Huyện Cần Giờ nằm trong vùng cửa sông, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ
bán nhật triều từ biển Đông truyền vào, các sông rạch của huyện đều đóng vai trò “kênh dẫn triều” đưa nước mặn xâm nhập khắp địa bàn huyện làm cho khối nước mặt
ởđây quanh năm bị mặn. Độ mặn trung bình 18‰ xuất hiện thường xuyên ở Cần Giờ, thường ở nông trường Phú Nhuận (Sông Dừa), nông trường Quận 8 (sông Lòng Tàu), giữa nông trường Quận 10 và Quận 11 (sông Vàm Sát) và khoảng 3 km về phía Nam Lý Nhơn (sông Soài Rạp), lên cao nhất là mũi Nhà Bè trong tháng 4 và có thể tận ra mũi Cần Giờ trong những cơn lũ tháng 9 hoặc tháng 10; độ mặn 4‰ chỉ xuất hiện trong các thàng mùa mưa đều đầu mùa khô từ tháng 5 đến tháng 7 chiếm diện tích lớn lãnh thổ phía Tây Bắc, bao gồm xã Bình Khánh, một phần xã Lý Nhơn.
Trong 5 năm trở lại đây, mặn đã xâm nhập sâu vào nội đồng, diễn biến ngày càng phức tạp. Có nhiều nơi thuộc địa bàn xã Bình Khánh, An Thới Đông, Lý Nhơn… trước kia mặn xâm nhập không đáng kể, người dân vẫn có thể canh tác lúa, trồng cây
ăn trái và chăn nuôi trên diện tích rộng. Vậy mà giờ đây, diện tích đất nông nghiệp phải bỏ trắng vì mặn, bà con nông dân buộc phải thu hẹp diện tích trồng lúa để chuyển sang nuôi trồng thủy hải sản cho phù hợp với đất mặn. Huyện cũng chỉ đạo đưa ra nhiều biện pháp chống mặn nhưng đều không mang lại hiệu quả. Vào các tháng cuối năm nồng độ mặn tại các cống gia tăng đột biến kéo dài suốt 6 tháng (bắt dầu từ cuối tháng 12 kéo dài cho tới tháng 05), đặc biệt là vào tháng 03/2010 độ mặn đã tăng cao nhất ảnh hưởng tới các vùng nuôi trồng thủy sản và lúa.
Bảng 4.1. Kết Quả Quan Trắc Độ Mặn Vùng Nuôi Cần Giờ (Tháng 03/2010) Khu vực Độ mặn (‰) Xã Bình Khánh Bông Giếng 15 Rạch Đước 12 Xã An Thới Đông Kinh Bà Tổng 15 Kinh Hốc Hỏa 19 Xã Tam Thông Hiệp Tắc Tây Đen 15 Rạch Đước 15 Xã Lý Nhơn Doi Tiều 21 Rạch Gốc Tre 24 Cống T3 19 Nguồn: Trạm thủy sản An Nghĩa Trong suốt 6 tháng mặn, trạm thủy sản An Nghĩa liên tục theo dõi diễn biến mặn để có thể cung cấp thông tin cho người dân trong việc nuôi trồng thủy sản và canh con nước khi tới tháng ngọt để lấy nước vào đồng tiếp tục trồng lúa. Đối với lúa, diện tích đất canh tác ngày càng mặn thì chỉ trồng được 01 vụ trong một năm. Cây lúa có khả năng chịu mặn rất kém, chỉ cần đất nhiễm mặn là năng suất lúa sẽ suy giảm. Độ
mặn càng cao, năng suất càng giảm
Bảng 4.2. Mối Quan Hệ giữa Độ Mặn và Sự Suy Giảm Năng Suất Lúa
Độ mặn (‰) Mức năng suất giảm (%)
1 30
2 - 3 65 - 70
4 - 5 Toàn bộ
Nguồn: Nguyễn Thị Anh Thư, 2010 Từ bảng 4.2 chỉ ra rằng năng suất lúa sẽ bị suy giảm theo độ mặn, ởđộ mặn 1‰ năng suất lúa sẽ giảm 30% , với độ mặn từ 2 – 3 ‰ lúa sẽ bị giảm hơn nửa năng suất
(70%). Còn nếu đất trồng lúa bị nhiễm mặn từ 4 – 5 ‰ thì lúa sẽ bị mất trắng hoàn toàn.
Với tình trạng biến đổi khí hậu nghiêm trọng và phức tạp như hiện nay thì những năm tiếp theo mức độ xâm nhập mặn sẽ ngày càng cao hơn, diễn biễn sẽ ngày càng phức tạp hơn và nó sẽ trở thành vấn đề nan giải khó có thể giải quyết được nếu như không có những biện pháp phù hợp đểđối phó và khắc phục ngay từ bây giờ.