Hình thức khai thác Tôm Hùm giống

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 80 - 81)

d) Mành và mành vây rút chì

3.5.2.Hình thức khai thác Tôm Hùm giống

Trong 6 hình thức khai thác các ngư dân sử dụng khai thác Tôm Hùm hiện nay: Mành, sâm, bẫy, lặn, lưới Nilon và mành vây rút chì. Mỗi hình thức khai thác đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng và tất cả tạo nên một chu trình khép kín, Tôm Hùm giống được đánh bắt từ xa bằng mành, lặn bình hơi, vào đến gần bờ thì bằng bẫy sau đó thì được các ngư dân lặn bắt bộ quanh năm. Ban đêm đa số các ngư cụ khai thác Tôm Hùm hoạt động với nhiều hình thức vào ban ngày các hộ lặn bắt bộ và lưới Nilon lại tiếp tục hoạt động gần như cả ngày.

Với các cách khai thá như trên có thể thấy nguồn giống Tôm Hùm bị khai thác một cách triệt để. Mặt khác tỷ lệ chết của tôm giống khai thác bằng mành và mành vây rút chì là khá cao, con giống có sức khẻo yếu và khi nuôi không đảm bảo, khai thác bằng mành lại là hình thức khai thác chính tại Phú Yên, Khánh Hòa. Chính vì thế đã làm lãng phí một số lượng lớn Tôm Hùm giống một cách vô ích. Và cũng chính việc khai thác có sử dụng nguồn sáng đem lại hiệu quả cao vì nguồn sáng có tác dụng dẫn dụ tôm nhưng tôm khai thác có sử dụng nguồn sáng thường nhỏ và sức khẻo giảm do ảnh hưởng của ánh sáng đèn. Rất có thể đó lại là nguyên nhân chính tạo lên dịch tôm chết hàng loạt trong quá trình ương nuôi. Nguồn giống Tôm Hùm bị lãng phí một cách vô ích, nguy cơ xảy ra dịch bệnh Tôm Hùm khi chọn những con giống có chất lượng kém để ương nuôi là rất lớn và sự rủi ro xảy ra là khó tránh khỏi, điều đó sẽ làm nhu cầu con giống cho người nuôi ngày càng tăng và áp lức đó lại tác động đến người ngư dân khai thác Tôm Hùm. Để thu lời người ta sẽ tìm cách khai thác được nhiều Tôm Hùm nhất mà không cần để ý tới tỷ lệ chết hay chất lượng con giống. Kết quả là nguồn lợi Tôm Hùm sẽ bị cạn kiệt.

Hình thức lặn bắt Tôm Hùm cũng tác động đến nguồn lợi Tôm Hùm theo một cách riêng. Chủ yếu ngư dân lặn bắt ở các rạn, ghềnh đây lại là nơi cư trú ưu thích của Tôm Hùm, chính vì vậy trong quá trình khai thác ngư dân ít nhiều cũng làm ảnh hưởng đến ngư trường sống của tôm.

Hình thức khai thác Tôm Hùm bằng bẫy đá là hình thức đem lại hiếu quả khai thác khá cao, nhưng tác động của hình thác này tới nguồn lợi Tôm Hùm cũng không phải là nhỏ. Đầu tiên phải nói đến đá san hô chết khai thác để dùng làm bẫy làm phá hoại môi trường sống không chỉ của Tôm Hùm mà còn nhiều loài sinh vật khác, thêm vào đó với số lượng giàn bẫy dày đặc, cường độ khai thác lớn mà tác động của giàn đá không chỉ trong thời gian chong đèn mà con cả lúc không chong đèn sẽ lam cho nguồn lợi bị can kiệt.

Nhìn chung với các cách khai thác như hiện nay đều tác động xâu đến nguồn lợi Tôm Hùm nhưng mức độ tác động phụ thuộc phân phần lớn vào sự nhận thức và ý thức bảo vệ của người khai thác.

Một phần của tài liệu tìm hiểu thực trạng nghề khai thác tôm hùmgiống tại hai tỉnh phú yên và khánh hòa (Trang 80 - 81)