Vấn đề sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở KVNC

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 33)

- Acorus gramineus Tacca plantaginea Acorus calamus

4.4.Vấn đề sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở KVNC

12 Vidalasia tonkinensis (Pitard) Tirveng Vĩ đà la Vèng lâm đẻng 13Heydiotis pilulifera (Pitard) T N NinhAn điền nónXào công huây

4.4.Vấn đề sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc Dao ở KVNC

Trong quá trình điều tra, thu thập thông tin, chúng tôi nhận thấy kinh nghiệm sử dụng các loài cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của dân tộc Dao rất đặc sắc. Đặc biệt, trong ngôn ngữ của người Dao ở địa phương, có nhiều cây được sử dụng làm thuốc thì hầu như đều được gắn với từ “mia”, ví dụ như: cây Kia mia – Quyển bá có móc (Selagiella uncinata (Desv.) Spring), cây Pho mia – Ráng bông giun (Helminthostachys zeylanica (L.) Hook), cây Cành chìn mia – Bán tự lông (Hemigraphis hirsuta T. Anders.), cây Cầm mia – Đơn đỏ gọng (Cyathula prostrata (L.) Blume), Phàn nhỏ mia - Thông thiên liên (Tylophora koi Merr.), cây Tùng giày mia – Cỏ cứt lợn (Ageratum conyzoides L.)… Ngoài ra, người dân tộc Dao còn gọi tên cây theo tác dụng chữa bệnh như cây có từ “pho” có nghĩa là phá, ví dụ như cây Pho mia – Ráng bông giun (Helminthostachys zeylanica (L.) Hook) có tác dụng phá vỡ những hạch mụn, hạch ở người. Cây có từ “trụ” có nghĩa là viêm, như cây Trụ ủi mia – Tu hùng nhẵn (Pogostemon glaber Benth.) có tác dụng chữa viêm nhiễm bị sưng tấy nổi mụn. Một số cây còn được gọi theo hình dạng mà chúng giống như cây Ngồng quảy mia – Cao hùng hẹp (Elatostema lineolata

Wight) giống con cua (“quảy” theo tiếng Dao là con cua), Đẻng mò hây – Cối xay (Abutilon indicum (L.) Sweet) (“hây” theo tiếng Dao có nghĩa là gạo). Theo kinh nghiệm sử dụng thuốc từ lâu năm của các ông lang, bà mế người Dao ở Hợp Tiến, họ còn chú ý đặc biệt tới hai cây thuốc đó là Đìa chủn – Đìa đụn (Heliciopsis lobata

(Merr.) Sleum), (“Chủn” có nghĩa là đuổi) và cây Đìa sản – Thanh phong hoa nhỏ (Sabia parviflora Wall. ex Roxb.), (“sản” có nghĩa là xuất ra ngoài). Hai cây này có mặt trong hầu hết các bài thuốc chữa bệnh của họ, với quan niệm chúng có tác dụng đuổi hết bệnh tật ra ngoài.

Ngoài ra, những cây thuốc có màu sắc như thế nào sẽ được họ sử dụng trong việc chữa bệnh như thế đó. Ví dụ: cây Tồng lồng xi – Trọng đũa (Ardisia crenata

Sims) có lá và rễ màu đỏ tương ứng với từ “xi” trong tên cây được sử dụng để chữa bệnh thiếu máu với bộ phận có thể sử dụng là lá hoặc rễ, cây Sung xi – Gừng đỏ (Zingiber purpereum Rosc.) có củ màu đỏ cũng được các ông lang bà mế sử dụng củ để chữa đau bụng kinh và điều hòa kinh nguyệt của phụ nữ. Ngoài những công dụng kể trên, các cây thuốc được đặt tên theo màu sắc như cây Quyền giầm xi – Huyết dụ chữa bệnh về tiêu hóa, cây Xạ phàn xi – Hồng trai chữa mụn nhọt.

Bên cạnh đó, việc sử dụng các từ ngữ với các đặc điểm của các cây gắn liền với bộ phận của cây được sử dụng để chữa bệnh như những cây có từ “ đòi” có nghĩa là củ sẽ dùng củ để chữa bệnh, ví dụ cây Hùng lìn đòi – cốt khí củ

(Reynoutria japonica Houtt.) dùng củ để chữa bệnh ung thư dạ con, cây Đèng còn đòi – Bổ béo mềm (Gomphandra mollis Merr.) sử dụng củ để chữa đau xương khớp

và giải nhiệt, cây Kèng chìn đòi – Thiên kim đằng (Stephania japonica (Thunb.) Miers) dùng củ để chữa đau bụng và u nang buồng trứng, cây Nọ ngheng đòi – Hồi đầu (Tacca plantaginea (Hance) Drenth) dùng củ để chữa táo bón. Đây là dấu hiệu riêng để nhận biết các cây có tác dụng làm thuốc thông qua tên gọi của người Dao.

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 32 - 33)