Đa dạng về cách chế biến cây thuốc của người dân tộc Dao

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

- Acorus gramineus Tacca plantaginea Acorus calamus

12 Vidalasia tonkinensis (Pitard) Tirveng Vĩ đà la Vèng lâm đẻng 13Heydiotis pilulifera (Pitard) T N NinhAn điền nónXào công huây

4.4.2. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc của người dân tộc Dao

Tùy vào loại bệnh mà người dân tộc Dao ở Hợp Tiến – Đồng Hỷ - Thái Nguyên có những cách chế biến thuốc khác nhau sao cho có hiệu quả nhất. Để đánh giá tính đa dạng trong cách chế biến cây thuốc của người Dao, có thể chia ra:

Dùng khô (K): các bộ phận có thể được để nguyên với cây nhỏ hoặc băm nhỏ, phơi khô, sao vàng hoặc không sao đem nấu nước hoặc ngâm rượu uống hay xoa bóp ngoài da.

Dùng tươi (T): các bộ phận sau khi lấy về, còn tươi nguyên đem tắm, xông hơi, giã bọc, hoặc vò nước uống.

Bảng 4.11. Đa dạng về cách chế biến cây thuốc của người Dao TT Cách dùng Số loài Tỷ lệ ( % ) so với tổng số loài

1 Tươi 127 67,91

2 Khô 125 66,84

Dựa vào bảng số liệu trên ta thấy, việc chế biến cây thuốc chữa bệnh của người dân tộc Dao có hai phương thức là dùng tươi hoặc dùng khô. Tuy nhiên, với mỗi loài cây thuốc họ lại có cách chế biến riêng. Phần lớn những loài cây dùng củ để chữa bệnh có cách chế biến dùng khô là chủ yếu, chúng vừa được sử dụng để ngâm uống hay để xoa bóp ngoài da. Những cây này thường chữa các bệnh như ung thư dạ con, các bệnh về xương khớp, các bệnh về thận… Còn các cây dùng lá và thân sẽ có cách chế biến tươi là chủ yếu và được dùng theo phương thức tắm và xông hơi để chữa khỏi bệnh.

Trong khi điều tra, chúng tôi thấy cách chữa bệnh của người dân tộc Dao khác hẳn với cách chữa bệnh của người dân tộc khác. Theo người Kinh, khi bị cảm cúm, ho, nhức đầu sẽ thường kiêng nước và dùng thuốc đến khi khỏi thì dùng một nồi nước lá để xông hơi cho thoát hết mồ hôi chứa chất độc ra ngoài. Nhưng người Dao, khi bị những căn bệnh trên, họ chỉ cần lấy những cây thuốc về đem đun nước và tắm thường xuyên mỗi ngày. Có người chỉ cần một nồi là khỏi ho, khỏi cảm cúm,

cũng có người cần hai đến ba nồi là có thể khỏi (theo trả lời phỏng vấn của bà Đặng Thị Tam, xóm Cao Phong, xã Hợp Tiến, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên).

Một phần của tài liệu điều tra cây thuốc được sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc dao ở xã hợp tiến, huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w