Sống ày khai thác

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 81 - 96)

d) Mành và mành vây rút chì

3.5.3.Sống ày khai thác

Một trong những yếu tố tác động không nhỏ tới nguồn lợi Tôm Hùm đó là số ngày khai thác. Có thể nói hoạt động khai thác Tôm Hùm là diễn ra liên tục vào mùa tôm, trung bình 25-26 ngày/tháng (đối với các hộ khai thác bằng mành), 16-17 ngày/tháng (với các hộ lặn bắt) và gần như 30/30 ngày/tháng với các hộ khai thác bằng hình thức bẫy. Điều đó có thể thấy con giống khai thác ngoài tự nhiên khá triệt để trong mùa khai thác chính. Như đã nói ở trên thời gian khai thác Tôm Hùm không chỉ triệt để theo các ngày trong tháng mà còn triệt để ở cả thời gian trong ngày. Vậy lý do ở đâu mà khiến người dân đổ xô vào khai thác Tôm Hùm, chính ở chỗ lợi nhuận đem lại từ khai thác Tôm Hùm lớn mà chi phí bỏ ra lại nhỏ. Một người dân với 13-15 triệu đồng cũng có thể trang bị cho mình một dàn mành (dài 70m rộng 40m) một giàn mành có thể sử dụng được 2 mùa tôm, chi phí cho một đêm đánh mành tư 200-500 nghìn, một mùa một người khai thác bằng mành cũng được 37 triệu/mùa. Hay nói như hình thức

khai thác bằng bẫy đá người dân tùy theo khả năng có thể trang bị cho mình những dàn đá lớn hay nhỏ để tham gia vao khai thác Tôm Hùm. Chuyện các triệu phúở vùng nuôi và khai thác Tôm Hùm bây giờ không còn là hiếm hay triệu phú sau một đêm ( theo www.baophuyen.com.vn ).

Có thể nói tại các vùng trọng điểm khai thác Tôm Hùm thu nhập cá ngư dân ngày càng phụ thuộc hoàn toàn từ nguồn lợi Tôm Hùm giống. Chính vì thế cường độ khai thác của các ngư dân là rất cao vì ai cũng mong muốn cuộc sống của họ ngày càng cải thiện hơn, cách duy nhất giúp họ cải thiện được kinh tế gia đình chính là phải tăng khả năng khai thác và cũng chính là tăng cường độ khai thác. Tư những vấn đề đó có thể dự báo trước được vấn đề suy giảm nguồn lợi chỉ là trong nay mai nếu chúng ta không có giải pháp kịp thời.

3.5.4. THÀNH PHẦN LOÀI VÀ KÍCH CỠ TÔM KHAI THÁC.

Nhìn chung thành phần loài tôm khai thác được rất đa dạng, ma theo thống kê của các nha khoa hoc tại Việt Nam gồm có Tôm Hùm Bông (p. Ornatus), Tôm Hùm Sỏi (P.

Polyphagus), Tôm Hùm Xanh (P. Homarus), Tôm Hùm Sen (P. Versicolor), Tôm Hùm Ma (P. Penicillatus) và Tôm Hùm Đỏ (P. Logipes). Nhưng các ngư dân tập trung khai thác 2 đối tượng chính là Tôm Hùm Bông (p. Ornatus), và Tôm Hùm Xanh (P. Homarus) vì 2 đối tượng này có giá trị kinh tế cao do được nuôi nhiều tai Việt Nam. Chính điều này đã làm mất cân bằng về số lượng loài trong tự nhiên và hơn thế nữa còn dẫn đến suy giảm nguồn lợi nghiêm trọng vì làm mất khả năng tái sản xuất của một số loài. Và cũng chính vì Tôm Hùm bông (p. Ornatus), Tôm Hùm xanh (P. Homarus) là hai đối tượng có giá trị kính tế được ngư dân tập trung khai thác vậy nên các đối tượng Tôm Hùm khác chở thành giống như cá tạp. Chính vì thế mà nguồn lợi Tôm Hùm của các loài này có giá trị kinh tế cũng bị giảm theo.

Tại các vùng trọng điểm cỡ tôm khai thác được là nhỏ từ 1-2 tuần tuổi. Khai thác bàng mành và mành vây rút chì kích cỡ khai thác: Chiều dài giáp đầu ngực CL = 7-8 mm và khối lượng Wt = 0,25-0,35 g. Khai thác bằng bẫy kích thước đạt CL = 7,5 – 10

mm, khối lượng đạt Wt = 0,3-1 g. Khai thác bằng hình thức lặn tôm đạt kích thước lớn hơn, chiều dài giáp đầu ngực CL= 12-15 mm và khối lượng Wt = 7-9 g. [13]

Tôm khai thác được là nhỏ và đa số Tôm Hùm giống khai thác được là cỡ tôm trắng (có khả năng là gia đoạn ấu trùng puerulus) tôm có sức đề kháng yếu phải trải qua vài lần lột xác mới có thể thành tôm con có sức đề kháng cao lúc đó mới có thể thích ứng tốt với môi trường nuôi nhốt. Và cũng chính vì tôm khai thác là nhỏ nên trong quá trình chuyến giai đoạn sự hao hút về số lượng là không thể tránh khỏi, tỷ lệ chết cao hay thấp trong quá trình chuyển giai đoạn này còn tùy thuốc vào nhiều yếu tố nhưng yếu tố chính vẫn là chất lượng ấu trùng. Nếu kích cỡ tôm khai thác lớn hơn đến giai đoạn giống hoặc con non thì rủi ro trong ương nuôi sẽ giảm. Mà yếu tố chất lượng ấu trùng quyết định bởi hình thức khai thác, hình thức khai thác bằng mành, mành vây rút chì có sử dụng nguồn sáng lớn kích cỡ tôm khai thác được nhỏ chính vì vậy sức đề kháng của tôm thường yếu, tôm khai thác được bằng mành trong quá trình khai thác rủi ro cao hơn tôm khai thác bằng bẫy và lặn. Mà hình thức khai thác bằng mành lại phổ biến tại các địa phương. Chính điều đó đã làm lãng phí một lượng đáng kể nguồn lợi giống Tôm Hùm, để bắt đầu lại đi mua giống mới vì thế đã làm tăng nhu cầu con giống lên cao hơn và các ngư dân lại tiếp tục khai thác nguồn giống Tôm Hùm từ tự nhiên.

Bảng 3.19. Tỷ lệ Tôm Hùm khai thác tại các địa phương:[18d], [18f], [18g] Loài Địa Điểm Địa phương Tôm Hùm Bông (p. Ornatus) (%) Tôm Hùm Xanh (P. Homarus) (%) Tôm Hùm Sỏi P.Polyphagus (%) Tôm Hùm Đỏ (P. Logipes) (%) Xuân Thịnh PY 55 15 20 10 Xuân Hoà PY 55 20 10 15 Vĩnh lương KH 25 15 20 40

Hình 3.24. Cỡ tôm trắng khai thác

Hình 3.25. Cỡ tôm đen khai thác

CHƯƠNG IV

KẾT LUÂN, KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 4.1. KẾT LUẬN

1. Điều kiện tự nhiên môi trường tại Phú Yên, Khánh Hòa rất phù hợp cho sự cư trú và phát triển của Tôm Hùm cung như nuôi Tôm Hùm lồng.

2. Có 4 loại Tôm Hùm khai thác được tại vùng biển Phú Yên, Khánh Hòa: Tôm Hùm Bông (p. Ornatus), Tôm Hùm Xanh (P. Homarus), Tôm Hùm Sỏi (P. Polyphagus) và Tôm Hùm Đỏ (P. Logipes). Nhưng số lượng Tôm Hùm bông (p. Ornatus) và Tôm Hùm xanh (P. Homarus) vẫn nhiều hơn cả và là đối tượng nuôi chính.

3. Số địa phương tham gia khai thác Tôm Hùm tại địa điểm khảo sát chiếm tỷ lệ lớn: Huyện Sông Cầu có 11 xã, 7 xã tham gia khai thác Tôm Hùm, xã Vĩnh Lương có 5 thôn trong đó 4 thôn tham gia khai thác Tôm Hùm, xã Cam Hưng có 2 thôn cả 2 thôn đều tham gia khai thác Tôm Hùm.

4. Số hộ tham gia khai thác Tôm Hùm tại các địa phương chiếm tỷ lệ lớn và tăng dần theo các năm: Xuân Hòa 58,88 %, Xuân Thịnh 38 %, Vĩnh Lương 19,3 %.

5. Sản lượng Tôm Hùm khai thác được từ năm 2004 đến 2006 có sự biến đổi không đều giữa các năm nhưng nhìn chung là giảm so với các năm trước 2002, 2003.

6. Số lượng tàu thuyền tham gia khai thác Tôm Hùm giống chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số tàu thuyền tại địa phương và tăng dần theo các năm: Vĩnh Lương năm 2004 là 175/440, năm 2005 là 223/452, năm 2006 là 240/454.

7. Tàu thuyền tham gia khai thác Tôm Hùm giống chủ yếu có công suất vừa và nhỏ, nhưng tàu có công suất lớn cũng không phải là nhỏ. Chiếm 6,7 % tại Xuân Thịnh, 34,1 % tại Xuân Hòa công suất lớn hơn 45 CV.

8. Đa số tàu thyền tham gia khai thác Tôm Hùm giống không trang bị máy móc thiết bị hiện đại như: máy định vị, máy đo sâu dò cá, máy liên lạc…

9. Mùa vụ khai thác Tôm Hùm giống là kéo dài: mùa chính từ tháng 10 đến tháng 3 âm lịch năm sau, mùa phụ từ tháng 4 đến tháng 7.

10. Thời gian các hộ tham gia khai thác Tôm Hùm giống tương đối triệt để: Từ 17 giờ đến 5 giờ sáng ngày hôm sau và tiếp tục từ 6 giờ đến 1, 2 giờ chiều.

11. Các hình thức khai thác Tôm Hùm giống khá đa dạng có 3 hình thức chính là : Mành, bẫy, lặn. ngoài ra còn có lưới nilon và sâm, chỉ tính riêng hình thức khai thác bằng bẫy có tới 6 loại bẫy.

12. Đa số các loại ngư cụ tham gia khai thác Tôm Hùm giống đều sử dụng nguồn sáng. Phần lớn các ngư cụ có cấu tạo khá đơn giản.

13. Hầu hết các ngư cụ đều có tác động xấu đến ngư trường khai thác và nguồn lợi Tôm Hùm giống đặc biệt là khai thác bằng mành và bẫy dàn đá.

14. Trong các hình thức khai thác, khai thác bằng mành và khai thác bằng dàn đá đạt hiệu quả cao hơn cả. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

15. Nhìn chung tôm khai thác có sử dụng nguồn sáng thường nhỏ và có sức đề kháng yếu làm cho tỷ lệ hao hụt trong nuôi ương lớn.

16. Hình thức bảo quản tôm sau khai thác là đơn giản ( trong thùng xốp có dải 1 lớp cát mỏng 5 -7 mm có sục khí liên tục).

4.2. KIẾN NGHỊ.

1. Tiếp tục điều tra nguồn giống Tôm Hùm tại vùng biển miền trung để xây dựng kế hoạch khai thác hợp lý.

2. Hiện nay Tôm Hùm nuôi dang bị dịch và chết hàng loạt, cần nhanh chóng nghiên cứu tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị. Bảo vệ Tôm Hùm nuôi, môi trường nuôi cũng chính là bảo vệ Tôm Hùm giống và môi trường sống của Tôm Hùm giống.

3. Cần có những chương trình nghiên cứu sản xuất giống Tôm Hùm phục vụ cho nghề nuôi.

4.3. GIẢI PHÁP.

Qua phân tích tác động của hiện trạng khai thác Tôm Hùm giống đến nguồn lợi Tôm Hùm tự nhiên tôi có một số đề xuất giải pháp bảo vệ nguồn lợi Tôm Hùm giống như sau:

+ Đa dạng hóa ngành nghề cho ngư dân vùng ven biển vùng khai thác Tôm Hùm giống, tránh sự phụ thuộc kinh tế gia đình các ngư dân vào nghề khai thác Tôm Hùm giống.

+ Nâng cao nhận thức của người dân về tâm quan trọng của nguồn lợi thông qua việc tuyên truyền, tập huấn, hội thảo, xây dựng mô hình…

+ Giảm áp lực về con giống bằng cách tăng cường kỹ thuật nuôi ương tôm trắng lên tôm đen nhằm giảm thiểu tối đa tỷ lệ tôm chết trong quá trình nuôi ương hiến nay.

+ Đề ra các quy định về khai thác hợp lý cho các hình thức khai thác Tôm Hùm giống như: Công suất đèn điện thắp sáng, diện tích lưới, diện tích giàn đá…

+ Cần có những quy định về thời gian khai thác Tôm Hùm tránh khai thác Tôm Hùm vào thời gian tôm đang mùa sinh sản, tôm còn ở giai đoạn ấu trùng.

+ Giảm đánh bắt Tôm Hùm bố mẹ trong thời gian mang trứng bằng các hình thức khác như: rê, kéo, bẫy…

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

[1] Cao Thế Anh (2005) Đặc điểm phân bố cá nổi và cấu trúc nhiệt muối ở vùng biển Miền Trung.

Đồ án tốt nghiệp sinh viên ngành Khai Thác Thủy Sản. Trường Đại Học Nha Trang, trang 18-27.

[2] Hồ Thu Cúc (1990) Nguồn lợi và các biện pháp bảo vệ nguồn lợi Tôm Hùm vùng biển Miền Trung.

Các công trình nghiên cứu Khoa Học Kỹ Thuật Thủy Sản (1986-1990) trang 56-64.

Bộ thủy sản, NXB Hà Nội

[3] Th.S. Hồ Ngọc Điệp (2006) bản vẽ kỹ thuật ngư cụ. Khao Khai Thác Thủy Sản, Trường đại học nha trang.

[4] Nguyễn Đình Huy (2006) thực trạng khai thác Tôm Hùm và sự tác động của việc khai thác tới nguồn lợi Tôm Hùm ở các vùng trọng điểm thuộc 3 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.

Luận án cao học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại Học Nha Trang, trang 3-14.

[5] Trần Thu Hiền ( 2004) khai thác và nuôi Tôm Hùm ở ấn Độ.

Thông Tin Khoa Hoc Công Nghệ- Kinh Tế Thỷ Sản 4/2004. trang 15-16.

[6] T.S Đào Mạnh Sơn, PGS. T.S Nguyên Chính (2003) Danh mục các loài nuôi biển và nước lợ Việt Nam.. trang 49-53.

DANID Bộ Thủy Sản 2003

Khao Khai Thác Thủy Sản, Trường Đại Học Nha Trang, trang 19-21. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

[8] Mai Như Thúy ( 2004) Nghiên cứu thức ăn cho Tôm Hùm Bông

Luận án cao học ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. Trường Đại Học Nha Trang, Trang 3-5

[9] Nguyễn Thị Bích Thúy (1995) Nghiên cứu đặc điểm Tôm Hùm Bông (Panulius Ornatus Fabricius) ở vùng biển Miền Trung

Luận án cao học Ngành Nuôi Trồng Thủy Sản. trường Đại Học Nha Trang, trang 33-56.

[10] Nguyễn Thị Bích Thúy (1998) Nghiêm cứu các đặc điểm sinh học góp phần bảo vệ Tôm Hùm có giá trị kinh tế ở ven biển Miền Trung.

Đề tài cấp bộ từ năm 1996 – 1998, trang 3, 32-34.

[11] Nguyễn Thị Bích Thúy (2004) Một số đặc điểm sinh học, sinh sản của Tôm Hùm Sỏi

Trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu Khoa Học Công Nghệ (1984- 2004) trang 51-58.

Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản III, Bộ Thủy Sản, NXB Hà Nội.

[12] Nguyễn Thị Bích Thúy (2004) Một số dẫn liệu về ảnh hưởng của điều kiện môi trường lên tôm con, Tôm Hùm Bông (P. Ornatus) ở vùng biển Việt Nam.

Trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu Khoa Học Công Nghệ (1984- 2004) trang 51-58

Trung Tâm Nghiên Cứu Thủy Sản III, Bộ Thủy Sản, NXB Hà Nội. [13] Lê Anh Tuấn (2006) kỹ thuật nuôi Tôm Hùm lồng.

Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản, Đại Hoc Nha Trang, trang 5-6. [14] Bộ Thủy Sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996) trang 470-474.

[15] Bộ Thủy Sản. Nguồn lợi thủy sản Việt Nam (1996) trang 82-100. Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội

[16] Bộ Thủy Sản, Trung Tâm Khuyến Ngư quốc gia (2006) kỹ thuật nuôi Tôm Hùm lồng và các biện pháp phòng trị bệnh. Trang 20-23.

Nhà xuất bản nông nghiệp.

[17] Báo cáo tình hình đặt lồng trụ, chà bẫy khai thác Tôm Hùm giống (2002) Trung Tâm Khuyến Ngư Khánh Hòa.

[18] Báo cáo tổng kết cuối năm của ngành thủy sản các năm 2002-2006, của sở thủy sản Phú Yên-Khánh Hòa, UBND, huyện các xã khảo sát.

a. Sở Thủy Sản Phú Yên f. UBND xã Xuân Hòa b. Sở Thủy Sản Khánh Hòa g. UBND xã Vĩnh Lương c. UBND huyện Sông Cầu h. UBND xã Vĩnh Hòa d. UBND xã Xuân Thịnh i. Thôn Bình Hưng

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

[19] Nguyễn Thị Bích Thúy và Nguyễn Thị Bích Ngọc (2004) Current status and exploítation of wild spiny lobster in Viêt Nam water. Trang 13-20

Proceeding of workshop help at the institute of Oceangraphy, Nha Trang, Viet Nam , july 2004.

Australian cetrer for Internation Agricultural Reseach. Caberra

[20] Kenvin C. Willams, Spiny lobster ecology and exploítation in south China sea region (2004)

Proceeding of workshop help at the institute of Oceangraphy, Nha Trang, Viet Nam , july 2004.

Australia centre for international argricultural reseach caberra 2004, trang 3-12.

[21] www.baophuyen.com.vn

[22] fistenet.gov.vn – điều tra khai thác

[23] http://www.agriviet.com/news_detail664-c68-s67-p0- Phu_Yen:_Vuong_quoc_tom_hum.html [24] www. Hoidonghuongphuyen.com.vn [25] www.khanhhoa invest.com.vn [26] http://www.nongthon.net/apm/modules.php?name=News&file=article&sid=3029

PHỤ LỤC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

MẪU CÂU HỎI TẠI ĐỊA PHƯƠNG CẤP HUYỆN HOẶCPHƯƠNG, XÃ

Tên huyên (phương, xã): ...

Tên người điều tra:...

Chức vụ:...

Thời gian bắt đầu xuất hiện nghề khai thác Tôm Hùm giống tại địa phương:...

...

Các hinh thức thưc khai thác Tôm Hùm giống tại địa phương:...

...

...

Tổng số hộ dân trong phường (xã): ...

Số hộ dân tham gia khai thác Tôm Hùm:... 2004

2005 2006

Số lương tàu thuyền tham gia khai thác Tôm Hùm giống/ tổng số tàu thuyền của xã: 2002

2003 2004 2005 2006

Số lượng Tôm Hùm giống khai thác được tại địa phương qua các năm: 2002 2003 2004 2005 2006

Có bao nhiêu loài. ...

Tỷ lệ các loài ...

Sự phân bố công suất tàu thyền tại địa phương: Theo công suất:...

...

Theo loại nghề:...

...

Vị trí khai thác Tôm Hùm giống tại địa phương:...

...

Nhận xét về nguồn lợi Tôm Hùm trong mấy năm gần đây:...

... ... ... Người điều tra Đinh Xuân Lập

MẪU CÂU HỎI NGƯƠI DÂN THAM GIA

KHAI THÁC TÔM HÙM GIỐNG

Địa điểm hỏi:...

Hình thức khai thác:...

Mùa vụ khai thác: mùa chính từ tháng đến Mùa phú từ tháng đến Số ngày khai thác trong tháng mùa chính: mùa phụ... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời gian khai thác trong ngày: từ đến Số mẻ trong một ngày...

...

Loại tôm khai thác được:...

...

Tỷ lệ các loài khai thác được:...

...

Tỷ lệ chết trong khai thác:...

...

Số người tham gia khai thác:...

Độ sâu ngư trương khai thác:...

Khoảng cách khai thác so với bờ:...

Đặc điểm đáy biển điếm khai thác:...

TRANG BỊ VÀ CẤU TẠO NGƯ CỤ : Công suất tàu:...

Trang thiết bị trên tàu: ...

...

...

Chiều dài lưới...

Kích thước mắt lưới các phần:...

...

Chiều dài giềng phao:...

Chiều dài giềng chì:...

Số lượng phao:... Số lượng quy cách chì: ... ... Các bộ phận khác:... ... ... KỸ THUẬT KHAI THÁC: Kỹ thuật thả lươi:... ... ... ... ...

Kỹ thuật thu lưới:...

...

...

...

...

... ... ... ... Cách sử dụng nguồn sáng:... ... ... ...

Cac tai nan thường gặp khi thu, thả:...

... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

...

Người điều tra

Đinh Xuân Lập

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 81 - 96)