Hiệu quả nuôi tôm

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 52 - 60)

Quá trình xâm nhập mặn đã gây thiệt hại rất lớn đối với năng suất cây trồng, hệ

sinh thái, nguồn nước sinh hoạt và sức khỏe của người dân. Đất không thể bỏ hoang, bà con nông dân phải chuyển đổi cơ cấu cây trồng sang nuôi trồng thủy sản chủ yếu là nuôi tôm. Tác giả đã tiến hành thu thập số liệu và tính toán hiệu quả của nuôi tôm khi mà mặn xâm nhập.

a) Phân tích những nhân tốảnh hưởng đến năng suất của tôm

Tương tự như hàm năng suất lúa ta cũng xây dựng được hàm năng suất tôm với các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất như mật độ thả, công lao động, lượng thức ăn, kinh nghiệm và số năm mà địa phương bị nhiễm mặn

Xác định mô hình

Như đã trình bày ở Chương 3, mô hình được xây dựng là dạng hàm Cobb- Douglas như sau:

Y=ea * X11 * X22 * X33 * X44 * X55 * e

Mô hình (3) được chuyển về dạng log – log:

LnNS = a+α1LnTA+α2LnMDO+α3LnKN+α4LnCONGLD +α5LnNAMNM+ (4)

Ước lượng các thông s ca mô hình

Mô hình hàm năng suất của tôm nuôi được ước lượng bằng số liệu của 60 hộ

điều tra về những thông tin về tình hình nuôi tôm. Bằng phần mềm Ewiews 4.0, các thông số của mô hình đã được ước lượng và trình bày trong Bảng 4.12

Bảng 4.12. Các Thông SốƯớc Lượng Của Hàm Năng Suất Tôm

Biến số Hệ sốước lượng Trị số t P_value

LnTA 0,37*** 4,36 0,0001 LnMDO 0,314*** 2,7 0,0094 LnKN 0,116* 1,84 0,0709 LnCONGLD 0,186* 1,70 0,0931 LnNAMNM 0,172* 1,74 0,0872 Hằng số 2,773*** 6,27 0,0000

Nguồn: Kết quảước lượng Chú thích: *, **, *** là kí hiệu có ý nghĩa thống kê ứng với mức α = 10%, 5%,1%

Hệ số xác định của mô hình R – squared = 0,83 Durbin-Watson stat = 1,8

F-statistic = 54,58

Prob(F-statistic) = 0,0000

Qua kết quảước lượng, phương trình hàm năng suất tôm được viết lại như sau: Ln(NS)=2,773+0,37*Ln(TA)+0,314*Ln(MDO)+0,116*Ln(KN)+0,186*Ln(CO NGLD) + 0,172*LnNAMNM

Tiếp đến xem mô hình có vi phạm các giả thiết hay không ta cũng phải tiến hành kiểm định.

Kim định các gi thiết ca mô hình

R2 = 0,83 cho thấy 83% mức độ biến thiên của biến phụ thuộc được giải thích bởi mô hình.

- Kiểm định Fisher: Khi đã xác định được mô hình thì phải kiểm tra xem mô hình

đã thực sự có ý nghĩa thống kê hay không, kiểm định F sẽ cho ta thấy điều này. Từ kết xuất Eview ta có F-staistic =54,58 và Pro(F-statistic) = 0,0000 < 0,1

=> Bác bỏ giả thuyết H0 nghĩa là sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi

Kim định đa cng tuyến

Tương tự như hàm năng suất lúa để kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến có tồn tại trong mô hình hay không ta cũng chạy mô hình hồi quy phụ giữa các biến độc lập sau đó so sánh hệ số xác định của các mô hình hồi quy phụ (R2aux) với mô hình gốc. Nếu R2aux lớn hơn R2 của mô hình gốc thì ta kết luận có hiện tượng đa cộng tuyến. Và ngược lại thì sẽ không có hiện tượng đa cộng tuyến.

Bảng 4.13. Hệ Số Xác Định R2aux Của Mô Hình Bổ Sung

Các biến Hệ số xác định (R2) Kết luận

LnNS 0,83 Mô hình gốc

LnTA 0,67 Không xảy ra đa cộng tuyến

LnMDO 0,60 Không xảy ra đa cộng tuyến

LnKN 0,42 Không xảy ra đa cộng tuyến

LnCONGLD 0,57 Không xảy ra đa cộng tuyến

LnNAMNM 0,44 Không xảy ra đa cộng tuyến

Nguồn: Kết quảước lượng Như vậy dựa vào bảng 4.13 ta có thể kết luận rằng mô hình không vi phạm hiện tượng đa cộng tuyến.

Hin tượng phương sai không đồng đều

Cũng giống như hàm năng suất lúa ta kiểm tra hiện tượng này thông qua kiểm

định White- test với 2 giả thiết sau:

H0: Không có hiện tượng phương sai không đồng đều H1: Có hiện tượng phương sai không đồng đều

Với mức ý nghĩa α = 10% cho trước, từ kết quả mô hình hồi qui nhân tạo ở phụ

F-Statistic = 1,577, Probability = 0,109

Obs*R-squared = 26,836, Probability = 0,139

Với mức ý nghĩa α = 10% chưa đủ chứng cứ để bác bỏ giả thiết H0 (không có hiện tượng phương sai không đồng đều) vì P-value = 0,139 > α = 10%. Vậy không xảy ra hiện tuợng phương sai không đồng đều

Hin tượng t tương quan

Tự tương quan là hiện tượng mà một số hạng sai số của một mẫu quan sát cụ

thể nào đó của tổng thể, có quan hệ tuyến tính với một hay nhiều các số hạng sai số

của các mẫu quan sát khác trong tổng thể.

Đặt giả thuyết:

H0: ρ1 = 0 (Không có hiện tượng tự tương quan) H1: ρ1≠ 0 (Có hiện tượng tự tương quan)

Bằng phần mềm Eview ta thực hiện kiểm tra hiện tượng tương quan chuỗi bằng LM Breusch – Godfrey Test.

Từ bảng kết xuất mô hình tại phụ lục 12 ta thấy LM = Obs*R-squared = 0,253 Prob(Obs*R-squared = 0,253) = 0,614 > α = 10%, nên ta chấp nhận H0, có nghĩa là không tồn tại tương quan chuỗi.

Gii thích ý nghĩa ca mô hình Bảng 4.14. Kiểm Tra Kỳ Vọng Dấu Của Mô Hình Các biến Dấu kì vọng Dấu ước lượng LnTA (+) (+) LnMDO (+) (+) LnKN (+) (+) LnCONGLD (+) (+) LnNAMNM (+) (+)

Nguồn: Kết quảước lượng Từ bảng 4.14 tất cả các biến ước lượng đều phù hợp với kì vọng dấu và có quan hệđồng biến với năng suất tôm.

LnMDO = 0,314: Khi chưa đạt mức ngưỡng, nếu tăng mật độ nuôi lên 1% sẽ

làm tăng năng suất tôm 0,314% và ngược lại khi mật độ tôm thả quá nhiều tăng lên thêm 1% thì năng suất tôm sẽ giảm xuống 0,314%, xét trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Cụ thể khi tăng 1 đơn vị thì năng suất sẽ tăng 40,14kg/ha

LnKN = 0,116: Khi tăng 1% số năm kinh nghiệm và giữ cho các yếu tố khác không thay đổi năng suất tăng 0,116%. Cụ thể khi kinh nghiệm nuôi tôm tăng lên 1 năm thì năng suất sẽ tăng 23,48kg/ha

LnCONGLD = 0,186: Với mức ý nghĩa 1% thì khi tăng 1% công chăm sóc năng suất sẽ tăng lên 0,186% trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Trong trường hợp cụ thể nếu tăng 1 ngày công lao động thì năng suất tôm sẽ tăng 8,23 kg/ha.

LnNAMNM = 0,172: Nếu số năm địa phương bị nhiễm mặn tăng lên 1% năng suất tôm tăng lên 0,172%, các yếu tố khác không thay đổi. Trong trường hợp cụ thể

nếu năm nhiễm mặn tăng lên 1 năm thì năng suất sẽ tăng 188,91 kg/ha

Nhn định v kết qu phân tích

Từ cácphân tích và kết quả hồi quy trên ta thấy năng suất tôm nuôi là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển nghề nuôi. Khi năng suất tăng lên nghĩa là thu nhập của người nuôi cũng tăng lên, đó là một động lực để người dân địa phương chú trọng

đầu tư vào việc nuôi tôm.

Năng suất tôm không chỉ phụ thuộc vào năm yếu tố phân tích ở trên mà còn phụ

thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như khuyến ngư, chất lượng nguồn nước, chất lượng giống. Nhưng do điều kiện thời gian có hạn tôi không phân tích hết được những yếu tố

tác động về mặt môi trường và xã hội đến năng suất tôm nuôi. Ở đây tôi chỉ phân tích một vài yếu tố như trên, mặc dù mới chỉ phân tích được 1 phần nhỏ trong nội dung nghiên cứu song từđó cũng thấy được những khó khăn còn tồn tại trong việc nâng cao năng suất, nâng cao kết quả, hiệu quả sản xuất.

Như vậy, qua kết quả phân tích hồi quy trên tôi nhận thấy: việc nâng cao năng suất tôm cần chú trọng đầu tư vào yếu tố công lao động để chăm sóc tôm nuôi, lượng thức ăn phải đầy đủ, mật độ thả tôm giống theo đúng tiêu chuẩn và đặc biệt là tận dụng thời gian nước mặn để nuôi tôm.

b) Hiệu quả nuôi tôm

Hàm sản xuất cho 1ha tôm nuôi của hộđược viết lại như sau:

NS = e2,773 * TA0,37 * MDO0,314 * KN0,116 * CONGLD0,186 * NAMNM0,172 Tiến hành cốđịnh các biến bằng cách lấy giá trị trung bình:

NS =2,71822,773* 2575,960,37 * 22,850,314 * 14,430,116 * 65,960,186 * NAMNM0,172 NS = 2.171,052* NAMNM0,172

Khác hẳn với nghề trồng lúa, nghề nuôi tôm lại thích hợp với nước mặn. Trong kết quảđiều tra và khảo sát thực tế, năm nhiễm mặn thấp nhất là 1 năm và năm nhiễm mặn cao nhất là 5 năm

Hình 4.4. Đồ Thị Thể Hiện Hàm Năng Suất Của Tôm Khi Có Nhiễm Mặn

Đồ thị trên cho ta thấy nếu số năm nhiễm mặn càng tăng thì năng suất tôm sẽ

càng tăng và ngược lại nếu số năm nhiễm mặn càng ít tức là năng suất tôm sẽ càng giảm.

Vậy với số năm nhiễm mặn thấp nhất là 1 năm thì năng suất lúa của hộ khi bị

nhiễm mặn là:

Với số năm nhiễm mặn cao nhất là 5 năm thì năng suất tôm của hộ khi bị nhiễm mặn là:

NS = 2.171,052* NAMNM0,172 NS5= 2.171,052*50,172

NS5 = 2.861,44 (kg/ha)

Mức chênh lệch năng suất tôm của hộ từ năm bắt đầu nhiễm mặn so với năng suất tôm của những hộđã bị nhiễm mặn đến thời điểm hiện tại là:

NSCL = NS5 – NS1 = 2.861,44 – 2.171,052 = 690,38 (kg/ha) Vậy thời gian bị nhiễm mặn là 5 năm

Năng suất tôm tăng hàng năm là:

NSTăng = NSCL /5 = 690,38/5 = 138,076 (kg/ha/năm)

Toàn huyện Cần Giờ có tổng diện tích nuôi tôm (năm 2010) là: 1.797,02 ha Tổng sản lượng tăng = mức tăng sản lượng * tổng diện tích nuôi tôm

= 138,076 *1.797,02 = 248.125,33(kg)

Với giá tôm là 55.000 đồng/kg thì hiệu quả của nuôi tôm theo giá thị trường là 13,646 tỷđồng/năm (248.125,076 *55.000).

Vậy hiệu quả nuôi tôm của cả huyện là: 13,646 tỷđồng/năm.

Tng thit hi ca toàn huyn do mn xâm nhp gây ra

Thông qua việc tính toán những tổn hại mà xâm nhập mặn gây ra về nước sinh hoạt, năng suất trồng lúa, hệ sinh thái, và hiệu quả nuôi tôm, tôi tính toán được tổng thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra trên toàn huyện là:

Tổng thiệt hại ròng của huyện = Chi phí thiệt hại trồng lúa do nhiễm mặn + Chi phí thiệt hại về nước sinh hoạt – Hiệu quả từ nuôi tôm.

Tổng thiệt hại của huyện = 0,400+ 22,39 – 13,646 = 9,144 (tỷđồng/năm) Tác giả tổng hợp và thể hiện các giá trị thiệt hại về trồng lúa, nước sinh hoạt và hiệu quả nuôi tôm vào bảng 4.12 dưới đây:

Bảng 4.15. Tổng Giá Trị Thiệt Hại Và Hiệu Quả Khi Có Xâm Nhập Mặn

ĐVT: Tỷđồng

Khoản mục Tôm Lúa Nước sinh hoạt Tổng

Hiệu quả 13,646 0 0 13,646

Thiệt hại 0 (0,400) (22,39) (22,79)

Thiệt hại ròng (9,144)

Nguồn:Tính toán tổng hợp Bảng 4.15 cho ta cái nhìn tổng quát về tổng các giá trị tổn hại do xâm nhập mặn gây ra. Đồng thời còn giúp dễ dàng đánh giá xem lĩnh vực nào chịu tổn hại nhiều nhất. Nước sinh hoạt thiệt hại nhiều nhất là vì đa số hộ dân tại địa bàn nghiên cứu đều phải mua nước, mạch nước ngầm không thể sử dụng. Tiếp đến là 0,4 tỷ đồng thiệt hại về

lúa, trong khu vực nghiên cứu cũng có nhiều loại cây trồng không thích hợp với nước mặn và bị thiệt hại nặng nhưng lúa là cây trồng chịu ảnh nhiều nhất. Đối với hệ sinh thái do những giới hạn nhất định về thời gian, không gian, nhân lực, vật lực mà đề tài mới chỉ có thể định tính được mức độ thiệt hại của nó do xâm nhập mặn gây ra. Tuy nhiên với tổng thiệt hại là 9,144 tỷ đây là con số không hề nhỏ đối với địa bàn được nghiên cứu vốn còn gặp nhiều khó khăn như huyện Cần Giờ.

Mặt khác khi những tổn hại được ước tính ra bằng một con số cụ thể như trên sẽ

tạo ra mối quan tâm lớn hơn cho những người tiếp cận và liên quan đến vấn đề xâm nhập mặn mà đề tài nghiên cứu. Cụ thể các đối tượng liên quan bao gồm: Các cơ quan trực tiếp quản lí môi trường như phòng tài nguyên môi trường huyện Cần Giờ, các phòng, ban phụ trách về môi trường ở 2 xã nghiên cứu. Họ có thể dựa vào con sốước tính trên đểđánh giá và đề ra các giải pháp quản lí môi trường phù hợp nhằm cải thiện tình trạng xâm nhập mặn trên địa bàn toàn huyện.

Bên cạnh những thiệt hại do xâm nhập mặn gây ra về sức khoẻ, nước trong sinh hoạt và giảm năng suất cây trồng thì ta cũng phải kể đến mặt tích cực của nó đó là: bà con nông dân có thể lấy nước mặn để nuôi tôm mang lại hiệu quả kinh tế cao bù đắp các thiệt hại do mặn gây ra, cụ thể là toàn huyện Cần Giờ đã thu được lợi nhuận từ

Một phần của tài liệu Luận văn: ĐÁNH GIÁ TỔN HẠI DO XÂM NHẬP MẶN TẠI HUYỆN CẦN GIỜ TP. HỒ CHÍ MINH (Trang 52 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)