Biến động nhiệt độ

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 37 - 38)

- Thí nghiệm nuôi thương phẩm cá trắm đen bằng thức ăn công nghiệp

3.1.1.Biến động nhiệt độ

Trong quá trình thí nghiệm, nhiệt độ nước vào buổi sáng dao động từ 28,54- 31,64oC; trung bình 30,05oC và nhiệt độ nước buổi chiều dao động từ 30,02-33,12oC; trung bình 31,32oC. Nhiệt độ không khí buổi sáng dao động từ 33,23-36,33oC; trung bình 34,47oC; nhiệt độ không khí vào buổi chiều dao động từ 34,04-37,49oC; trung bình 35,69oC (Hình 3.5).

Do quá trình thí nghiệm được thực hiện trong mùa hè năm 2012 cho nên nhiệt độ nước trong ao trung bình khá cao (> 30oC) và có sự chênh lệch nhiều về nhiệt độ buổi sáng và buổi chiều. Tuy nhiên sự dao động nhiệt độ trong ngày của các ao thí nghiệm không lớn (<3oC) nên vẫn phù hợp với sự phát triển của cá trắm đen.

Hình 3. 3: Biến động nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm

Theo Nico và ctv (2005), cá Trắm đen có phổ nhiệt độ tương đối rộng từ 5oC đến 40oC, vì vậy biến động nhiệt độ này nằm trong khoảng thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cá trắm đen. Nhiệt độ nước trong cả quá trình thí nghiệm không có sự chênh lệch lớn nên không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cá thí nghiệm. Tuy nhiên, theo NACA (1985) nhiệt độ thích hợp nhất cho cá trắm đen sinh trưởng từ 20-30oC. Như vậy nhiệt độ trong quá trình thí nghiệm này cao hơn. Điều này làm giảm khả năng tăng trưởng của cá và có thể là điều kiện khiến cho cá dễ bị bệnh. Nhưng trong suốt quá trình cá vẫn tăng trưởng tốt, không xuất hiện bệnh dịch nên có thể kết luận rằng nhiệt độ nước và không khí trong quá trình thí nghiệm không gây ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm.

Một phần của tài liệu ảnh hưởng của thức ăn công nghiệp đến nuôi thương phẩm cá trắm đen mylopharyngodon piceus (richardson, 1846) tại phú xuyên - hà nội (Trang 37 - 38)