Sự gia tăng về số hộ khai thác Tôm Hùm

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 79 - 80)

d) Mành và mành vây rút chì

3.5.1.Sự gia tăng về số hộ khai thác Tôm Hùm

Hiện nay nguồn giống cung cấp cho nuôi Tôm Hùm thương phẩm tất cả đều khai thác ngoài tự nhiên. Trong khoảng 3 năm gần đây 2004-2006 số lồng nuôi Tôm Hùm tăng nhanh, tại 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà năm 2004 có khoảng 42.440 lồng nuôi Tôm Hùm nhưng đến năm 2006 số lồng tại 2 tỉnh này tăng lên 59.922 lồng bên cạnh đó là sản luợng Tôm Hùm nuôi tại 2 tỉnh từ 2302 tấn năm 2004 đến 2805 năm 2006 ( theo báo cáo của sử thuỷ sản Phú Yên và Khánh Hoà).

Chính sự hấp dẫn từ việc nuôi Tôm Hùm đã dẫn đến sức ép về con giống ngày càng tăng làm cho người khai thác ngày càng nhiều. Điều này ta có thể thấy qua bảng 3.2 Về số hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm.

Một thực tế cho thấy những ngươi nuôi Tôm Hùm chỉ thích bắt nhưng con giống tại địa phương vì đảm bảo chất lượng cũng như thói quen môi trường nước. Chính vì thế Tôm Hùm khai thác tại Phú Yên, Khánh Hoà luôn có giá cao và được ưu tiên hàng đầu. Chúng ta phải nhìn nhận là số hộ khai thác Tôm Hùm giống ngày càng tăng và quy mô đàu tư ngày càng lớn hơn được biểu thị rất rõ qua bằng số lượng bẫy tăng lên cho từng hộ sử dụng bẫy để khai thác Tôm Hùm (tại Vĩnh Lương) hay sự biến đổi của số lượng tàu thuyền tại mỗi địa phương. Mức độ cũng tuỳ thuộc vào từng thành phần kinh tế. Một hộ chỉ cần 7 triệu cũng có số lượng bẫy khoảng 250 viên đá hoặc 100 cọc gỗ. Mặt khác điều thuận lợi hơn nữa là nghề khai thác bằng bẫy không đòi hỏi kỹ thuật cao. Những thuyền khai thác bằng mành thì tuỳ thuộc vào kinh tế để có thể mua được những giàn mành lớn hay nhỏ cho phù hợp.

Không có lợi nhuận cao thù ngư dân sẽ không tập trung vào khai thác Tôm Hùm và không chọn đây là nghề chính, số lượng hộ dân khai thác Tôm Hùm tăng theo từng năm đã nói lên tính hiệu quả của nghề khai thác Tôm Hùm mang lại. Tất nhiên khi các ngư dân đã coi nghề khai thác Tôm Hùm là một nghề chính và ngày càng đầu tư mạnh

hơn để mong khai thác được hiệu quả nhất thì sự tác động trực tiếp và gián tiếp đến nguồn lợi Tôm Hùm cũng tăng và đến một lúc nào đó nguồn lợi Tôm Hùm sẽ bị cạn kiệt do chính tác động của các ngư dân khai thác nếu không có những giải pháp kịp thời.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 79 - 80)