Ngân hàng hoàn toàn có thể giảm thiểu rủi ro tín dụng bằng cách áp dụng các biện pháp sau
- Bảo đảm tín dụng
Đảm bảo tín dụng là sự đảm bảo cho ngân hàng rằng có 1 nguồn vốn khác để hoàn trả khi ngân hàng không thu hồi được nợ.
Đối với ngân hàng, đây là nguồn trả nợ thứ hai nếu nguồn thu nợ thứ nhất (phương án trả nợ) không thực hiện được. Vì vậy, đây là công cụ hạn chế rủi ro tín dụng, thúc đẩy khách hàng thực hiện tốt dự án để thu hồi lại tài sản đảm bảo.
Bảo đảm tín dụng có các đặc tính sau:
+ Thứ nhất, giá trị tài sản đảm bảo hoàn toàn có thể xác định được và có tính chuyển nhượng.
+ Thứ hai, có sãn thị trường tiêu thụ cho tài sản này
+ Thứ ba, có các giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, sở hữu đối với tài sản.
Bảo đảm tín dụng có 3 hình thức, đó là:
+ Thế chấp: là việc bên đi vay chuyển quyền sở hữu tài sản sang cho ngân hàng thông qua việc giao các giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho ngân hàng nắm giữ trong thời hạn của hợp đồng tín dụng. Còn quyền sử dụng tài sản vẫn thuộc về khách hàng.
+ Cầm cố: là việc bên đi vay chuyển quyền kiểm soát và bảo quản cho ngân hàng.
hiện thay các nghĩa vụ tài chính của người đi vay đối với ngân hàng trong trường hợp người đi vay không thể hoặc cố ý không thực hiện.
- Bảo hiểm tín dụng
Bảo hiểm tín dụng được khách hàng mua cùng với việc được cấp tín dụng từ ngân hàng. Sản phẩm bảo hiểm này do các công ty bảo hiểm cung cấp, đảm bảo rằng các nghĩa vụ tài chính của khách hàng với ngân hàng vẫn được thực hiện trong trường hợp khách hàng tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn…
Nhờ có bảo hiểm tín dụng mà cả ngân hàng lẫn khách hàng đều có thể dự phòng trong trường hợp có sự kiện bảo hiểm xảy ra. Thêm vào đó, nhờ có sản phẩm bảo hiểm này mà thị trường hoạt động của các công ty bảo hiểm được mở rộng.
- Phân tán rủi ro
Học thuyết về đa dạng hóa danh mục đầu tư được Markowitz nghiên cứu và đưa ra từ những năm 50 của thế kỷ XX. Theo học thuyết này, bằng việc đa dạng hóa tài sản nắm giữ trong một danh mục đầu tư, rủi ro của toàn danh mục thấp hơn so với việc nắm giữ từng tài sản riêng rẽ do trong danh mục sẽ có các tài sản có biến động ngược chiều nhau với cùng một biến cố kinh tế.
Với ngân hàng thương mại cũng vậy. Các ngân hàng không nên dồn vốn đầu tư vào một hay một số khách hàng, cho dù khách hàng đó có kinh doanh hiêu quả, uy tín cao. Theo quyết định 493/2005/QD-NHNN ngày 22/04/2005 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, dư nợ của một khách hàng tại một ngân hàng không được vượt quá 15% vốn của ngân hàng.
Ngoài ra, ngân hàng cũng nên tham gia vào các hợp đồng tín dụng đồng tài trợ (có sự tham gia tài trợ của nhiều ngân hàng) để hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.