Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 51 - 52)

Thứ nhất, cần điều chỉnh mức lương.

Doanh nghiệp FDI chậm điều chỉnh tiền lương khi nhà nước tăng lương tối thiểu; tiền lương giữa các loại lao động không được quy định rõ ràng, nhất là tiền lương giữa lao động giản đơn và lao động có kỹ thuật, giữa người có nhiều năm công tác với người mới vào nghề chênh lệch nhau không đáng kể; làm thêm giờ, tăng ca vượt quá thời gian quy định nhưng trả lương không thỏa đáng; chất lượng bữa ăn giữa ca kém, điều kiện lao động không được cải thiện, khi năng suất lao động trong doanh nghiệp tăng đáng kể, nhưng trong một thời gian dài chế độ, quyền lợi của người lao động chậm được điều chỉnh tương xứng với thành quả lao động của họ thì rất dễ xảy ra tranh chấp giữa chủ doanh nghiệp và người lao động.

Thứ hai, trong doanh nghiệp cần phát huy được vai trò của công đoàn, tạo điều kiện để cán bộ công đoàn hoạt động.

Doanh nghiệp FDI chưa nhận thức được hoặc phớt lờ vai trò của công đoàn, chưa tạo điều kiện để cán bộ công đoàn hoạt động. Mặc dù thời gian qua, công đoàn cấp trên đã có nhiều nỗ lực phát triển công đoàn cơ sở, song vẫn còn tới gần 40% số doanh nghiệo có vốn FDI chưa có tổ chức công đoàn cơ sở hoặc có tổ chức công đoàn nhưng hoạt động chưa hiệu quả.

Trình độ, năng lực cán bộ công đoàn còn hạn chế, hầu hết là bán chuyên trách, ăn lương của doanh nghiệp nên chưa mạnh dạn bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của người lao động, ngại đấu tranh vì lo sợ bị mất việc làm. Khả năng thương lượng, đối thoại của công đoàn cơ sở để ký kết thỏa ước lao động tập thể, bảo vệ quyền lợi người lao động còn yếu. Hỗ trợ hoạt động của công đoàn cấp trên đối với công đoàn cơ sở còn hạn chế. Trong khi việc đối thoại, thương lượng giữa lãnh đạo doanh nghiệp và người lao động chưa được quan tâm thực hiện.

Khả năng giải quyết tranh chấp lao động của tổ chức công đoàn tại cơ sở còn hạn chế, chưa phát huy được vai trò chủ thể thương lượng do đó dễ dẫn đến các hành động tự phát của người lao động như đình công, gây ảnh hưởng đên hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Thứ ba, các quản lí các khu chế xuất, khu công nghiệp cần khẳng định được vai trò quản lí.

Vai trò Nhà nước trong quan hệ lao động ở các doanh nghiệp FDI còn nhiều yếu kém, điển hình là nhiều Ban quản lý các khu chế xuất – khu công nghiệp đã không làm tốt công tác nắm tình hình, phát hiện và xử lý kịp thời những vấn đề thuộc thẩm quyền. Công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện chưa tốt, để một số doanh nghiệp vi phạm chính sách, không đảm bảo điều kiện làm việc cho người lao động trong một thời gian dài, làm tích tụ mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động; không kịp thời kiến nghị các cơ quan chức năng sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật cho phù hợp với thực tế. Trong khi đó, hiểu biết và nhận thức của người lao động về các quy định của pháp luật lao động còn rất hạn chế, thu nhập của người lao động phần đông còn thấp và không ổn định.

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(56 trang)
w