Chính sách trong quan hệ lao động của các công ty FDI 1.Công đoàn

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 37 - 40)

4.1. Công đoàn

Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp FDI

Theo báo cáo tổng kết thực hiện về tăng cường công tác xây dựng Đảng, các đoàn thể nhân dân trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn FDI, tính tới cuối năm 2008, cả nước có 172.528 doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn FDI, chiếm 93,6% tổng số doanh nghiệp trên cả nước. Nhưng mới chỉ có 18.455 công đoàn cơ sở tại hai loại hình này được thành lập, đạt 10,8%. Số liệu cho thấy, việc thành lập công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp chậm so với tốc độ phát triển của doanh nghiệp. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI né tránh và khất lần việc thành lập công đoàn cơ sở. Theo họ, hoạt động công đoàn cơ sở vừa tốn kém thời gian, nhân lực, vừa rắc rối, lại phải đoáng đoàn phí bằng 2% tổng quỹ tiền lương của doanh nghiệp.

Theo báo cáo của VGCL, đến tháng 6/2009 cả nước có 670 LĐLĐ cấp quận, huyện; 436 công đoàn ngành địa phương, thành lập 97.306 công đoàn cơ sở. Hiện nay, cả nước khoảng 80% doanh nghiệp dân doanh, 60% doanh nghiệp FDI chưa có tổ chức công đoàn (Nguồn: Báo cáo 19 năm tổng kết Luật Công Đoàn, Bộ khoa học và công nghệ, 2009). Năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, cả nước kết nạp được 797.150 đoàn viên, thành lập mới 6.392 công đoàn cơ sở, trong đó có 316 tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp FDI và 1.139 tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Tại thành phố Hồ Chí Minh, có 50% doanh nghiệp có công đoàn cơ sở và 77% số lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn là đoàn viên công đoàn.

Chất lượng cán bộ Công đoàn cơ sở yếu: Cán bộ công đoàn của doanh nghiệp đa số được người lao động bỏ phiếu bầu ra tại Đại hội ban chấp hành công đoàn cơ sở. Tuy nhiên, người lao động chưa quan tâm đến việc bầu ban chấp hành công đoàn cơ sở vì họ cho rằng công đoàn cơ sở không đại diện được cho người lao động do họ nhận lương, thưởng, phụ cấp làm quản lý kiêm nhiệm của người sử dụng lao động nên người lao động không muốn bầu ra ban chấp hành công đoàn cơ sở. Hơn nữa, công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp có sử dụng trên 500 lao động mới có 1 cán bộ công đoàn chuyên trách nên tổ chức hoạt động công đoàn rất khó khăn. Bên cạnh đó, người lao động ngoài những giờ tăng ca kiếm thêm thu nhập đã rất

dài với doanh nghiệp nên họ không muốn đóng đoàn phí, không muốn gia nhập công đoàn.

Đối với trường hợp cán bộ công đoàn do công đoàn cấp trên cử xuống thì việc cử đại diện này cũng ngoài ý chí lựa chọn người đại diện của người lao động. Do vậy chất lượng cán bộ công đoàn cơ sở không do người lao động quyết định và năng lực của lãnh đạo công đoàn không được quan tâm cải thiện. Tóm lại, công đoàn cơ sở muốn đại diện thì ít nhất cán bộ công đoàn cơ sở phải do người lao động trực tiếp bầu ra và trả lương. Chính sách trả lương cho cán bộ công đoàn cơ sở phải đảm bảo tính khuyến khích cho công đoàn cơ sở hoạt động.

Thực tế thì cán bộ công đoàn cơ sở trong các doanh nghiệp FDI phải chịu áp lực từ hai phía. Người lao động giao phó cho họ đảm trách việc đại diện nhằm đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho họ mỗi khi có tranh chấp, mâu thuẫn về quyền và lợi ích giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thế nhưng, cán bộ công đoàn cơ sở thường là bán chuyên trách ăn lương của người sử dụng lao động, do vậy mối quan hệ giữa tổ chức công đoàn cơ sở với chủ doanh nghiệp khó có thể bảo đảm sự bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau khi giải quyết quyền và lợi ích trong quan hệ lao động. Vì thế cán bộ công đoàn cơ sở luôn ở thế yếu nên vai trò mờ nhạt là điều khó tránh khỏi. Trường hợp cán bộ công đoàn có năng lực, dám đứng lên bảo vệ quyền lợi cho người lao động, người sử dụng lao động thường tìm mọi cách vô hiệu hóa

4.2. Thỏa ước lao động tập thể:

Thỏa ước lao động tập thể thể hiện sự thỏa thuận về lợi ích của tập thể người lao động với người sử dụng lao động. Ngay khi doanh nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động thì doanh nghiệp phải thương lượng thỏa ước lao động tập thể để giảm phát sinh tranh chấp lao động về lợi ích, giúp quan hệ lao động tại doanh nghiệp được phát triển lành mạnh, hài hòa. Tuy nhiên, Bộ Luật Lao động vẫn chưa có chế tài bắt buộc các doanh nghiệp phải thương lượng tập thể và chưa quy định cụ thể quy trình thương lượng, ký kết thỏa ước lao động tập thể.

Thực tế trong quá trình thanh tra kiểm tra doanh nghiệp cho thấy nội dung thỏa ước lao động tập thể do bộ phận quản lý nhân sự của doanh nghiệp soạn thảo và được sao chép nguyên quyền và nghĩa vụ cho người lao động theo Bộ Luật Lao động nên lợi ích cho người lao động không được thể hiện trong thỏa ước lao động tập thể. Quy trình thực tiễn việc xây dựng thỏa ước lao động tập thể thực hiện tại doanh nghiệp FDI diễn ra như sau:

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w