Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen được ăn các loại thức ăn thí

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 31 - 32)

- Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

3.2.1. Tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen được ăn các loại thức ăn thí

khác nhau

Sau 16 tuần nuôi, nhìn chung tốc độ tăng trưởng của cá ở các nghiệm thức tương đối tốt, từ cỡ cá thả trung bình

Bảng 3. 3: Tăng trưởng của cá trắm đen ở các công thức thí nghiệm

Chỉ tiêu CT1 CT2 CT3 ĐC KLTB cá thu (g/con) 600,7±0,56 a 602,3±0,51bc 603,2±0,18c 601,4±0,54ab KLTB cá tăng thêm (g/con) 405,1±0,54 a 406,5±0,96bc 407, 2±0,41c 405,5±0,32ab ADG (g/con/ngày) 3,4±0,004a 3,4±0,001bc 3,4±0,003c 3,4±0,002ab SGR (%/ngày) 0,93±0,001a 0,94±0,001a 0,95±0,001a 0,94±0,001a

Ghi chú: Giá trị ở cùng hàng có cùng ký hiệu mũ là không có sự sai khác về thống kê (P>0,05).

Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng cá trắm đen cùng giai đoạn trong thí nghiệm của Michael và ctv (2006) do hiệp hội đậu tương Hoa kỳ tài trợ tại Viện nghiên cứu thực nghiệm thủy sản Shenyang (5,2 g/con/ngày) và tại Trung tâm Khuyến ngư tỉnh Hắc Long Giang (4,7 g/con/ngày). Sở dĩ có sự khác biệt này là do cá trắm đen thường tăng trưởng chậm ở giai đoạn cá nhỏ và tăng nhanh dần ở những giai đoạn sau nếu tính theo tốc độ tăng trưởng bình quân ngày. Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng chậm ở thí nghiệm này có thể là trong khoảng thời gian thí nghiệm nhiệt độ nước trong các ao thí nghiệm luôn >32oC. Theo NACA (1995) thì nhiệt độ thích hợp nhất cho cá trắm đen tăng trưởng và phát triển là 20-30oC.

Qua bảng 3.3 cho thấy khối lượng trung bình của cá trắm đen khi sử dụng thức ăn ở 2 nghiệm thức (CT2 và CT3) có tốc độ tăng trưởng tương đương nhau, khối lượng trung bình của cá khi sử dụng thức ăn CT2 và CT3 không có sự sai khác có ý nghĩa (P>0,05). Tuy nhiên lại có sự khác biệt khi cá ăn thức ăn ở CT1 và CT3 (P<0,05). Ở lô đối chứng tốc độ tăng trưởng cao hơn so với CT1 nhưng lại thấp hơn so với CT3 và không có sự sai khác so với CT2. Tại thời điểm kết thúc thí nghiệm tốc độ

tăng trưởng bình quân ngày ở các nghiệm thức có sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05) giữa CT1 và CT3. Kết quả phân tích thống kê về tốc độ tăng trưởng đặc trưng của cá trắm đen qua 90 ngày nuôi cho thấy không có sự khác biệt đáng kể giữa các nghiệm thức. (P>0,05). Dựa trên kết quả phân tích ANOVA một nhân tố, kết quả cho thấy tốc độ tăng trưởng của cá trắm đen có sự khác nhau giữa các nghiệm thức. Và tốc độ tăng trưởng cao nhất là cá ở CT3 và thấp nhất là ở CT1.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w