Kỹ năng giải bài tập toán

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng sư phạm của g.polya vào dạy học giải bài tập phương trình và hệ phương trình cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 44)

9. Cấu trúc của khóa luận

1.6.Kỹ năng giải bài tập toán

1.6.1. Khái niệm kỹ năng

Thực tiễn cuộc sống luôn đặt ra những nhiệm vụ nhận thức hay thực hành nhất định cho con người. Để giải quyết được công việc con người cần vận dụng vốn hiểu biết, kinh nghiệm của mình nhằm tách ra những mặt của hiện thực là bản chất đối với nhiệm vụ và thực hiện những biến đổi có thể dẫn tới chỗ giải quyết được nhiệm vụ. Với quá trìnhđó con người dần hình thành cho mình kỹ năng để giải quyết các vấn đề đặt ra.

TheoG.Polya: “Trong Toán học, kỹ năng là khả năng giải các bài toán, thực hiện các chứng minh cũng như phân tích có phê phán các lời giải và chứng minh nhận được”.

Nói đến kỹ năng là nói đến cách thức, thủ thuật và trình tự thực hiện các thao tác hành động để đạt tới mục đích đãđịnh. Cơ sở của kỹ năng là kiến thức. Người có kỹ năng thực hiện một hành động nào đó phải biết vận dụng những khái niệm và những kiến thức đã lĩnh hội được vào g iải quyết những nhiệm vụ cụ thể, phải biết tri thức một cách đúng đắn và hợp lí, phù hợp với mục tiêu của hành động.

Như vậy, kỹ năng là khả năng vận dụng tri thức để thực hiện có hiệu quả một hành động nào đó, kỹ năng là một nghệ thuật, kỹ năng thuộc phạm vi hành động.

Có thể chia kỹ năng theo các cấp độ khác nhau:

- Kỹ năng ghi nhớ và tái hiện thông tin (kỹ năng biết).

- Kỹ năng áp dụng các thông tin vào tình huống mới mà không cần sự gợi ý (kỹ năng vận dụng).

- Kỹ năng chia thông tin thành các bộ phận và thiết lập sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng (kỹ năng phân tích).

- Kỹ năng cải tổ các thông tin từ các nguồn khác nhau, trên cơ sở đó tạo nên mẫu mới (kỹ năngtổng hợp).

- Kỹ năng phán đoán về giá trị của một tư tưởng, phương pháp, tài liệu nào đó (kỹ năng đánh giá) .

1.6.2. Sự hình thành kỹ năng

Kỹ năng chỉ được hình thành thông qua quá trình tư duy để giải quyết các nhiệm vụ đặt ra. Khi tiến hành tư duy trên các sự vật thì chủ thể thường phải biến đổi, phân tích đối tượng để tách ra các khía cạnh và những thuộc tính mới. Quá trình tư duy diễn ra nhờ các thao tác phân tích, tổng hợp, trừu tượng hoá và khái quát hoá cho tới khi hình thành được mô hình về một mặt nào đó của đối tượng mang ý nghĩa bản chất.

1.6.3. Điều kiện hình thành và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành kỹ năng

*Đểthể hiện được kỹ năng về một hành động nào đó thì chúng ta cần phải: - Có kiến thức để hiểu được mục đích của hành động, biết được điều kiện, cách thức để đi đến kết quả, để thực hiện hành động.

- Tiến hành hành động đó với yêu cầu của nó. -Đạt được kết quả phù hợp với mục đích đãđề ra.

- Có thể hành động có hiệu quả trong những điều kiện khác nhau. - Có thể qua bắt chước, rèn luyện để hình thành kỹ năng nhưng phải trải qua thời gian đủ dài.

* Sự hình thành kỹ năng bị ảnh hưởng bởi những yếu tố sau: - Nội dung của bài toán.

- Tâm thế và thói quen: Việc tạo ra tâm thế thuận lợi trong học tập sẽ giúp cho học sinh dễ dàng trong việc hình thành kỹ năng.

- Kỹ năng ở mức độ cao hay thấp.

1.6.4. Một số giai đoạn hình thành kỹ năng

Theo K.Platônôp, G.Gôlubep thì kỹ năng được hình thành qua năm giai đoạn như sau:

Giai đoạn 1: Giai đoạn có kỹ năng sơ đẳng. Ở giai đoạn này con người ý thức được mục đích hành động và tìm kiếm hành đ ộng dựa trên vốn hiểu biết và kỹxảo đời thường. Hành động được thực hiện theo cách “thử” và “ sai”.

Giai đoạn 2: Giai đoạn biết cách làm nhưng không đầy đủ. Ở giai đoạn này, con người có hiểu biết về cách thức thực hiện hành động, sử dụng các kỹ xảo đã có nhưng không phải là các kỹ xảo chuyên biệt dành cho hoạt động này.

Giai đoạn 3: Giai đoạn có kỹ năng chung nhưng mang tính chất riêng lẻ. Trong giai đoạn này, con người có hàng loạt kỹ năng phát triển cao nhưng còn mang tính chất riêng lẻ, các kỹ năng này cần thiết cho các dạng hoạt động khác nhau.

Giai đoạn 4: Giai đoạn có kỹ năng phát triển cao. Ở giai đoạn này, con người biết sử dụng sáng tạo vốn hiểu biết và kỹ năng đã có. Họ không chỉ ý thức được mục đích hành động, mà còn ý thức được cả động cơ lựa chọn cách thức để đạt được mục đích.

Giai đoạn 5: Giai đoạn có tay nghề “Trong giai đoạn này, con người biết sử dụng một cách sáng tạo đầy triển vọng các kỹ năng khác nhau”.

1.6.5. Kỹ năng giải toán

“Kỹ năng giải toán là khả năng vận dụng các tri thức toán học để giải các bài tập toán (bằng suy luận, bằng chứng minh,…). Để thực hiện tốt nhiệm

vụ dạy toán ở trường trung học phổ thông, một trong những yêu cầu được đặt ra là: Về tri thức kỹ năng cần chú ý những tri thức phương pháp, đặc biệt là những phương pháp có tính chất thuật toán và những kỹ năng tươngứng như kỹ năng chứng minh toán học,kỹ năng hoạt động và tư duy hàm’’.

Mỗi hoạt động dạy học toán đều liên hệ với những hoạt động nhất định. Đó là những hoạt động được tiến hành trong quá trình hình thành hoặc vận dụng nội dung đó. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một nội dung là vạch được một con đường để truyền thụ nội dung đó và thực hiện những nhiệm vụ dạy học khác, cũng đồng thời là cụ thể hoá được nhiệm vụ dạy học nội dung đó. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khi học giải toán, HS thực hành các công việc của người làm toán. Vì vậy một yêu cầu quan trọng cần đạt được trong dạy học toán là học sinh phải nắm vững kiến thức, có kỹ năng, kỹ xảo vận dụng trong thực hành giải toán. Tuỳ theo từng nội dung kiến thức truyền thụ cho học sinh mà ta có những yêu cầu rèn luyện kỹ năng tương ứng.

Kỹ năng là khả năng tiến hành một hành động một cách thành thạo và hiệu quả tốt. Vì vậy để hình thành kỹ năng, thì GV cần phải tổ chức cho học sinh tiến hành nhiều lần hành động tương ứng.

Một phần của tài liệu khóa luận tốt nghiệp vận dụng tư tưởng sư phạm của g.polya vào dạy học giải bài tập phương trình và hệ phương trình cho học sinh trung học phổ thông (Trang 41 - 44)