Tổng quan thị trường FDI tại Việt Nam

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 27 - 30)

Biểu đồ 4: 20 nước nhận FDI nhiều nhất năm

3.2. Tổng quan thị trường FDI tại Việt Nam

Sau 25 năm thực hiện chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài với việc ban hành Luật Đầu tư nước ngoài năm 1987, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng phát huy vai trò quan trọng và có những đóng góp đáng kể trong sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Việc thu hút, sử dụng đầu tư nước ngoài thời gian qua cơ bản đã đáp ứng những mục tiêu đề ra về thu hút vốn, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý hiện đại. Điều này khẳng định chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc phát triển kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế.

Tình hình FDI qua các năm:

Biểu đồ 5: tổng quan FDI tại Việt Nam

Từ năm 1988-1990: đây là giai đoạn đầu tiên nên dòng FDI vào Việt Nam

còn nhỏ và chưa có tác động rõ rệt đến nền kinh tế-xã hội Việt Nam.

Từ năm 1991-1996: đây là giai đoạn FDI tăng trưởng nhanh góp phần quan

213 triệu USD. Con số FDI đăng kí đã tăng mạnh từ 1992 và đạt đỉnh điểm vào 1996 với tổng vốn đăng kí lên đến 8.6 tỷ USD.

Từ năm 1997-1999: đây là thời kì suy thoái của FDI do ảnh hưởng của cuộc

khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Việt Nam đã trải qua một giai đoạn tuột dốc của nguồn FDI đăng kí, cụ thể là 49% năm 1997, 16% năm 1998 và 59% năm 1999.

Từ năm 2000-2002: giá trị FDI đăng kí tăng trở lại vào năm 2000 với mức

25.8% và 2001 với mức 22.6% nhưng vẫn chưa được hai phần ba so với nma8 1996. FDI đăng kí vào năm 2001 và 2002 là kết quả của dự án đường ống Nam Côn Sơn (2000) và Dự án Phú Mỹ (2001). Năm 2002, FDI đăng kí lại giảm xuống còn khoảng 1,4 tỷ USD, đạt khoảng 54.5% của mức năm 2001.

Từ năm 2003-2006: đây là giai đoạn FDI phục hồi và phát triển. Năm sau

tăng gấp đôi so với năm trước. Năm 2004 chỉ mới đạt 2,084 tỷ USD thì năm 2006 lên tới 10,200 tỷ USD tăng 400% so với 2004.

Từ năm 2007-2009: sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới

WTO các chính sách ngoại thương cởi mở hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư. Năm 2007 Việt Nam thu hút 1544 dự án và 21,3 tỷ USD, tăng gần 2 lần năm 2006. Qua năm 2008 Việt Nam đã thu hút một con số cực kì ấn tượng với 64 tỷ USD gấp gần 3 lần so với năm 2007. Qua đó lọt vào top 10 nền kinh tế hấp dẫn vốn đầu tư FDI nhất. Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng kí 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24.6% so với năm 2008 nhưng đây cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế.

Từ năm 2010-1013: Kết quả sau 6 tháng đầu năm 2013, vốn FDI thực hiện

đạt được 5,7 tỷ USD tăng 5,6% so cùng kỳ năm trước, bằng 54,8% cả năm 2012, tương ứng là số vốn FDI đăng ký đạt 10,5 tỷ USD, tăng 15% so cùng kỳ năm trước và bằng 80% so cả năm 2012. Đà tăng trưởng ngoạn mục đó tiếp tục trong 6 tháng cuối năm, để cả năm 2013, vốn FDI thực hiện đạt được trên 11,5 tỷ USD tăng 9,9 %

so với 10,5 tỷ USD 2012, vốn FDI đăng ký đạt khoảng 21,6 tỷ USD tăng 54 % so với 13,9 tỷ USD năm 2012.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, từ 1/1 đến 20/2/2013, tổng vốn FDI đăng ký mới đạt chỉ 630,3 triệu USD. Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng từ 20/2 - 20/3, vốn FDI vào Việt Nam đã đạt hơn 5,4 tỷ USD.

Biểu đồ 6: Vốn FDI quý I/2013

Nguồn: Tổng cục Thống kê Xét theo lĩnh vực đầu tư, công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút nhiều vốn nhất với 84 dự án đầu tư đăng ký mới, tổng số vốn cấp mới và tăng thêm là 5,539 tỷ USD, chiếm 91,8% tổng vốn đầu tư đăng ký trong quý I.

Lĩnh vực kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 249,84 triệu USD, chiếm gần 4,1% tổng vốn đầu tư. Tiếp theo là lĩnh vực bán buôn, bán lẻ, sửa chữa với 29 dự án đầu tư mới, tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 85,2 triệu USD.

Xét theo đối tác, quý I, Nhật Bản vẫn là nước đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,159 tỷ USD, chiếm 52,3% tổng vốn FDI. Tiếp theo là Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Hong Kong...

Xét theo địa bàn đầu tư, Thanh Hoá là địa phương thu hút nhiều vốn nhất trong quý I, chủ yếu do sự điều chỉnh tăng 2,8 tỷ USD vốn đầu tư của dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Tiếp theo là Thái Nguyên, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng...

Trong những năm qua, FDI đóng vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách… cho Việt Nam. Do tầm quan trọng của nó, đầu tư trực tiếp nước ngoài là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm nghiên cứu cả trong và ngoài nước. Thành công và cả một số hạn chế của nó đã được đề cập trong nhiều bài nghiên cứu đăng tải trên các tạp chí, sách, báo... Ở đây chúng tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề đã tồn tại lâu nay nhưng ít được các nghiên cứu đề cập đến và một số vấn đề mới nảy sinh gần đây. Những phân tích này có thể là hữu ích cho việc hoạch định chính sách thu hút FDI ở Việt Nam những năm tới.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w