Nguồn internet

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)

- Acorus gramineus Tacca plantaginea Acorus calamus

1.Nguồn internet

Ở khu vực nghiên cứu có 12 loài cây thuốc quý hiếm, bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam, thuộc 11 chi, 9 họ của 2 ngành thực vật bậc cao. Cụ thể: ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) có 1 loài thuộc 1 chi, 1 họ; ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có 11 loài thuộc 9 chi, 8 họ. Trong đó: 10 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007), 4 loài có tên trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP và 4 loài trong Danh lục đỏ cây thuốc Việt Nam. Dựa vào bảng trên đã thống kê được:

- Cấp EN – Đang nguy cấp: có 4 loài:

+ Cây Bổ cốt toái - Các cò bẻng (Drynaria fortunei (Kuntz ex Mett.) J. Smith thuộc họ Dương xỉ, dùng để chữa đau dây thần kinh tọa, vôi cột sống; được tìm thấy ở khu rừng tự nhiên thuộc xóm Cao Phong, xã Hợp Tiến.

+ Cây Hoàng tinh cách – Mục cù lì xỉng (Disporopsis longifolia Craib) được dùng làm thuốc bổ và có tác dụng bổ máu. Cây Hoàng tinh hoa trắng này đã đuợc bà Triệu Thị Báo mang từ rừng về nhà trồng và hiện nay đã có củ to.

+ Cây Mã tiền láng – Mã tiền (Strychnos nitida G.Don) thuộc họ Mã tiền, được người dân nơi đây dùng để chữa bệnh đau đầu.

+ Cây Đìa pỉn hỏa xi - Tế hoa petelot (Asarum petelotii O. C. Schmidt.) dùng để chữa bệnh về xương như vôi cột sống, thoái hóa cột sống…

- Cấp VU – Sắp nguy cấp: có 5 loài:

+ Cây Bổ béo đen – Đèng tòn kia (Goniothalamus vietnamensis Ban) thuộc họ Na. Cây này được dùng làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa và có mùi thơm nên dùng trong các bài thuốc để có mùi vị của thuốc nam đặc trưng, dùng rễ chữa vôi cột sống..,

+ Cây Hoa tiên – Đìa pỉn hỏa (Asarum glabrum Merr.) thuộc họ Nam mộc hương, dùng để chữa vôi cột sống, ngâm rượu làm thuốc bổ, dùng để xoa bóp ngoài da khi bị đau lưng, đau xương khớp. Cây Hoa tiên đã được bà Đặng Thị Tam ở xóm Cao Phong - Hợp Tiến, đem từ rừng về nhà trồng. Cây thuốc này cũng hiếm gặp do có nhiều người dân tiến hành khai thác để bán cho những hiệu thuốc nam.

+ Cây Tế hoa petelot – Đìa pỉn hỏa xi (Asarum petelotii O. C. Schmidt.) thuộc họ Nam mộc hương. Cây này hiện chỉ còn ở trên rừng với số lượng không nhiều và được dùng để chữa một số bệnh như vôi cột sống, thoái hóa cột sống.

+ Cây Lá khôi - Đìa sàng phản (Ardisia gigantifolia Stapf.) thuộc họ Đơn nem. Cây lá khôi là cây thuốc quý, được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.

Theo kinh nghiệm của dân tộc Dao, cây Lá khôi được dùng để chữa các bệnh như bệnh gan, giúp hồi phục sức khỏe sau khi sinh, chữa bệnh tim, thiếu máu.

- Cấp K – Biết chưa chính xác, có 3 loài là: Thiên kim dằng, Dây đau xương và Cốt khí củ. Trong đó, cây Cốt khí củ và Dây đau xương được mang từ rừng về nhà trồng; Thiên kim đằng hiện đang có trên Đồi Đèo Cái thuộc xóm Bãi Bông, xã Hợp Tiến.

Trong quá trình thực hiện đề tài ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên, chúng tôi đã nhận thấy nơi đây hiện đang chứa đựng một nguồn gen cây thuốc mọc tự nhiên khá phong phú. Trong đó, đáng chú ý có tới 12 loài cây thuốc thuộc diện đang bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam. Chính vì vậy, cần phải nâng cao ý thức bảo vệ của mọi người để bảo tồn nguồn gen quý hiếm, phục vụ cho công tác chữa bệnh lâu dài của người dân nơi đây.

4.6. Tiêu bản mẫu khô

Kết thúc quá trình điều tra và thu thập mẫu, chúng tôi đã thu được hơn 200 mẫu cây thuốc và tiến hành xác định được tên khoa học của 187 mẫu cây. Sau đó, số mẫu cây này được trình bày trên giấy Duplex khổ 28 x 42 cm. Hiện nay, các tiêu bản mẫu khô cây thuốc của dân tộc Dao ở xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên đang được lưu giữ tại phòng thí nghiệm Sinh học của Khoa Khoa học Sự sống – trường Đại học Khoa học.

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 45 - 48)