Kết luận chung về thực nghiệm

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng sư phạm của g.polya vào dạy học giải bài tập phương trình và hệ phương trình cho học sinh trung học phổ thông (Trang 83 - 85)

9. Cấu trúc của khóa luận

3.4. Kết luận chung về thực nghiệm

Mặc dầu chúng tôi mới tiến hành thực nghiệm sư phạm trên một phạm vi hẹp (một lớp thực nghiệm và một lớp đối ch ứng), song kết quả thực nghiệm sư phạm phần nào đã chứng tỏ: Các phương thức sư phạm đề xuất có tính khả thi và tính hiệu quả, học sinh được học tập trong môi trường “động”, tức là học sinh được hoạt động, được giao lưu và tích cực tự khám phá các kiến thức, do vậy những phương pháp này cần được nhân rộng ra các phần kiến thức khác nhau ở trường THPT.

Từ đó chúng tôi cho rằng, nếu thường xuyên áp dụng dạy học theo định hướng trên thì có tác dụng rất tốt trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh, lôi cuốnhọc sinh vào các hoạt động học tập tự giác, tích cực, độc lập và sáng tạo, giúp học sinh rèn luyện các hoạt động trí tuệ trong khi giải toán.

KẾT LUẬN

Trên đây là toàn bộ khóa luận “Vận dụng tư tưởng sư phạm của G.Polya vào dạy học giải bài tậ p phương trình và hệ phương trình cho học sinh trung học phổ thông”. Trong khóa luận này chúng tôi đã phân tích được hệ thống các quan điểm sư phạm của G.Polya về dạy học giải bài tập thông qua một số ví dụ về bài tập phương trình và hệ phương trình , nhằm đề xuất một số phương thức sư phạm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học giải bài tập nói chung và bài tập phương trình và hệ phương trình nói riêng. Để từ đó có cơ sở đề xuất một số phương thức sư phạm có hiệu quả để bồi dưỡng cho học sinh THPT trong quá trình học chủ đề phương trình và hệ phương trình. Và chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm sư phạm để minh họa tính khả thi và hiệu quả của những phương thức được đề xuất.

Hy vọng khóa luận là một tài liệu tham khảo bổ ích cho các bạn sinh viên và giáo viên Toánở trường phổ thông.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Hà Văn Chương, Phương trình và hệ phương trình không mẫu mực, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 2012.

[2]. G.Polya, Giải một bài toán như thế nào ?, Nxb Giáo dục, 2010.

[3]. G.Polya, Sáng tạo Toán học, Nxb Giáo dục, 2010.

[4]. G.Polya, Toán học và những suy luận có lý, Nxb Giáo dục, 2010.

[5]. Trần Văn Hạo,Đại số 10 (sách giáo viên), Nxb Giáo dục, 2010. [6]. Trần Văn Hạo, Tài liệu chủ đề tự chọn nâng cao Toán 10, Nxb Giáo dục, 2006.

[7]. Trần Văn Hạo,Đại số và giải tích 11, Nxb Giáo dục, 2010.

[8]. Trần Văn Hạo, Đại số và giải tích 11 (sách giáo viên) , Nxb Giáo

dục, 2010.

[9]. Trần Văn Hạo, Giải tích 12, Nxb Giáo dục, 2008.

[10]. Phan Huy Khải, Các chuyên đề Toán trung học phổ thông, Nxb

Giáo dục, 2006.

[11]. Nguyễn Bá Kim (chủ biên), Đinh Nho Chương, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dương Thụy, Nguyễn Văn Thường, Phương pháp dạy học môn Toán (phần 2: Dạy học các nội dung cụ thể), Nxb Giáo dục, 2006.

[12]. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán, Nxb Đại học

sư phạm, 2006.

[13]. Nguyễn Văn Lộc, Các phương pháp không mẫu mực giải toán phương trình–hệ phương trình, Nxb Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh, 2012.

[14].Đoàn Quỳnh,Đại số và giải tích nâng cao 11, Nxb Giáo dục, 2007.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng sư phạm của g.polya vào dạy học giải bài tập phương trình và hệ phương trình cho học sinh trung học phổ thông (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)