Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa” ppt (Trang 57 - 60)

- Nguyên nhân chủ quan đến từ phía ngân hàng:

+ Chi nhánh chưa xây dựng một chính sách tín dụng cụ thể và thích hợp trong từng thời kỳ. Do có sự cạnh tranh cao trong ngành ngân hàng nên chi nhánh chưa có một chiến lược cụ thể, thích ứng với biến động cảu nền kinh tế mà mới chỉ dừng lại ở việc đề ra một số chỉ tiêu tín dụng cho năm kế hoạch như mức tăng trưởng dư nợ tín dụng, hạn chế nợ xấu. Khi cuộc khủng tài chính toàn cầu diễn ra, nếu có một chiến lược tín dụng từ trước thì có lẽ chi nhánh sẽ bớt khó khăn hơn nhiều trong việc quản trị rủi ro tín dụng.

+ Đội ngũ cán bộ tín dụng thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ nhưng vẫn chưa đảm bảo do hoạt động tín dụng diễn ra hết sức phức tạp.Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ tín dụng của chi nhánh lại đang trong quá trình trẻ hóa, chưa có nhiều kinh nghiệm tác nghiệp. Việc mắc sai lầm trong đánh giá khách hàng vẫn có thể xảy ra.

+ Hệ thống thông tin ngân hàng chưa hoàn thiện. Để có thể hạn chế mức thấp nhất rủi ro đến từ vấn đề thông tin không cân xứng, cán bộ tín dụng cần càng nhiều thông tin chuẩn xác về khách hàng càng tốt. Các thông tin này cần được ngân hàng thu thập, đôi khi phải bỏ tiền ra mua. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng vẫn giữ vai trò chủ yếu trong công đoạn này vì hệ thống thông tin của chi nhánh chưa đáp ứng đủ yêu cầu.

+ Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ chưa dạt hiệu quả. Luôn cần có bộ phận này hoạt động độc lập để có thể đưa ra ý kiến chính xác về chất lượng cán bộ tín dụng của chi nhánh một cách khách quan nhất. Đây là một công việc khó khăn, nhiều áp lực nên vẫn có trường hợp hệ thống đánh giá nội bộ này bỏ qua các sai phạm của cán bộ tín dụng bởi lẽ sự độc lập trong hoạt động của cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ chưa được đảm bảo. Nhiều lúc, các đánh giá, nhận xét của các cán bộ này vẫn dựa vào quan hệ.

- Nguyên nhân khách quan:

+ Các nguyên nhân đến từ phía khách hàng: Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro tín dụng từ phía khách hàng là việc khách hàng kinh doanh thua lỗ, hàng hóa chậm tiêu thụ, phá sản. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc chiến lược kinh doanh của khách hàng gặp vấn đề. Nếu sức cạnh tranh của sản phẩm kém hoặc chiến lược Marketing không được thực hiện đúng, chính xác do năng lực công nhân viên kém… đều có thể làm tình hình kinh doanh của họ xấu đi. Nếu dự án không đem lại hiệu quả như mong đợi thì việc khách hàng hoàn trả vốn vay cũng như lãi vai cho ngân hàng là điều hết sức khó khăn. Ngoài ra, cũng có thể do khách hàng bị đối tác, nhà cung cấp chiếm dụng vốn quá lâu, trong ngắn hạn không thể có nguồn tiền trả cho ngân hàng hoặc có thể do khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích.

+ Nguyên nhấn đến tư môi trường kinh tế: Do các chính sách quản lý nền kinh tế ở nước ta đang trong quá trình hoàn thiện để phù hợp với điều kiện thực tiễn nên các doanh nghiệp có thể không thích nghi ngay được với sự thay đổi này dẫn đến sự thua lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Các văn bản pháp luật hiện nay còn có sự chồng chéo, trùng lặp nên việc áp dụng là khó khăn. Một ví dụ điển hình là việc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thương mại đến cuối năm 2010 phải có vốn điều lệ là 3000 tỷ đồng. Đến hết quý I năm 2010, nhiều ngân hàng vẫn chưa tìm ra biện pháp nào để tăng

vốn điều lệ lên mức này ngoài việc phát hành thêm cổ phiếu ra công chúng giữa lúc thị trường chứng khoán vẫn rất ảm đạm. Tuy Ngân hàng Nhà nước đã cho các ngân hàng một khoảng thời gian để làm việc này nhưng việc tính toán thời điểm là không hợp lý. Các ngân hàng vừa mới trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế vẫn gặp rất nhiều khó khăn, thị trường chứng khoán ảm đạm thì việc tăng vốn điều lệ là khó thực hiện. Nếu thời hạn này vẫn duy trì thì có nhiều ngân hàng nhỏ sẽ phải thực hiện sát nhập hoặc giải thể.

Một nguyên nhân khác của nhóm này là nền kinh tế Việt Nam có sức cạnh tranh kém hơn nhiều nước phát triển và trong khu vực. Thói quen làm ăn kinh tế nhỏ lẻ đã ăn sâu vào tiềm thức của người dân, chưa thực sự đổi mới và thích hợp với yêu cầu chung của thế giới. Việc làm ăn nhỏ lẻ sẽ tạo ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp này bởi lẽ quy mô nhỏ đồng nghĩa với lượng vốn nhỏ, công nghệ yếu kém, trình độ quản lý có hạn, không tận dụng được lợi thế kinh tế của quy mô, sức sạnh tranh yếu kém.

CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐỐNG ĐA

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa” ppt (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)