ trong địa bàn khảo sát đều tham gia khai thác Tôm Hùm. Do lợi nhuận đem lai từ khai thác Tôm Hùm là lớn nên vào mùa chính các hộ có tàu khai thác nghề khác cũng chuyển đổi tham gia khai thác Tôm Hùm còn các hộ không có tàu bè thì cũng dung các phương tiện khác thô sơ hơn tham gia khai thác Tôm Hùm như : Xuồng, thuyền thúng…Thêm vào đó một số địa phương cũng chưa có số liệu thông kê những

tham gia khai thác Tôm Hùm nhưng ở mức manh nhúm, nhỏ lẻ như các hộ tham gia khai thác bằng hình thức bẫy ở Vĩnh Lương, Vĩnh Hòa.

Chính vì lợi nhuận do đánh bắt Tôm Hùm cao nên tại các địa phương tham gia kháo sát số hộ dân tham gia đánh bắt Tôm Hùm cũng tăng theo các năm. Theo báo cáo của hội nông dân hai xã Xuân Thịnh và Vĩnh Lương chỉ tính cuối năm 2004 và 6 tháng đầu năm 2005, 2006 . Số hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm tại Xuân Thịnhtăng từ 357 lên 600 hộ. Còn tại Vĩnh Lương tính riêng cho thôn Cát Lợi từ 431 lên 754 hộ dân. Đi song song với sự tăng lên về số hộ dân thì sự cạnh tranh ngày càng cao về kỹ thuật khai thác cũng được cải tiến. Trước kia việc khai thác được sử dụng nguồn sang là ít thi giờ đây là nhiều và có thể nói là đại trà. Chính vì vậy dẫn đến nguồn giống ngoài tự nhiên cũng được khai thác triệt để hơn.

Bảng 3.3: Số hộ nuôi và khai thác Tôm Hùm tại huyện Sông Cầu- Phú Yên. [18c]

TT Chỉ tiêu Xuân Thọ 2 Xuân Thọ 1 Thị trấn SC Xuân Phương Xuân Thịnh Xuân Cảnh Xuân Hoà Tổng cộng 1 Hộ sản xuất 255 508 867 1.042 2.336 1.158 492 6.658 Hộ nuôi thương phẩm 84 306 442 936 1.400 517 179 3.864 Hộ nuôi ương giống 9 71 383 19 300 371 102 1.255 Hộ khai thác giống 162 131 42 87 636 270 211 1.539

2 Lao động 787 1.147 1.985 2.779 6.008 2.086 920 15.712

LĐ nuôi thương phẩm 168 612 1.119 2.412 4.150 995 320 9.776 LĐ nuôi ương giống 9 142 751 19 450 452 150 1.973 LĐ khai thác giống 610 393 115 348 1.408 639 450 3.963

Bình quân lao động/hộ 3,1 2,3 2,3 2,7 2,6 1,8 1,9 2,4

3.3.2 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG

3.3.2.1. Địa điểm và vị trí khai thác

Theo kết quả thu thập từ sở thủy sản, phòng thống kê, phòng kinh tế, phòng nông nghiệp huyện và UBND phường, xã tại các vùng khai thác tại Phú Yên, Khánh Hòa cho thấy:

* Tại Phú Yên:

Số lượng Tôm Hùm giống khai thác được ở đây chủ yếu ở hai huyện Sông Cầu và Tuy An, theo đánh giá từ phòng thống kê của Sở Thủy Sản Phú Yên cho biết số lượng Tôm Hùm giống khai thác tại huyên Sông Cầu chiếm 70-80% tổng số lượng Tôm Hùm khai thác trong tỉnh.

Bảng 3.4. Số lượng Tôm Hùm khai thác ở một số xã từ năm 2002-2007 tại huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên. [18 c], [18d], [18f]

Sô lượng

Địa điêm

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 Năm2007 (con) (con) (con) (con) (con) (6 tháng) Xã Xuân Hải Xã Xuân Hòa Xã Xuân Thịnh Xã Xuân Thọ T. trấn S.C x Xuân Phương Xã Xuân Cảnh 25.000 66.000 42.000 36.000 80.655 - 100.000 200.000 150.000 100.000 81.950 - - 120.000 100.000 20.000 150.000 60.000 25.000 40.000 30.000 20.000 93.330 - - - - - 3.140 - - - - - 26.660 - - - - - 45.630 -

Tại huyện Sông Cầu có 11 xã nhưng có 7 xã hoạt động khai thác Tôm Hùm, trong đó xã Xuân Hòa và Xuân Thịnh có số lượng khai thác Tôm Hùm cao nhất. Và tỷ lệ số hộ dân khai thác Tôm Hùm trên tổng số hộ dân trong xã cũng rất cao. Mặt khác các ngư dân của hai xã này chỉ khai thác Tôm Hùm trong địa bàn xã vì mỗi xã có những lợi

thế riêng về điều kiện tự nhiên (Xã Xuân Hòa vị trí khai thác chính là Bãi Nôm, xã Xuân Thịnh vị trí khai thác chính là Mũi Bác, Mũi Dãng, Bãi Trước và Bãi Sau).

* Tại Khánh Hòa

Tại tỉnh Khánh Hòa Tôm Hùm giống khai thác tại một số địa điểm chính: Xã Vĩnh Lương, khu vực Đường Đệ và Bãi Tiên thuộc phường Vĩnh Hòa (Nha Trang) và một số xã thuộc huyện Cam Ranh như: Cam Hải, Cam Hưng, Cam Thịnh chủ yếu vẫn là ở Cam Hưng.

Số lượng Tôm Hùm giống khai thác trong xã Vĩnh Lương qua các năm biểu thị qua bảng sau:

Bảng 3.5: Số lượng Tôm Hùm khai thác được từ năm 2002-2006 tại xã Vĩnh Lương- Nha Trang- Khánh Hòa. [18 g]

Số lượng Địa điểm Năm 2002 (con) Năm 2003 (con) Năm 2004 (con) Năm 2005 (con) Năm 2006 (con) XVĩnh Lương 300.000 260.000 170.000 300.000 15.000

Tại Vĩnh Lương hầu hết các ngư dân chỉ khai thác trong địa bàn xã và đây cũng chính là địa điểm các tàu từ vùng khác thường xuyên đến khai thác, còn tại Vĩnh Hòa địa điểm khai thác chính là khu vực Bãi Tiên Đường Đệ, tại Bình Hưngngười dân chỉ khai thác quanh đảo thuộc vịnh Cam Ranh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Tình Hình Khai Thác

Để đánh giá tình hình khai thác nói chung tại các vùng trọng điểm ta có thể đánh giá thông qua biểu đồ sản lượng khai thác trong 3 năm gần đây:

0 50 100 150 200 250 300 Xuân Thịnh Xuân Hòa Vĩnh Lương 2004 2005 2006

Hình 3.5. Biểu đồ sản lương Tôm Hùm giống từ 2004 - 2006

Qua biểu đồ ta thầy sản lương tôm biến đổi không đều, giữa các năm và giữ các địa phương, khác với sự biến đổi các năm về trước (2002, 2003, 2004) là giảm dần. Theo kết quả điều tra cho thấy ý kiến của ngư dân về vấn đề này là do tác động của thời tiết lên hiệu quả đánh bắt của ngư cụ và do đặc điểm ngư trường khai thác của mỗi địa điểm. Nhìn chung sản lượng khai thác của 3 vùng trọng điểm năm 2004 đều đạt ở mức khá. Nhưng sang năm 2005 tại 3 vùng trọng điểm lại có sự chênh lệch nhau rõ rệt, mà theo đánh giá của hội trưởng hội nông dân 3 vùng trọng điểm: Tại Xuân Thịnh, Xuân Hòa năm 2005 do ảnh hưởng của thời tiết sóng gió êm và biển động không mạnh lượng tôm con do dòng nước đưa vào bờ không nhiều, nhưng tháng đầu mùa sản lượng khai thác thấp, một số hộ dân tại Xuân Thịnh chuyển sang khai thác các loại hải sản khác làm thức ăn cho tôm thương phẩm (hộ nuôi Tôm Hùm thương phẩm tại Xuân Thịnh là 1400 hộ). Tại Xuân Hòa số hộ nuôi Tôm Hùm thương phẩm ít (179 hộ) vậy nên khai thác Tôm Hùm giống là nghề chính tái địa phương, nhưng tháng tiếp theo sản

lượng tại Xuân Hòa có tăng so với nhưng tháng đầu mùa. Nhưng nhìn chung sản lượng vẫn giảm so vời năm 2004. Tại Vĩnh Lương lại ngược lại sản lượng khai thác năm 2005 lại ở mức cao, điều kiện thời tiết năm 2005 không thuận lợi cho các hộ khai thác tại Xuân Thịnh, Xuân Hòa, nhưng lại rất thuận lợi cho các hộ khai thác theo hình thức bẫy tại Vĩnh Lương thêm vào đó hình thức khi thác tại Vĩnh Lương là đơn giản không cần kỹ thuật cao, chi phi lớn, như đã nói ở trên tính từ cuối năm 2004 sang 6 tháng đầu năm số hộ tham gia khai thác Tôm Hùm tăng từ 431 lên 754 hộ dân tại Vĩnh Lương, mùa vụ khai thác tại Vĩnh Lương là dài hơn cá địa phương khác. Nhưng bược sang mùa khai thác của năm 2006 do ảnh hưởng của bão số 9 biển động mạnh, tại Xuân Thịnh các hộ dân tham gia khai thác đông hơn từ 357 năm 2005 lên 600 năm 2006 làm cho sản lượng tăng, con tại Vĩnh Lương ( Khánh Hòa lằm trên đường đi của bão) gió giật mạnh làm phần lớn các giàn bẫy đá đổ và đá bị cuốn trôi làm cho sảm lượng khai thác giảm xuống rõ rệt khi biển động mạnh, dưới tác động của dòng nước những cỡ Tôm Hùm trắng hoặc non hơn nữa sẽ bị dòng chảy cuốn trôi theo và đưa từ ngoài khơi vào bờ, những tôm non đã bám vao vật bám cũng bị dòng nước cuốn trôi mang chúng vào ven bờ, chính điều đó giả thích tại sao khi biển động mạnh thì tôm nhiều.

Nhưng nhìn chung theo đánh giá của người dân sản lượng Tôm Hùm giống khai thác được nhưng năm gần đây là giảm so với nhưng năm trước, điều này ta có thể thây thông qua bảng 3.4, bảng 3.5 về sản lượng Tôm Hùm khai thác được từ năm 2002- 2006.

3.3.2.2. Trang bị tàu thuyền

* Số tàu hoạt động khai thác Tôm Hùm

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 29 - 96)