9. Cấu trúc của khóa luận
1.8. Kết luận chương 1
Như vậy trong chương 1, chúng ta đã phân tích và làm rõ được một số quan điểm về định hướng đổi mới PHDH nói chung và trong môn Toán nói riêng. Trong chương này chúng ta cũng đã phân tích được một số vấn đề về dạy học giải bài tập toán và những chức năng của nó trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, khóa luận đã phần nào làm rõđược vai trò của tư tưởng sư phạm của G.Polya trong quá trình dạy học giải toán, đó là: “Dạy học toán là dạy
cách suy nghĩ tìm tòi lời giải cho các bài toán”, “Chú trọng khảo sát toán, xem xét các trường hợp riêng,trường hợp đặc biệt để khái quát hóa để đi đến cách giải bài toán cần giải”, “Luyện tập cho học sinh phát triển bài toán thông qua hoạt động khái quát hóa, tương tự hóa”. Theo tư tưởng này chúng
ta sẽ trang bị cho HS những tri thức phương pháp để giải quyết vấn đề trong đời sống xã hội nói chung và trong giải toán nói riêng. Ngoài ra,ở chương 1 chúng ta cũng đã phân tích được một một số đặc điểm dạy học giải bài tập phương trình, hệ phương trình vàđịnh hướng khai thác tư tưởng sư phạm của G.Polya vào dạy học nội dung này.
Trong chương2,chúng ta sẽ đề xuất những phương thức sư phạm theo định hướngcủaG.Polya nhằmgóp phần nâng cao chất lượng dạy học giải bài tập phương trình và hệ phương trình cho học sinhTHPT.
Chương2.MỘT SỐ PHƯƠNG THỨC SƯ PHẠM GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC GIẢI BÀI TẬP PHƯƠNG
TRÌNH VÀ HỆ PHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH THPT
2.1. Phân tích nội dung chủ đề bài tập phương trình và hệ phươngtrìnhtrong chương trình môn Toánở trường THPT