Hiệu quả sử dụng protein

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 34 - 35)

- Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

3.4.Hiệu quả sử dụng protein

Kết quả phân tích sinh hóa của cá trắm đen trước và sau thí nghiệm khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau cho thấy protein hầu như không có sự thay đổi của cá trước và sau thí nghiệm. Trước khi thí nghiệm thành phần protein của cá trắm đen là 17,5%. Sau khi kết thúc thí nghiệm thành phần protein của cá trắm đen được nuôi bằng các loại thức ăn CT1, CT2 CT3 và ĐC lần lượt là 16,75%, 17,83%, 17,85% và 17,43%.

Chất lượng protein của các công thức thức ăn thí nghiệm được đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng protein (PER) và protein chuyển hóa (PPD).

Bảng 3. 5: Hiệu quả sử dụng protein của cá trắm đen ở các công thức

Chỉ tiêu Công thức thức ăn

CT1 CT2 CT3 ĐC

Protein của cá khi bắt

đầu thí nghiệm (%) 17,5 17,5 17,5 17,5

Protein của cá khi kết

thúc thí nghiệm (%) 16,75±0,16 a 17,83±0,2c 17,85±0,21c 17,43±0,22b Hiệu quả sử dụng protein (PER) (g/g) 0,96±0,14 a 0,98±0,04b 1,00±0,34c 0,97±0,23ab Phần trăm protein chuyển hóa (PPD) (%) 17,87±0,002 a 17,97±0,002a 18,25±0,020b 18,13±0,013b

Không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng protein (PER) và tỷ lệ protein chuyển hóa (PPD) giữa các cặp nghiệm thức CT1 và CT2; Ct3 và ĐC (P>0,05) (bảng 3.5). Trong các nghiệm thức, cá trắm đen tăng trọng trung bình 1 g khi tiêu thụ 1 g protein từ thức ăn thí nghiệm. Tỷ lệ protein chuyển hóa (PPD) đạt 17,87-18,25% là thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với PPD của các loài cá ăn tạp như cá rô phi và cá tra (PPD % = 30-35%). Có thể thấy protein của cá ăn thức ăn CT3 có hiệu quả sử dụng protein cao nhất; phần trăm protein chuyển hóa của cá ăn thức ăn CT3 và ăn ốc là tương đương nhau và cao hơn so với cá ăn CT1 và CT2. Chứng tỏ cá ăn thức ăn CT3 vừa lớn nhanh vừa có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với các loại thức ăn khác.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 34 - 35)