Phân tích khả năng thích ứng của người dân đối với xâm nhập mặn

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 60 - 62)

Ở Việt Nam, mặc dù mục tiêu ưu tiên của đất nước là đạt được sự tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng chính phủ cũng nhận thức được rằng, kiểm soát và giảm hậu quả

của BĐKH cũng là một vấn đề then chốt và đã phát triển một số kế hoạch hành động cho việc phòng chống và khắc phục các hiểm hoạ do BĐKH gây ra. Tuy nhiên, kế

hoạch hoạt động đó mới chỉ tập trung vào những điều kiện khí hậu khắc nghiệt của khí hậu trước mắt hơn là phản ứng với BĐKH tương lai, kể cả những thiên tai và những bất ổn có thể làm tổn hại đến sự phát triển bền vững lâu dài của đất nước.

Đểđối phó với xâm nhập mặn tại các vùng ven biển ngập nước, chính phủ cũng

đã chỉđạo bà con nông dân thực hiện nhiều biện pháp phòng chống như: xây dựng các hệ thống đê, mương, các công trình điều tiết và phân lũ, theo dõi bản tin dự báo thời tiết mỗi ngày… được sự chỉ đạo của nhà nước, huyện Cần Giờ cũng đã áp dụng và thực hiện hai mô hình vào sản xuất: tôm lúa luôn vụ và chuyên canh hai vụ lúa.

Khi được hỏi về các biện pháp thích ứng đối với tình hình xâm nhập mặn ởđịa phương đã và đang áp dụng như mô hình đắp đê chuyên canh 2 vụ lúa và mô hình tôm lúa luôn vụ thì có tới 73% người dân (34/60 hộ) biết về 2 mô hình này.

Bảng 4.16. Quan Điểm Thực Hiện Biện Pháp Thích ứng Với Xâm Nhập Mặn Của Người Dân

Mô hình Số hộ Tỷ lệ (%)

Luôn canh lúa 2 vụ 7 12%

Tôm lúa luôn vụ 53 88%

Nguồn: Thu thập và tính toán tổng hợp Trước tình hình xâm nhập mặn diễn ra ngày càng gay gắt, có tới 88% số hộ dân (53/60 hộ) vẫn quyết định duy trì mô hình tôm lúa luôn vụ bởi vì mô hình này mang lại thu nhập rất là cao và ổn định đồng thời vào mùa khô người dân không chủ động giữ được nước ngọt để trồng lúa 2 vụ nên mô hình tôm lúa luôn vụ là thích hợp nhất. Vào mùa khô, từ tháng 1 - 6 hàng năm, người dân tận dụng nguồn nước nhiễm mặn để

nuôi trồng thuỷ sản, tôm giống thả chủ yếu là tôm thẻ chân trắng và tôm sú với thời gian nuôi 4,5 tháng là có thể thu hoạch. Trong điều kiện thời tiết thuận lợi, trồng lúa theo mô hình tôm lúa luôn vụ năng suất lúa bình quân đạt 2,7 – 3 tấn/ ha (năm trúng mùa), cao hơn 0,5 tấn so với chuyên canh lúa 2 vụ. Loại giống gieo trồng ở đây chủ

yếu là OM1490, OM3536, nhỏ đỏ và IR64, giá giống rất rẻ mà khả năng chống chịu mặn của giống lúa này rất cao. Khi trồng lúa theo mô hình này, chi phí đầu tư giảm rất nhiều vì ít sử dụng phân bón, và tuyệt đối không dùng thuốc BVTV. Mô hình tôm lúa luôn vụ phù hợp với điều kiện tự nhiên để phát triển nông nghiệp trên địa bàn toàn huyện, ban lãnh đạo huyện chỉ đạo bà con nông dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi cho phù hợp với tình hình nhiễm mặn tại địa phương.

Bảng 4.17. Năng Suất Tôm Từ Năm 2005 Đến Năm 2010 của Huyện Cần Giờ

ĐVT:Tấn/ha

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010

NS 2,0 2,3 2,1 2,6 2,72 2,9 Nguồn: Phòng thống kê huyện Cần Giờ

Từ bảng 4.17 ta thấy năng suất của tôm qua các năm. Kế hoạch phát triển trên

địa bàn huyện vẫn tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp trong đó nuôi tôm chân trắng và nuôi tôm sú là mô hình chăn nuôi chính vào mùa khô. Từ

tháng 8 cho đến tháng 12 kết hợp với trồng lúa để đảm bảo ổn định lương thực cho người dân.

Còn về mô hình luôn canh lúa 2 vụ thì người dân đã dần từ bỏ chỉ còn 12 % số

hộ (7/60 hộ) thực hiện, đây là những hộ có độ tuổi cao đã gắn bó với nghề trồng lúa từ

rất lâu đồng thời cũng là những hộ bị hạn chế về vốn đầu tư ao nuôi tôm không có khả

năng áp dụng được mô hình lúa tôm luôn vụ.

Khi áp dụng mô hình này thì năng suất lúa đạt được qua các vụ rất bấp bênh bởi vì biện pháp đối phó ởđây chỉ là đắp đê giữ nước ngọt nhưng mực nước biển hàng năm đều tăng lên đáng kể, các công trình thuỷ lợi nhưđê bao, mương, cống đều đã cũ

và chưa được đầu tư tu sửa, nước mặn rò rỉ và xâm nhập sâu hơn vào nội đồng. Lúa là cây trồng chịu mặn kém nếu trồng luôn canh 2 vụ lúa thì năng suất đạt được trong vụ

Bảng 4.18. Năng Suất Trung Bình Của Hộ Dân Trồng Lúa Luôn Canh 2 Vụ Năm 2009 – 2010 ĐVT: Tấn/ha Năng suất Vụ tháng 5 Vụ tháng 10 Năm 2009 1,6 2,00 Năm 2010 0,95 1,7 Nguồn: Phòng NN& PTNT Trồng 2 vụ lúa trong năm, thì chỉ có vụ tháng 10 là cho năng suất cao còn vụ

tháng 5 thì người dân trồng với mục đích làm phụ thêm, không muốn đất canh tác bị

bỏ hoang và cũng hạn chế việc chăm sóc, bón phân, xịt thuốc…

Đối với mô hình chuyên canh lúa còn một số hạn chế: thời gian cho đất nghỉ ít, suy giảm độ màu mỡ, năng suất bấp bênh, mầm mống sâu bệnh,… đặc biệt tình hình xâm nhập mặn đang trầm trọng, tạo cho địa phương nhiều thách thức (canh tác nông nghiệp gặp khó khăn..)

Phát triển kinh tế đang là mục tiêu số một của huyện nên việc chỉ đạo chuyển

đổi cơ cấu nông nghiệp là thích hợp. Việc luân canh nuôi tôm, trồng lúa vừa giải quyết

được vấn đề ô nhiễm và nhiễm mặn, vừa nâng cao năng suất mang lại thu nhập cao và

ổn định cho người dân nên huyện quyết định mở rộng và áp dụng mô hình này trên địa bàn các xã An Thới Đông, Bình Khánh, Tam Thông Hiệp. Đồng thời, cũng đầu tư xây dựng củng cố các hệ thống đê, cống thoát nước, mương… để giữ nước ngọt dùng cho sinh hoạt và tưới tiêu trong nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)