Đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1 Đa dạng các bậc taxon của nguồn tài nguyên cây thuốc

4.2.Đa dạng về dạng sống của thực vật làm thuốc

Trong quá trình điều tra, chúng tôi đã thu thập được 187 loài cây thuốc với sự phong phú về các kiểu dạng sống khác nhau. Để thuận lợi cho quá trình điều tra, chúng tôi đã phân loại dạng sống của các cây thuốc theo phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn như sau:

Me: Gỗ trung bình (8m – 25 m) Hp: Kí sinh, bán kí sinh

Mi: Gỗ nhỏ (2m – 8m) Lp: Dây leo

Na: Bụi, nửa bụi, bụi trườn, dây hóa gỗ cao tối đa 2m Th: Cây cỏ

Dưới đây là bảng thống kê số lượng các dạng sống của cây thuốc được các ông lang, bà mế người dân tộc Dao sử dụng làm thuốc chữa bệnh:

Bảng 4.6. Sự đa dạng về dạng sống của các loài cây thuốc ở KVNC

Dạng sống Thân thảo (Th) Cây bụi (Na) Dây leo (Lp) Gỗ nhỏ (Mi) Gỗ trung bình (Me) Cây kí sinh (Hp) Số lượng loài 69 60 36 14 4 4 Tỷ lệ (%) 36,90 32,09 19,25 7,49 2,14 2,14

Dựa vào bảng trên ta thấy: phần lớn các cây thuốc được người Dao sử dụng là dạng cây thân thảo (Th), với 69/187 loài, chiếm 36,90% so với tổng số loài cây thuốc thu được và tập trung chủ yếu trong họ Hoa mõm chó (Scrophulariaceae), họ Gừng (Zingiberaceae)…Tiếp đến là dạng thân bụi (Na) với tỷ lệ 32,09% so với tổng

số loài cây thuốc, tập trung chủ yếu ở các cây trong ngành Mộc lan thuộc lớp Hai lá mầm, đại diện là họ Đậu (Fabaceae).

Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ các dạng sống của cây thuốc ở KVNC

Dạng cây leo xếp vị trí thứ 3 sau cây thân thảo và thân bụi với tỷ lệ 19,25%. Dạng cây này tập trung chủ yếu trong các cây thuộc họ Tiết dê (Menispermaceae) được dùng để chữa nhiều bệnh nan y như u nang buồng trứng, viêm đa khớp…

Khi xét đến dạng cây thuốc thuộc thân gỗ, trước hết ta có thể nhận thấy ngay trong biểu đồ về số lượng các dạng cây gỗ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong đó, cây gỗ nhỏ có 14 loài, chiếm tỷ lệ 7,49% so với tổng số cây thuốc mà chúng tôi thu thập được, dạng cây này chủ yếu tập trung trong họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) được dùng để chữa các bệnh như đau lưng, nhức mỏi… ngoài ra còn có trong các họ như họ Na (Annonaceae), họ Dâu tằm (Moraceae)... Tiếp đến là cây gỗ trung bình với số lượng 4 loài, chiếm tỷ lệ 2,14%. Đây cũng là loại cây chiếm tỷ lệ thấp. Dạng cây kí sinh cũng là dạng cây ít được người Dao tại khu vực nghiên cứu sử dụng làm thuốc, chỉ chiếm 2,14% và chỉ có 4 loài là Bổ cốt toái – Các cò bẻng (Drynaria fortunei

(Kuntz ex Mett.) J. Smith) thuộc họ Dương xỉ (Polypodiaceae), Dây lưỡi lợn – Đìa pỉn (Hoya parasitica (Roxb.) Wall. ex Wight)) thuộc họ Thiên lý (Asclepiadaceae), cây Tơ xanh lông – Mầu con xu (Cassytha capillaris Meisn.) thuộc họ Long não (Lauraceae), cây San hô núi (Erythrorchis ochobiensis (Hayata) Garay) thuộc họ Lan (Orchidaceae).

Như vậy, vấn đề sử dụng các dạng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của người dân tộc Dao tại xã Hợp Tiến là rất phong phú và đa dạng. Việc sử dụng những cây thuốc này chủ yếu tập trung vào những cây dễ thu hái như cây thân thảo (Th) hoặc cây bụi thấp hay cây gỗ nhỏ, dạng cây leo với tỷ lệ khác nhau trong tổng số cây thuốc thu được.

Đìa đủa – San hô núi - Erythrorchis ochobiensis Ùng oày – Sa nhân trứng - Amomum ovoideum

Tồng lồng xi – Trọng đũa (Ardisia crenata) Sập xui thăn – Thu hải đường lá lông - Begonia rex)

Tằng toày huây – Phòng kỷ - Aristoloshia tagala Chầu pìa – Nấm linh chi Ganoderma lucidum

Sìn bầu đú – Thạch xương bồ Nọ ngheng đòi – Hồi đầu Sìn bầu đú – Thủy xương bồ

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 26 - 28)