Đa dạng hóa hiệu quả với nhiều tài sản rủi ro

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Đầu tư tài chính ĐA DẠNG HÓA VÀ PHÂN BỔ TÀI SẢN RỦI RO (Trang 43 - 44)

CHƯƠNG 2: DANH MỤC ĐẦU TƯ HIỆU QUẢ

2.4. Đa dạng hóa hiệu quả với nhiều tài sản rủi ro

Trong thực tế bạn có thể lựa chọn vào một danh mục nhiều hơn hai loại cổ phần.Hình Figure 6.10 cho thấy điều này.

Mỗi chấm tròn tượng trưng cho một danh mục.Chẳng hạn trong toàn bộ thị trường vốn có tất cả X chứng khoán, thì mỗi chấm tròn có thể tiêu biểu cho một danh mục có số lượng chứng khoán hoàn toàn khác nhau với tỷ trọng từng loại cũng khác nhau. Rõ ràng là các kết hợp này là bất tận và tạo ra hình giống như quả trứng vỡ như hình trên. Bởi vì nhà đầu tư lúc nào cũng muốn tăng tỷ suất sinh lợi và giảm độ lệch chuẩn cho nên họ chỉ đầu tư vào những danh mục nào nằm trên đường biên hiệu quả của các tài sản rủi ro(tập hợp các danh mục có lợi nhuận kỳ vọng cao nhất ứng với mỗi một mức rủi ro).

Markowitz gọi chúng là danh mục hiệu quả(effective portfolio). Lưu ý là các kết hợp có thể xảy ra chỉ giới hạn trong hình quả trứng vỡ. Không có chứng khoán hoặc kết hợp nào có thể vượt ra khỏi giới hạn này. Nghĩa là không ai có khả năng chọn lựa một danh mục với tỷ suất sinh lợi vượt lên trên tỷ suất sinh lợi nằm trong tập hợp giới hạn bởi vì tỷ suất sinh lợi mong đợi trên các chứng khoán riêng lẻ thì không thể nào khác đi. Hơn nữa, cũng không ai có thể chọn lựa một danh mục với độ lệch chuẩn nằm dưới độ lệch chuẩn trong giới hạn. Nhưng có lẻ đáng ngạc nhiên nhất, là không ai có thể chọn cho mình một tỷ suất sinh lợi thấp hơn những gì hiện hữu trong hình quả trứng vỡ. Nói một cách khác, thị trường vốn thật sự ngăn ngừa một cá nhân tự hủy hoại bản thân do gánh chịu các khoản thiệt hại.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Đầu tư tài chính ĐA DẠNG HÓA VÀ PHÂN BỔ TÀI SẢN RỦI RO (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(69 trang)
w