Tình hình tranh chấp lao động và đình công

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 41 - 51)

Người sử dụng lao động thông qua Đăng ký

4.3. Tình hình tranh chấp lao động và đình công

Trong suốt thời gian qua, tình hình tranh chấp lao động ở Việt Nam chưa có lúc nào hết căng thẳng. Những phản ứng cá nhân, tập thể diễn ra liên tục và chưa hề có biểu hiện giảm. Mỗi năm ở Việt Nam xảy ra hàng ngàn vụ tranh chấp lao động dưới các dạng: đơn thư khiếu nại cá nhân; đơn thư khiếu nại tập thể; cãi cọ, xô xát giữa công nhân và cán bộ quản lí hoặc chuyên gia nước ngoài. Đó là chưa kể những trường hợp người lao động bất mãn nhưng không bộc lộ ra mà cố tình giảm cường độ, năng suất lao động hay ngấm ngầm phá hoại. Tranh chấp gay gắt, tranh chấp giữa nhiều cá nhân người lao động với người sử dụng lao động về cùng một nội dung sẽ làm đình công nổ ra.

Theo báo cáo “Tổng kết tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012” của Bộ Lao động Thương binh Xã hội, cả nước xảy ra 4.142 cuộc đình công từ năm 1995 đến hết năm 2011. Số vụ bình quân là 243.5 vụ/năm. Báo cáo cũng

đưa ra kết quả điều tra tình hình đình công năm 2011 với 885 vụ, trong đó doanh nghiệp FDI là 675 cuộc.

Biểu đồ 7: Xu thế các vụ đình công hàng năm và tỷ lệ tăng/giảm so với năm trước (Đơn vị tính: vụ, %)

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương Binh xã hội, 2011

Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động Thương binh Xã hội năm 2012, hơn 74.8% các cuộc đình công diễn ra ở doanh nghiệp FDI, tiếp đến là 22.85% ở các doanh nghiệp tư nhân, các doanh nghiêp nhà nước chỉ chiếm 2.35% trong gia đoạn từ năm 1995 đến tháng 11/2011. Qua đó thấy được tỷ lệ đình công xảy ra ở các doanh nghiệp FDI này càng gia tăng.

Biểu đồ 8: Xu thế đình công theo loại hình doanh nghiệp từ năm 1995 đến năm 2010 (Đơn vị tính: cuộc/năm)

Nguồn: Số liệu Ban Pháp Luật Tổng Liên Đoàn Nơi diễn ra

Hầu hết đình công xảy ra tập trung ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương. Theo số liệu của Ban Pháp Luật Tổng Liên Đoàn, Thành Phố Hồ Chí Minh xảy ra 665 cuộc chiếm 35% tổng số cuộc đình công trong cả nước, tỉnh Bình Dương xảy ra 496 cuộc chiếm 265, tỉnh Đồng Nai xảy ra 413 cuộc chiếm 22%. Trong giai đoạn 1995-2005, số lượng đình công ở Thành Phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương chiếm 81% tổng số cuộc đình công và tăng lên 84% trong giai đoạn 2006-2007. Qua đó thấy được các cuộc đình công ngày càng tập trung ở 3 địa phương này.

Xu thế đình công theo địa bàn

Biểu đồ 9: Xu thế đình công theo địa bàn từ năm 1995 đến năm 2010 (Đơn vị tính: cuộc/năm)

Nguồn: Số liệu Ban Pháp Luật Tổng Liên Đoàn Đối tác FDI và ngành nghề sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

Đình công xảy ra chủ yếu ở các doanh nghiệp FDI của Đài Loan và Hàn Quốc. Số lượng các cuộc đình công ở các doanh nghiệp FDI Đài Loan và Hàn Quốc chiếm 66% tổng số các cuộc đình công trong khu vực FDI và chiếm 47% tổng số các cuộc đình công trong cả nước.

Báo cáo “Tổng kết tình hình năm 2011 và triển khai nhiệm vụ năm 2012” của Bộ LĐTBXH cho thấy từ năm 1995 đến hết năm 2011 cả nước đã xảy ra 4.142 cuco65 đình công. Trong đó, doanh nghiệp FDI như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản chiếm 75.4% (3.122 cuộc). Tỷ lệ này đang có xu hướng tăng dần qua các năm, nhất là từ cuối năm 2005 và năm 2006.

Tỷ lệ số vụ đình công theo đối tác FDI

Biểu đồ 10: Tỷ lệ số vụ đình công theo đối tác FDI (Đơn vị tính: %,vụ)

Nguồn: Số liệu Ban Pháp Luật Tổng Liên Đoàn Từ các phân tích trên, cho thấy hầu hết các cuộc đình công đều xảy ra ở khu vực phía Nam, trong các doanh nghiệp FDI thuộc ngành dệt may-giày da của các nước Đông Nam Á. Sở dĩ có tình trạng này là do các quốc gia Đông Á như Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản là những nước đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất, có số doanh nghiệp khá lớn nên số cuộc đình công cao hơn là không tránh khỏi.

Nguyên nhân của các cuộc tranh chấp lao động

Đình công ở Việt Nam được phân loại là cuộc đình công mang tính tranh chấp lao động tập thể về quyền và cuộc đình công mang tính tranh chấp lao động tập thể về lợi ích dựa trên sự khác nhau của các nguyên nhân cơ bản.

Các cuộc đình công mang tính tranh chấp lao động tập thể về quyền thường xảy ra do người sử dụng lao động chưa thực hiện đúng quy định của pháp luật lao động và các cam kết đã thỏa thuận với người lao động. Sự khác biệt văn hóa và cung cách quản lí của người sử dụng lao động nước ngoài, hành động xúc phạm nhân phẩm người lao động, đặc biệt là bạo lực của người sử dụng lao động nước ngoài, cũng là những yếu tố dẫn đến đình công ở các doanh nghiệp FDI từ năm 1995 đến cuối năm 2005. Như vậy, những nguyên nhân chủ yếu gây ra đình công liên quan với sự vi phạm pháp luật của người sử dụng lao động. Cụ thể, hầu hết đình công đã xảy ra do người sử dụng lao động trả lương thấp hoặc còn nợ lương, trả lương làm thêm cho người lao động quá thấp hay không trả lương làm thêm giờ, không được ký kết hợp đồng lao động và không đóng bảo hiểm xã hội.

Do người sử dụng lao động không thực hiện đúng chính sách lao động nên quyền chính đáng của người lao động bị xâm phạm nghiêm trọng. Nói tóm lại, sự vi phạm pháp luật lao động của người sử dụng lao động và sự khác biệt về văn hóa giữa người lao động Việt Nam và người sử dụng lao động nước ngoài là những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu tới các cuộc đình công mang tính tranh chấp lao động tập thể về quyền trong giai đoạn 1995-2005.

Từ cuối năm 2005 đình công xảy ra chủ yếu xuất phát từ lợi ích kinh tế. Mục tiêu đình công của người lao động chuyển đòi quyền sang đòi lợi ích. nói cách khác thì các cuộc đình công chủ yếu chuyển từ trang chấp lao động về quyền sang tranh chấp lao động về lợi ích từ cuối năm 2005. Như vậy, các cuộc đình công mang tính tranh chấp lao động tập thể về lợi ích xảy ra do người lao động không hài lòng về tiền lương của mình. Đồng thời bản chất các cuộc đình công trở nên phức tạp hơn, đặc biệt là có sự lan truyền từ doanh nghiệp này sang doanh nghiệp khác, từ địa phương này đến địa phương khác.

Thêm vào đó, số cuộc đình công hàng năm tăng nhanh và cao hơn gấp nhiều lần những năm trước. Trong đó, tình hình đình công trong khu vực FDI luôn xảy ra theo xu hướng năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do việc chậm điều chỉnh tiền lương khi nhà nước tăng lương tối thiểu; tiền lương giữa lao động đơn giản và lao động có kĩ thuật, giữa người có nhiều năm công tác và người mới

vào nghề chênh lệch nhau không đáng kể và không được quy định rõ ràng; làm thêm giờ, tăng ca vượt quá thời gian quy định nhưng trả lương không thỏa đáng; chất lượng bữa ăn giữa ca kém, điều kiện lao động không được cải thiện. Ngoài ra, do giá cả sinh hoạt tăng nhanh, trong khi doanh nghiệp không chủ động điều chỉnh tiền lương, tiền thưởng, tiền ăn giữa ca nên đời sống người lao động gặp khó khăn rất nhiều.

Trong đó, một số nguyên nhân dẫn đến đình công ở khu vực FDI cao hơn so với các khu vực khác gồm:

• Do các doanh nghiệp FDI trả lương quá thấp

• Do sự khác biệt về văn hóa và hành vi công nghiệp trong các doanh nghiệp FDI

• Do cung cách quản lí

• Do hệ thống thanh kiểm tra hoạt động chưa hiệu quả

Bên cạnh đó, một trong những nguyên nhân chủ yếu của đình công có thể do sự thiếu kiến thức pháp luật lao động của người sử dụng lao động và người lao động về các trình tự hợp pháp nhằm giải quyết tranh chấp

Ví dụ: 600 công nhân của công ty trách nhiệm hữu hạn Crystal Sweater Việt Nam 100% vốn Hàn Quốc thuộc khu công nghiệp Tràng Duệ - An Dương - Hải Phòng đã đình công tự phát.

Gần đây nhất là ngày 12/9/2013, tại Cty TNHH Crystal Sweater VN với 100% vốn Hàn Quốc thuộc khu công nghiệo Tràng Duệ - An Dương – Hải Phòng đã xảy ra vụ đình công của hơn 600 công nhân của phân xưởng E6, E7. Theo phản ánh của công nhân, Cty này mới đi vào hoạt động được khoảng 3 tháng nhưng ép sản lượng quá cao dẫn đến nhiều lao động không có đủ thời gian ăn trưa, lương cơ bản là 2.652.000 đồng/tháng cộng với trợ cấp đi lại… thì thu nhập của người lao động cũng chỉ ở mức 3 triệu đồng/tháng. Đỉnh điểm mâu thuẫn là do công ty chuyển 7 công nhân từ bộ phận là hơi sang làm tại bộ phận khác đã không thông báo trước cho người lao động biết.

Thực trạng chung: Theo thống kê của Liên đoàn lao động Hải Phòng, từ đầu năm đến nay trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã diễn ra 7 cuộc đình công với tổng số 4.658 lao động ngừng việc mà hầu hết các cuộc đình công này đều mang 3 đặc điểm chung là: tự phát; không theo quy trình của pháp luật và không do công đoàn cơ sở lãnh đạo.

Không những ở Hải Phòng mà rất nhiều tỉnh khác cũng thường xuyên xảy ra các vụ đình công liên quan đến thu nhập, chủ doanh nghiệp vi phạm pháp luật và luật công đoàn không giải quyết kịp thời kiến nghị hợp pháp của người lao động.

Tại Thái Bình ngày 26/7/2013, toàn bộ khoảng 2.300 công nhân Công ty Trách nhiệm hữu hạn Ivory Việt Nam (100% vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất hàng may mặc tại thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư, Thái Bình) đã ngừng việc tập thể để đòi Công ty đáp ứng một số quyền lợi. Công nhân đã không vào làm việc mà đứng tụ tập rất đông trước cổng phụ của Công ty. Ông Trần Huy Hải - Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Vũ Thư cho biết: “Cuộc đình công là tự phát nhưng lý do đình công của công nhân là chính đáng vì Công ty vi phạm luật về giờ làm thêm, cũng như định mức quá khả năng của người lao động”.

Hoặc tại Hải Dương sáng 5/8/2013, gần 1.000 công nhân của Công ty liên doanh Glopal - Cefinar chuyên may hàng xuất khẩu, trụ sở tại phường Cẩm Thượng thành phố Hải Dương đã kiên quyết không chịu vào xưởng làm việc. Theo phản ánh của công nhân, nguyên nhân là do Ban Giám đốc Công ty đã nhiều lần hứa tăng lương nhưng không tăng, trong khi đó công nhân thường xuyên phải tăng ca, làm thêm giờ. Các cuộc đình công không chỉ gây thiệt thòi cho người lao động mà còn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng đến nền kinh tế, trong đó là khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Vì thế cần phải giải quyết rốt ráo vấn đề này trong dự án luật lao động sửa đổi để quyền lợi của người lao động được đảm bảo, giảm bớt các cuộc đình công.

Để giải quyết tốt những vấn đề liên quan đến đình công và giải quyết đình công, trước hết, nhà nước phải có những chính sách cụ thể thực hiện đường lối phát triển kinh tế – xã hội nhằm phát triển các loại hình DN. Luật sửa đổi, bổ sung một

số điều của Bộ luật lao động phải quy định những vấn đề liên quan đến phòng ngừa, giải quyết tranh chấp lao động và đình công phù hợp với đặc điểm, tình hình kinh tế xã hội của Việt Nam.

Quan hệ trong đảm bảo vệ sinh an toàn lao động

Những doanh nghiệp có quy mô lớn, ổn định, những doanh nghiệp tham gia các chứng chỉ ISO hoặc tham gia cam kết với khách hàng và quy định của các tập đoàn kinh tế lớn thì việc chấp hành an toàn vệ sinh, bảo hộ trong lao động tương đối tốt.

Theo một khảo sát của Viện công nhân và công đoàn về “Quan hệ lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài”

Việc trang cấp phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

Bảng 3: Việc trang cấp phương tiện bảo hộ lao động cá nhân

Tổng số Nông lâm – thủy sản Xây dựng – giao thông vận tải Dệt may – Giày da Thươn g mại – Dịch vụ Sản xuất công nghiệp Không ý kiến 4,9% 1,9% 8,0% 5,1% 3,7% Đầy đủ 65,2% 78,8% 83,9% 63,0% 58,5% 64,4% Không đầy đủ 22,3% 15,4% 8,1% 23,7% 30,5% 22,0% Không có 7,6% 3,8% 8,1% 5,3% 5,9% 10,0% Tổng số 100,0% 100,0% 100,0 % 100,0% 100,0% 100,0%

Có 65.2% lao động trả lời đã được doanh nghiệp trang bị đúng và đủ các phương tiện bảo hộ lao động cá nhân, trong khi đó 22.3% lao động không được trang bị đầy đủ và 7.6% lao động không được trang bị bất kỳ phương tiện bảo hộ lao động nào khi làm việc.

Các doanh nghiệp cũng đã phổ biến, huấn luyện quy trình-kĩ thuật an toàn lao động, vệ sinh-an toàn lao động cho người lao động. Tuy nhiên, cũng chỉ có khoảng 70% lao động trong doanh nghiệp FDI được tham gia, 20% không được tham gia, số còn lại thì không biết đã tham gia hay không.

Về các điều kiện đảm bảo an toàn-vệ sinh trong doah nghiệp khác, như: xây dựng nhà vệ sinh, phòng thay quần áo, nhà tắm, nhà ăn tập thể. Nhìn chung các doanh nghiệp đều có các công trình vệ sinh. Có khoảng 93% doanh nghiệp có nhà vệ sinh và 70% doanh nghiệp có nhà ăn tập thể, tuy nhiên mới có khoảng 1/3 doanh nghiệp có phòng thay quần áo và nhà tắm.

Về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh

Bảng 4: Về điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh

Tổng số Nông lâm – thủy sản Xây dựng – giao thông vận tải Dệt may – Giày da Thương mại – Dịch vụ Sản xuất công nghiệp Nhà vệ sinh 93,3% 96,2% 96,8% 92,7 % 94,9% 92,4%

Phòng thay quần áo 32,7% 28,8% 11,3% 9,0% 61,9% 44,7%

%

Nhà ăn tập thể 70,3% 92,3% 85,5% 57,3

% 39,0% 83,1%

Bên cạnh đó công tác vệ sinh an toản lao động trong một số doanh nghiệp vẫn còn hạn chế trên cả bình diện lí luận cũng như thực tiễn. Những yếu kém này thể hiện ở ba bình diện:

Hệ thống chính sách pháp luật về vệ sinh lao động chưa thích ứng kịp với sự biến đổi nhanh chóng của thực tiễn.

Hiện tượng vi phạm các quy định về vệ sinh lao động còn rất phổ biến. Số người mắc bệnh nghề nghiệp không ngừng tăng lên.

Bảo hiểm xã hội

Về chính sách bảo hiểm xã hội nhiều người lao động không biết mình có được tham gia hay không và tham gia với mức nào. Các sự cố lien quan đến bảo hiểm xã hội chỉ lộ ra khi có tranh chấp lao động hoặc chấm dứt hợp đồng lao đồng. Nhiều doanh nghiệp trốn tránh tham gia bảo hiểm, thậm chí còn chiếm dụng tiền lương của người lao động.

Theo Báo Đầu tư thì năm 2012, khối doanh nghiệp FDI đã có 1.137 doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội từ 1 tháng trở lên. Trong đó, có tới 81 doanh nghiệp FDI nợ bảo hiểm xã hội trên 12 tháng. Theo Phó giám đốc Bảo hiểm xã hội thành phố hồ chí minh cho biết tình trạng doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội đang có chiều hướng gia tăng, do mức độ xử phạt còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Hệ lụy của việc này là hàng ngàn lao động đã bị mất trắng quyền lợi bảo hiểm xã hội

Một phần của tài liệu tiểu luận quản trị nhân sự thực trạng về chính sách trong quan hệ lao động của công ty fdi (Trang 41 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(59 trang)
w