Nhóm giải pháp vi mô

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 53 - 56)

6.1. Nhóm giải pháp về phía tổ chức công đoàn

 Tìm kiếm mô hình hoạt động công đoàn thích hợp

 Khẳng định được vị trí của công đoàn trong doanh nghiệp: năng lực đại diện của tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, trước tiên là sự hiểu biết về luật

pháp và tiếp đó là năng lực đàm phán, thương lượng và thỏa thuận để ký kết thỏa ước lao động tập thể, năng lực tham gia giải quyết tranh chấp lao động và đình công, năng lực tổ chức chăm lo đời sống người lao động, vận động người lao động chấp hành pháp luật lao động, an toàn - vệ sinh lao động trong doanh nghiệp... cần được nâng cao.

 Tích cực tham gia nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động

 Củng cố quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, làm cầu nối giữa người sử dụng lao động và người lao động

 Kiện toàn đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở

 Tạo thế độc lập về kinh tế cho cán bộ công đoàn trong doanh nghiệp

 Thay đổi cách nhìn trong việc lựa chịn cán bộ công đoàn: Theo quan điểm của một số người, khi bầu chọn cán bộ công đoàn nên chọn những người hoạt động mạnh,hăng hái, nhiệt tình có thành tích công tác, tuy nhiên như vậy chưa đủ,cần tìm kiếm người có khả năng thật sự: hiểu biết rộng, có nhân tâm, biết thu phục lòng người, can đảm, chấp nhận dấn thân…để có được những người như vậy công đoàn cần có quá trình theo dõi và thực hiện phỏng vấn, tuyển chọn một cách hợp lí và khoa học,….

 Xem xét, điều chỉnh và áp dụng chính sách thiết thực vào phương thức đào tạo,bồi dưỡng cán bộ công đoàn

6.2. Nhóm giải pháp về phía doanh nghiệp

 Xây dựng môi trường sống, làm việc theo pháp luật trong doanh nghiệp

 Tăng cường đối thoại xã hội trong doanh nghiệp

 Xây dựng văn hóa “dung hòa”trong các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.

 Xây dựng hệ thống quản lí đặc trưng trong doanh nghiệp trên cơ sở tôn trọng pháp luật, phong tục, tập quán cũng như nguyên tắc về nhân đạo và lòng tự trọng của người lao động Việt Nam.

 Tuyển dụng các thông dịch viên giỏi để truyền tải tốt các thông điệp, để giải quyết những bất đồng về ngôn ngữ, văn hóa, phong tục. Bên cạnh đò cần có chính sách khuyến khích và đãi ngộ các chuyên gia nước ngoài học tiếng Việt và nhân viên, công nhân Việt Nam học tiếng nước ngoài nhằm phát hiện và giải quyết kịp thời những mâu thuẫn, hiểu lầm và bất mãn.

khó khăn bức xúc của người lao động đồng thời cũng chia sẽ với họ những vấn đề mà công ty đang phải đương đầu.

 Khuyến khích người lao động Việt Nam có thái độ thiện chí, học hỏi tiếp thu cái mới và tuân thủ nghiêm túc kỷ luật lao động.

 Áp dụng các chính sách động viên người lao động

 Đánh giá những đóng góp của người lao động một cách công bằng

 Tìm hiểu để thỏa mãn nhu cầu ở các cấp khác nhau của người lao động

 Tạo điều kiện để người lao động tham gia quản lí doanh nghiệp

 Quan tâm thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động

 Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực và trình độ cho những người làm công tác nhân sự.

6.3. Nhóm giải pháp về phía người lao động

- Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của mọi người, nhất là người lao động và người sử dụng lao động, làm thay đổi hành vi của cả người lao động và người sử dụng lao động, hướng vào xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong doanh nghiệp. Những tranh chấp trong quan hệ lao động ảnh hưởng xấu đến hoạt động của doanh nghiệp cần được giảm thiểu đến mức thấp nhất.

- Người lao động cần tự trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về luật lao động để biết được các quyền và lợi ích cơ bản của mình. Người lao động cần xây dựng ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp: như đúng giờ, không trộm cắp tài sản, không nói chuyện riêng, hút thuốc trong lúc làm việc; không ăn quà vặt trong lúc làm ở xưởng; nghỉ phải xin phép, bỏ việc phải báo trước…

- Khi có tranh chấp xảy ra, người lao động chỉ nên coi đình công là giải pháp cuối cùng. Trước khi đình công, họ cần phải thông báo các yêu sách với giới chủ, với các cơ quan chức năng của chính quyền và với các tổ chức hòa giải như công đoàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Xuân Thắng , Bàn về quan hệ lao động trong các doanh nghiệp Việt

Nam, Đại học quốc gia Hà Nội.

2. Theo Diễn đàn Doanh nghiệp, Đình công – vấn đề nhức nhói của các doanh

nghiệp, http://dddn.com.vn/phap-luat/dinh-cong-van-de-nhuc-nhoi-cua-cac-dn-

20130926030647736.htm .

3. Võ Thị Minh Hiếu, Chức năng đại diện cho người lao động của tổ chức công

đoàn tại doanh nghiệp FDI trong giải quyết tranh chấp lao động tập thể và đình công: thực trạng và giải pháp, http://luanvan.co/luan-van/luan-van-chuc- nang-dai-dien-cho-nguoi-lao-dong-cua-to-chuc-cong-doan-tai-doanh-nghiep-fdi- trong-giai-quyet-tranh-chap-36387/

4. Theo Dân Kinh tế, Thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam, http://www.dankinhte.vn/thuc-trang-thu-hut-fdi-vao-viet-nam/

5. Theo tailieu.vn, Quan hệ lao động, http://tailieu.vn/doc/chuong-9-quan-he-lao- dong-372913.html

6. Theo Baomoi.com, Quan hệ lao động trong doanh nghiệp FDI: những vấn

đề đặt ra, http://www.baomoi.com/Quan-he-lao-dong-trong-doanh-nghiep-FDI- Nhung-van-de-dat-ra/47/10023063.epi

7. Theo Lê Tâm, báo Công Đoàn công thương Việt Nam, Thỏa ước quan hệ lao

động chưa thực sự như mong đợi,

http://www.moit.gov.vn/cdpublic/News/107/thoa-uoc-lao-dong-tap-the-chua- thuc-su-nhu-mong-doi.aspx

8. Trần Hương, Thời Báo Ngân hàng, Liên kết với doanh nghiệp FDI: Chính

sách có, khởi động thế nào…, http://www.thoibaonganhang.vn/tin-tuc/5-lien- ket-voi-doanh-nghiep-fdi--chinh-sach-co--khoi-dong-the-nao-19021.html

9. Theo "Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của Bộ đầu tư năm 2013.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w