Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)

- Acorus gramineus Tacca plantaginea Acorus calamus

4.3. Đa dạng về môi trường sống của thực vật làm thuốc

Để phục vụ cho công tác bảo tồn các loài cây thuốc ở khu vực nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành đánh giá sự đa dạng về môi trường sống của các cây thuốc. Việc phân chia các loại môi trường sống được căn cứ vào địa hình, đất đai, khí hậu, nơi mà cây thuốc đó phát triển. Có các dạng môi trường sau:

Sống ở đồi (Đ): Cây sống ở đồi, đồi hoang, trảng bụi, chân đồi. Sống ở vườn (K): Cây sống ở vườn, bờ ao, quanh làng bản. Sống ở rừng (R): Cây sống ở rừng rậm, rừng thứ sinh, ven rừng.

Sống ở ven suối (Vs): Cây sống ở gần nơi nước chảy, ven khe suối, nơi ẩm ướt.

Bảng 4.7. Sự phân bố cây thuốc theo môi trường sống ở KVNC TT Môi trường sống Số loài Tỷ lệ % so với tổng số loài

1 Sống ở đồi 82 43,85

2 Sống ở vườn 74 39,57

3 Sống ở rừng 42 22,46

4 Sống ở ven suối 14 7,49

Biểu đồ 4.2. Sự phân bố các loài cây thuốc theo môi trường sống

Dựa vào biểu đồ 4.2 và bảng 4.7 cũng như những khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy, môi trường sống của các loại cây thuốc ở khu vực nghiên cứu là rất phong phú, trong đó những cây thuốc được phân bố trên các đồi hoang, trảng bụi, chân đồi và ở đồi là chủ yếu, chiếm 43,85% tổng số các cây thuốc đã thu được. Với địa hình hiện nay tại khu vực nghiên cứu và do diện tích rừng bị thu hẹp, thay vào đó là các đồi bị bỏ hoang hoặc được trồng thay thế các cây khác, nên các cây thuốc còn chủ yếu mọc hoang trên các đồi.

Môi trường sống ở quanh bản làng, vườn nhà có 74 cây, chiếm tỷ lệ 39,57%. Hiện nay, do ý thức của người dân nơi đây chưa cao, đốt rừng làm nương rẫy vẫn còn rất phổ biến, việc làm đó đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng đối với các loài cây

thuốc. Trong quá trình điều tra và phỏng vấn các ông lang, bà mế, chúng tôi thấy rằng, các loài cây thuốc trước kia họ có thể tìm thấy dễ dàng trong các khu rừng như: Đìa sàng phản – Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.) được bà Triệu Thị Báo tại xóm Cao Phong mang từ rừng về trồng và bà còn cho biết rằng hiện nay ở trong rừng không thể tìm thấy được cây lá khôi này nữa; cây Cốt khí củ - Hùng lìn đòi (Reynoutria japonica Houtt.) cũng được bà đem về trồng trong vườn nhà. Hay các cây khác như Đìa pỉn hỏa – Hoa tiên (Asarum glabra Merr.) được bà Đặng Thị Tam ở xóm Cao Phong mang từ rừng về nhà trồng.

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w