Vật liệu nghiên cứu

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 25 - 60)

a.Cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus Richardson, 1846):

Cỡ cá thí nghiệm ở bốn nghiệm thức không có sự sai khác về mặt thống kê. Kích cỡ cá đưa vào thí nghiệm được trình bày ở bảng 2.1

Bảng 2. 1: Kích cỡ cá đưa vào thí nghiệm

Công thức TN CT1 CT2 CT3 CTĐC

Khối lượng TB (g/con) ± SE

195.61±0,12a 195.74±0,44a 195.96±0,23a 195.68±0,27a

Hình 2. 1: Cá trắm đen giống dùng trong thí nghiệm

b. Thức ăn công nghiêp

Thức ăn sử dụng cho cá thí nghiệm được sản xuất tại Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản 1. Các chỉ tiêu của thức ăn: viên nổi, kích cỡ viên 3mm, hàm lượng protein thô là 35% (CT1), 40% (CT2), 45% (CT3) và công thức đối chứng sử dụng thức ăn là ốc tự nhiên.

Phân tích thành phần dinh dưỡng nguyên liệu được phân tích tại phòng thí nghiệm dinh dưỡng thức ăn, Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1.

Thiết lập công thức và cân đối tỷ lệ các nguyên liệu ban đầu thực hiện bằng phần mềm WUFFDA, 2008 MINHVIET.

c. Ao thí nghiệm

Thí nghiệm sử dụng ba ao có diện tích 1000 m2, độ sâu 1,5 - 1,7m được chia làm bốn ngăn có kích thước như nhau bằng khung lưới.

Hình 2. 2: Ao thí nghiệm nuôi cá trắm đen 2.3. Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp với ba công thức thức ăn khác nhau và một công thức đối chứng là ốc, đây là thức ăn tự nhiên của cá.

- Nuôi thử nghiệm với bốn công thức thức ăn khác nhau được chia làm bốn ngăn trên cùng một ao đảm bảo sự đồng nhất về môi trường, chăm sóc, và các yếu tố khác.

- Các công thức thí nghiệm được nuôi với mật độ cá thả như nhau là 1 con/5m2, mỗi nghiệm thức thí nghiệm được lặp lại ba lần (hình 2.3)

Hình 2. 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm nuôi cá trắm đen bằng các công thức thức ăn khác nhau. DC CT1 CT2 CT1 CT2 CT2 CT3 DC CT3 CT3 DC CT2

2.4. Chăm sóc và quản lý

- Cá được cho ăn ngày 2 lần (8h và 16h) và được cho ăn đến khi ngừng bắt mồi thì thôi. Khối lượng thức ăn hàng ngày ở mỗi lô thí nghiệm được ghi lại để phân tích.

- Định kỳ 30 ngày kiểm tra cá 1 lần, mỗi lần cân 30 con/1 lô thí nghiệm

2.5. Thu thập và phân tích số liệu

2.5.1. Phương pháp xác định hàm lượng dinh dưỡng trong thức ăn

Sau khi đã sản xuất thức ăn viên lấy mẫu thức ăn phân tích hàm lượng protein thô, độ ẩm và chất béo.

+ Xác định độ ẩm: thức ăn được cân và sấy ở điều kiện nhiệt độ 60-70oC trong 2 giờ, sau đó sấy mẫu ở nhiệt độ 100-105oC trong 1 giờ, cân mẫu đến khối lượng không đổi. Độ ẩm có trong mẫu được tính theo công thức sau:

Độ ẩm (%) = Khối lượng mẫu trước khi sấy – Khối lượng mẫu sau khi sấyKhối lượng mẫu trước khi sấy x 100 + Xác định hàm lượng protein thô bằng phương pháp Kjeldahl: mẫu thức ăn được vô cơ hóa bằng hệ thống Digestion 12 - 1009 Digester Unit. Sau đó được chưng cất bằng Kjeltec system - 1026 Distilling Unit và chuẩn độ bằng axit sunfuric 0,1N để xác định lượng nitơ và xác định hàm lượng protein tổng số.

Protein tổng số (%) = V x 6,25 x 0,00142m x 100 Trong đó: V: Thể tích H2SO4 0,1N (ml) dùng trong chuẩn độ mẫu

0,00142: Lượng nitơ tương ứng với 1ml H2SO4 0,1N tính bằng gam (g), m: Khối lượng mẫu (g)

+ Xác định hàm lượng chất béo: chất béo được xác định bằng hệ thống Soxtec HT6

Chất béo (%) = a - b x 100 m

Trong đó: a: Khối lượng cốc nhôm chứa mỡ b: Khối lượng cốc nhôm trắng mẫu m: khối lượng mẫu dùng vào định lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.5.2. Phương pháp xác định các chỉ tiêu sinh trưởng và dinh dưỡng của cá

a. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngày ADG (Average daily gain)

ADG (%) = W2 – W1

(g/cá/ngày) Thời gian nuôi

SGR = Ln(WThời gian nuôi2) – Ln(W1) x 100 Trong đó: W1 và W2 là khối lượng cá trước và sau thí nghiệm

c. Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô DFI (Dry feed intake)

DFI = Tổng lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày (g/con) Số cá nuôi

d. Hệ số thức ăn FCR (Feed conversion rate)

FCR (kg) = Tổng khối lượng thức ăn đã sử dụng (kg)Tổng khối lượng cá tăng thêm (kg)

e. Hiệu quả sử dụng thức ăn FE (Feed efficiency)

FE = Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI)Tổng khối lượng cá tăng thêm

f. Hiệu quả sử dụng protein PER (Protein efficiency ratio)

PER = Khối lượng cá tăng thêmProtein tiêu thụ

g. Tỷ lệ sống (S) (%)

S = Tổng số cá thu x 100 (%) Tổng số cá thả

h. Tổng chi phí thức ăn cho 1kg cá tăng trưởng ở mỗi nghiệm thức

Chi phí = FCR x giá thức ăn (đồng/kg)

i. Hiệu quả kinh tế nuôi cá Trắm đen thương phẩm

Tổng chi phí (Thức ăn, con giống, tiền điện, vôi, thuốc, nhân công, lãi suất, chi khác) Tổng thu = sản lượng (kg) x giá bán (đ/kg)

Lợi nhuận = tổng thu – tổng chi

2.5.3. Phương pháp thu thập số liệu về các chỉ số môi trường

- Nhiệt độ nước được đo hai lần trong một ngày vào lúc 7h sáng và 14h bằng nhiệt kế cầm tay.

- Ôxy hòa tan được theo dõi hàng ngày, mỗi ngày đo 2 lần (7h và 14h) bằng testkit đo oxy.

- Biến động pH môi trường nước được đo một lần/tuần - NH3, NO2 được theo dõi hàng tuần bằng bộ Test thử.

2.6. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu sau khi thu nhập được tiến hành tính toán và xử lý qua các phần mềm Excel, SPSS. So sánh kết quả về các chỉ tiêu sinh trưởng dựa vào các kết quả tính toán cụ thể của bảng số liệu kết hợp với phân tích phương sai (ANOVA). Để xác

định ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến các chỉ tiêu sinh trưởng. Dùng phân tích thống kê mô tả, phân tích phương sai một nhân tố khối ngẫu nhiên (p<0,05).

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Thiết lập công thức thức ăn cho cá trắm đen thí nghiệm

Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu và các thành phần dinh dưỡng chính cho các công thức thức ăn thí nghiệm được thể hiện (bảng 2.2 và bảng 2.3).

Bảng 3.1: Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu trong các công thức thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguyên liệu 35P 40P 45P Bột cá 56% CP 38 50 60 Khô đỗ 44% CP 15 15 15 Dầu cá 4 4 4 Bột thịt xương 5 5 5 Cám mỳ 24,93 12,93 2,93 Bột mỳ 12 12 12 Choline 0,25 0,25 0,25 Mold inhibitor 0,07 0,07 0,07 Premix 0,75 0,75 0,75 Tổng 100 100 100 Dinh dưỡng Vật chất khô % 92,02 92,68 93,23

Năng lượng trao đổi Kcal/g 2,39 2,77 3,09

Protein % 35,83 40,66 44,69

Lipid % 8,95 9,63 10,20

Xơ thô % 4,14 2,89 1,84

Calcium % 1,98 2,39 2,74

Bảng 3. 2: Thành phần dinh dưỡng của các công thức thức ăn sau khi sản xuất

Công thức Độ ẩm (%) Chất béo thô (%) Protein thô (%)

Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2 Lần 1 Lần 2

CT1 8,15 8,23 8,48 8,35 35,25 35,16

CT2 7,68 7,42 9,15 9,25 40,14 40,22

CT3 6,48 7,69 10,15 10,24 44,26 44,33

3.2. Ảnh hưởng của thức ăn đến sinh trưởng của cá

3.2.1. Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen được ăn các loại thức ăn thí nghiệmkhác nhau khác nhau

Sau 16 tuần nuôi, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức tương đối tốt, từ cỡ cá thả trung bình

Bảng 3. 3: Tăng trưởng của cá trắm đen ở các công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 ĐC KLTB cá thu (g/con) 600,7±0,56 a 602,3±0,51bc 603,2±0,18c 601,4±0,54ab KLTB cá tăng thêm (g/con) 405,1±0,54 a 406,5±0,96bc 407, 2±0,41c 405,5±0,32ab ADG (g/con/ngày) 3,4±0,004a 3,4±0,001bc 3,4±0,003c 3,4±0,002ab SGR (%/ngày) 0,93±0,001a 0,94±0,001a 0,95±0,001a 0,94±0,001a

Ghi chú: Giá trị ở cùng hàng có cùng ký hiệu mũ là không có sự sai khác về thống kê (P>0,05).

Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cá trắm đen cùng giai đoạn trong thí nghiệm của Michael và ctv (2006) do hiệp hội đậu tương Hoa kỳ tài trợ tại Viện nghiên cứu thực nghiệm thủy sản Shenyang (5,2 g/con/ngày) và tại Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Hắc Long Giang (4,7 g/con/ngày). Sở dĩ có sự khác biệt này là do cá trắm đen thường tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá nhỏ và tăng nhanh dần ở những giai đoạn sau nếu tính theo tốc độ tăng trưởng bình quân ngày. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm ở thí nghiệm này có thể là trong khoảng thời gian thí nghiệm nhiệt độ nước trong các ao thí nghiệm luôn >32oC. Theo NACA (1995) thì nhiệt độ thích hợp nhất cho cá trắm đen tăng trưởng và phát triển là 20-30oC.

Qua bảng 3.3 cho thấy khối lượng trung bình của cá trắm đen khi sử dụng thức ăn ở 2 nghiệm thức (CT2 và CT3) có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau, khối lượng trung bình của cá khi sử dụng thức ăn CT2 và CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Tuy nhiên lại có sự khác biệt khi cá ăn thức ăn ở CT1 và CT3 (P<0,05). Ở lô đối chứng tốc độ tăng trưởng cao hơn so với CT1 nhưng lại thấp hơn so với CT3 và không có sự sai khác so với CT2. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tốc độ

tăng trưởng bình quân ngày ở các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) giữa CT1 và CT3. Kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá trắm đen qua 90 ngày nuôi cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức. (P>0,05). Dựa trên kết quả phân tích ANOVA một nhân tố, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Và tốc độ tăng trưởng cao nhất là cá ở CT3 và thấp nhất là ở CT1.

3.2.2. Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen trong quá trình thí nghiệm

Tốc độ tăng trưởng của cá phụ thuộc rất lớn vào chất lượng thức ăn và điều kiện môi trường nuôi. Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen trong quá trình thí nghiệm được thể hiện ở các hình 3.1.

Hình 3. 1: Khối lượng tăng lên qua các lần thu mẫu thí nghiệm

Qua hình 3.1 cho thấy khối lượng trung bình của cá trắm đen qua các lần thu mẫu trong quá trình thí nghiệm ở cả 4 nghiệm thức là tương đương nhau, không thấy có sự sai khác có ý nghĩa. (P> 0,05). Ở lần thu mẫu thứ 1, khối lượng cá tăng lên cao nhất trong 4 lần thu và thấp nhất là ở lần thu mẫu thứ 3. Nguyên nhân là do thời gian đầu khi tiến hành thí nghiệm điều kiện môi trường phù hợp với sự tăng trưởng của cá trắm đen, sau 1 thời gian điều kiện môi trường nước thay đổi đặc biệt là khi nhiệt độ lên cao dẫn đến cá tăng trưởng chậm. Tuy nhiên do cách quản lý tốt nên đã khắc phục được điều đó vào cuối kỳ nuôi. Để so sánh tốc độ tăng trưởng của cá giữa các nghiệm thức ở từng đợt thu mẫu chúng tôi tiến hành phân tích phương sai 1 nhân tố để so sánh. Kết quả là sự tăng trưởng qua các lần thu mẫu có sự khác biệt giữa các nghiệm thức (P<0,05). Phân tích ANOVA một nhân tố cho thấy ở các lần thu mẫu giữa các nghiệm thức không có sự sai khác về tốc độ tăng truởng đặc trưng. (P>0,05).

3.2. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn đến tỷ lệ sống của cá

Trong quá trình thí nghiệm cho thấy tỉ lệ sống của cá nuôi đạt cao nhất ở nghiệm thức thức ăn CT1 (98,34%), tiếp đến là thức ăn CT3 và CT2 đạt 97,79 và 97,61%, thấp nhất là cá ở lô đối chứng đạt 97,53%. Kết quả này cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Michael và ctv (2006) là (95%) và trung tâm khuyến ngư tỉnh Hắc Long Giang (95,7%).

Hình 3. 2: Tỉ lệ sống của cá trắm đen ở các thí nghiệm

Phân tích ANOVA một nhân tố để so sánh sự khác biệt về tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức. Kết quả phân tích ANOVA cho thấy giữa các nghiệm thức thức ăn không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Như vậy có thể kết luận rằng thức ăn không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá Trắm đen trong giai đoạn này.

3.3. Ảnh hưởng đến hệ số chuyển đổi thức ăn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sử dụng thức ăn công nghiệp với ba công thức có hàm lượng protein lần lượt là 35%, 40%, 45% và công thức đối chứng sử dụng thức ăn hoàn toàn bằng ốc cho thấy hệ số thức ăn của ba công thức có giá trị tương đương nhau: CT1: 2,75; CT2: 2,73; CT3: 2,72 (bảng 3.4).

Bảng 3. 4: Hiệu quả sử dụng thức ăn và hệ số chuyển đổi thức ăn

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 ĐC Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI ) 1118,22±4,4a 1111,37±2,15a 1108,26±0,74a 9127,94±8,15b Hiệu quả sử dụng thức ăn (FE) (g/g) 72,67±0,28 b 73,11±0,14bc 73,37±0,05c 8,89±0,007a Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) 2,75±0,01 a 2,73±0,005a 2,72±0,002a 22,47±0,01b

Thức ăn tiêu thụ theo trọng lượng khô (DFI) của nghiệm thức ĐC là cao nhất 9127.94g/con/120ngày, tiếp đến là nghiệm thức CT1 với 1118.22 g/con/120 ngày, nghiệm thức CT2 là 1111.37g/con/120ngày và thấp nhất là ở CT3 chỉ 1108,26g/con/120 ngày. Tuy nhiên không thấy sự sai khác có ý nghĩa giữa các lô thí nghiệm CT1, CT2, CT3 (P>0,05) và có sự sai khác rất lớn giữa lô đối chứng và 3 nghiệm thức còn lại.

Hiệu quả sử dụng thức ăn cao nhất là ở CT3 (73,37) tuy nhiên lại không có sự sai khác với CT2 (73,11) với P<0,05. Hiệu quả sử dụng của cá ở lô đối chứng (8,89) thấp hơn so với cá ở CT1 (72,67). Sự khác biệt này hoàn toàn có ý nghĩa với P<0,05.

Hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) ở cả 3 nghiệm thức CT1, CT2, CT3 lần lượt là 2,75; 2,73 và 2,72 và cao nhất là ở lô đối chứng (22,47). Giữa các nghiệm thức CT1, CT2, CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Lô đối chứng có hệ số thức ăn lớn hơn nhiều so với 3 nghiệm thức còn lại (P<0,05). Hệ số thức ăn của thí nghiệm này thấp hơn so với công bố trước đây bởi Leng và Wang (2003) (FCR= 2,07-2,51) và công bố của (Michael và Zhang (2004), Michael và ctv (2006), Michael và ctv (2007)).

3.4. Hiệu quả sử dụng protein

Kết quả phân tích sinh hóa của cá trắm đen trước và sau thí nghiệm khi nuôi bằng các loại thức ăn khác nhau cho thấy protein hầu như không có sự thay đổi của cá trước và sau thí nghiệm. Trước khi thí nghiệm thành phần protein của cá trắm đen là 17,5%. Sau khi kết thúc thí nghiệm thành phần protein của cá trắm đen được nuôi bằng các loại thức ăn CT1, CT2 CT3 và ĐC lần lượt là 16,75%, 17,83%, 17,85% và 17,43%.

Chất lượng protein của các công thức thức ăn thí nghiệm được đánh giá thông qua hiệu quả sử dụng protein (PER) và protein chuyển hóa (PPD).

Bảng 3. 5: Hiệu quả sử dụng protein của cá trắm đen ở các công thức

Chỉ tiêu Công thức thức ăn

CT1 CT2 CT3 ĐC

Protein của cá khi bắt

đầu thí nghiệm (%) 17,5 17,5 17,5 17,5

Protein của cá khi kết

thúc thí nghiệm (%) 16,75±0,16 a 17,83±0,2c 17,85±0,21c 17,43±0,22b Hiệu quả sử dụng protein (PER) (g/g) 0,96±0,14 a 0,98±0,04b 1,00±0,34c 0,97±0,23ab Phần trăm protein chuyển hóa (PPD) (%) 17,87±0,002 a 17,97±0,002a 18,25±0,020b 18,13±0,013b

Không có sự khác biệt về hiệu quả sử dụng protein (PER) và tỷ lệ protein chuyển hóa (PPD) giữa các cặp nghiệm thức CT1 và CT2; Ct3 và ĐC (P>0,05) (bảng 3.5). Trong các nghiệm thức, cá trắm đen tăng trọng trung bình 1 g khi tiêu thụ 1 g protein từ thức ăn thí nghiệm. Tỷ lệ protein chuyển hóa (PPD) đạt 17,87-18,25% là thấp hơn xấp xỉ 2 lần so với PPD của các loài cá ăn tạp như cá rô phi và cá tra (PPD % = 30-35%). Có thể thấy protein của cá ăn thức ăn CT3 có hiệu quả sử dụng protein cao nhất; phần trăm protein chuyển hóa của cá ăn thức ăn CT3 và ăn ốc là tương đương nhau và cao hơn so với cá ăn CT1 và CT2. Chứng tỏ cá ăn thức ăn CT3 vừa lớn nhanh vừa có hiệu quả sử dụng protein cao hơn so với các loại thức ăn khác.

3.5. Hiệu quả kinh tế

Để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các loại thức ăn với nhau không những quan tâm đến tốc độ tăng trưởng của cá nuôi, hệ số thức ăn mà chi phí thức ăn cũng rất quan trọng. Hệ số thức ăn và giá thành thức ăn sẽ quyết định chi phí thức ăn trong 1 chu kỳ nuôi. Giữa các loại thức ăn mà không có sự khác biệt về tăng trưởng và hệ số thức ăn thì loại thức ăn nào giá thấp hơn sẽ được lựa chọn. Chi phí thức ăn cho 1kg cá Trắm đen được thể hiện qua (bảng 3.6).

Bảng 3. 6: Chi phí thức ăn để thu được 1 kg cá tăng trọng

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 25 - 60)