Biến động hàm lượng Nitrite (NO2-)

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 41 - 42)

- Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

3.1.5.Biến động hàm lượng Nitrite (NO2-)

NO2- là khí độc sinh ra do sản phẩm của quá trình phân hủy các chất bài tiết của cá có tác động xấu đến chất lượng nước ao nuôi. Sự tồn tại của NO2- trong nước ao cản trở sự sinh trưởng của cá và có thể gây chết cá.

Hàm lượng NO2- ở các nghiệm thức CT1, CT2, CT3, ĐC lần lượt là 0,12; 0,11; 0,125; 0,14 mg/l. Trong quá trình thí nghiệm cho thấy, hàm lượng NO2- ở các ao thí nghiệm không có sự khác biệt (P>0,05). Sự dao động hàm lượng NO2- không nhỏ tuy nhiên không gây ảnh hưởng gì đến sự sinh trưởng của cá trắm đen trong suốt quá trình thí nghiệm. Vào những tuần giữa chu kỳ và cuối thời điểm thí nghiệm hàm lượng cao hơn ban đầu nhưng vẫn nằm trong ngưỡng cho phép của cá trắm đen. Hàm lượng NO2- biến động lớn và dao động trong khoảng 0,05–0,18mg/l. Đặc biệt hàm lượng NO2- đạt cao nhất ở ao nuôi đối chứng với mức 0,18 mg/l vào tuần nuôi thứ 5.

Hình 3. 7: Biến động hàm lượng NO2- trong quá trình thí nghiệm

Ngay sau đó bằng các biện pháp tăng cường phun nước và thay nước tích cực đã làm giảm lượng NO2- xuống. Theo Michael (1988), trong ao nuôi cá, nồng độ Nitrite ảnh hưởng dao động trong khoảng 0,1 – 0,25 mg/l và nồng độ gây chết khoảng 0,5 mg/l, tuy nhiên tính độc của nó còn phụ thuộc vào pH, nhiệt độ, oxy hoà tan. Như

vậy hàm lượng NO2- trong quá trình thí nghiệm nằm trong ngưỡng có ảnh hưởng đến đời sống của cá tuy nhiên không đáng kể. Giữa các nghiệm thức hàm lượng NO2- không có sự khác biệt nên kết quả thí nghiệm hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 41 - 42)