hiệu quả
Chiến lược tín dụng của một ngân hàng thương mại là tập hợp các biện pháp liên quan đến việc khuyêch trương tín dụng hoặc hạn chế tín dụng để đạt được mục tiêu đã hoạch định của ngân hàng đó và hạn chế rủi ro tín dụng, bảo đảm an toàn trong kinh doanh tín dụng của ngân hàng. Bất cứ một chiến lược tín dụng nào cũng phái đảm bảo đạt được 2 mục tiêu là lợi nhuận cho ngân hàng, hạn chế rủi ro tín dụng. Chính sách tín dụng là yếu tố cơ bản, là nền tảng để quản trị rủi ro tín dụng có hiệu quả. Chính sách tín dụng được xây dựng cẩn thận, thống nhất sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về cơ hội kinh doanh.
Phân tích tín dụng là việc ngân hàng tìm kiếm, phân tích, đánh giá thông tin về khách hàng để từ đó đưa ra quyết định có cấp tín dụng hay không.
Để chuẩn hóa quá trình phân tích, các ngân hàng thường đặt ra quy trình phân tích tín dụng. Đó chính là các bước, các nội dung công việc mà cán bộ tín dụng và các phòng ban có liên quan phải thực hiện khi tài trợ vốn cho khách hàng. Các bước chính trong một quy trình tín dụng bao gồm:
Bước 1: Phân tích trước khi cấp tín dụng.
Đây là bước quan trọng nhất, quyết định chất lượng của phân tích tín dụng. Nội dung chủ yếu của bước này là thu thập và xử lý các thông tin liên qun đến khách hàng bao gồm năng lực sản xuất kinh doanh và uy tín, danh mục tài sản của khách hàng, các điều kiện kinh tế ảnh hưởng đến khách hàng…
Phương pháp thu thập xử lý thông tin bao gồm:
- Phỏng vấn trực tiếp: là việc cán bộ ngân hàng gặp gỡ trực tiếp người vay vốn, thăm quan nhà xưởng, văn phòng… Phỏng vấn trực tiếp giúp ngân hàng có những cảm nhận xác thực về thực trạng hoạt động của người đi vay.
- Mua hoặc tìm kiếm các thông tin qua các trung gian như qua các cơ quan quản lý Nhà nước, các ngân hàng bạn…
- Thông qua các báo cáo tài chính của bên đi vay: ngân hàng thường yêu cầu các khách hàng gửi báo cáo tài chính, báo cáo bán hàng,…Từ các báo cáo này, ngân hàng sẽ phân tích thực trạng tài chính của công ty, đánh giá khả năng sinh lời và khả năng trả nợ của khách hàng.
Nội dung phân tích bao gồm:
- Đánh giá tài sản của khách hàng: Các doanh nghiệp đều có bảng cân đối kế toán trong đó bên tài sản phản ánh số dư giá trị tài sản tại một thời điểm hoặc kết dư trung bình trong kỳ. Đối với cá nhân hoặc hộ gia đình, ngân hàng thu thập các thông tin về tình hình kinh doanh, thu nhập. Các thông tin trên cho biết quy mô, chất lượng tài sản, khả năng quản lý của khách hàng.
- Đánh giá các khoản nợ: nợ của người đi vay có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau.
+ Theo thời gian: gồm nợ ngắn hạn (các khoản vay ngắn hạn) và nợ trung, dài hạn (các khoản vay trung và dài hạn). Ngân hàng còn xem xét các khoản nợ đến hạn trong năm và các khoản nợ phải trả trong các năm sau.
Nhìn chung, các khoản vay ngắn hạn thường dùng tài trợ cho tài sản lưu động còn các khoản vay trung và dài hạn dùng để tài trợ cho tài sản cố định, Do đó, mối tương quan giữa chúng là đối tượng phân tích của ngân hàng.
+ Theo chủ nợ: gồm có nợ nhà cung cấp, nợ nhân viên, nợ các tổ chức tín dụng, nợ ngân sách Nhà nước. Danh sách chủ nợ của khách hàng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để nhận biết tình hình nợ nần của khách hàng.
- Phân tích luồng tiền: lợi nhuận kế toán của doanh nghiệp hưa phải là nguồn tiền để trả nợ mà ngân hàng cần phải quan tâm đến thời điểm cũng như độ lớn của dòng tiền của doanh nghiệp.
- Sử dụng các tỷ lệ: sau cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới những năm 30 của thế kỷ trước, rất nhiều ngân hàng nhận ra rằng họ không thu hồi được nợ ngay cả khi họ cho vay các khoản vốn lưu động phù hợp. Các ngân hàng sau đó đã áp dụng các sử dụng các tỷ lệ được tính từ báo cáo tài chính của doanh nghiệp để biết được tực trạng tài chính trong quá khứ của khách hàng, từ đó có các dự báo cho tương lai.
Có các nhóm tỷ lệ sau:
+ Nhóm tỷ lệ thanh khoản: đo khả năng của người đi vay trong việc đáp ứng trách nhiệm tài chính ngắn hạn. Dựa vào đó ngân hàng đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của khách hàng khi đến hạn.
+ Nhóm tỷ lệ sinh lời: đo khả năng tạo lợi nhuận của người đi vay. Khả năng này quyết định khả năng hoàn trả lãi và vốn vay của khách hàng. Về bản chất,khả năng trả nợ trước hết phải được đảm bảo bằng khả năng sinh lời.
+ Nhóm tỷ lệ rủi ro: là những đánh giá của ngân hàng trên cơ sở phân tích môi trường hoạt động của khách hàng xem khách hàng phải đối mặt với những rủi ro nào, mức độ ra sao. Một ví dụ về phân tích nhóm tỷ lệ rủi ro là việc phân tích doanh nghiệp dựa vào mô hình 5 nhân tố của M.Porter bao
gồm: phân tích đối áp lực từ thủ tiềm năng, áp lực từ nhà cung cấp, áp lực từ phía khách hàng, áp lực từ sản phẩm thay thế và phân tích áp lực cạnh tranh nội bộ ngành.
Bước 2: Xây dựng và ký kết hợp đồng tín dụng
Hợp đồng tín dụng là văn bản viết ghi lại thả thuận giữa 2 bên, một bên nhận tài trợ và một bên tài trợ. Trong hợp đồng tín dụng cần phải nêu tên, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của khách hàng, số tiền tài trợ, cách tính lãi, thời hạn trả nợ, quyền và nghĩa vụ các bên…
Bước 3: Giải ngân và kiểm soát trong khi cấp tín dụng
Sau khi hợp đồng tín dụng đã được ký kết, ngân hàng phải có trách nhiệm cấp tiền hoặc thanh toán tiền hàng hộ khách hàng như thỏa thuận nêu trong hợp đồng tín dụng. Kèm theo việc cấp tín dụng, ngân hàng thực hiện việc giám sát quá trình sử dụng vốn của khách hàng phòng rủi ro đạo đức. Ngoài ra với việc giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, ngân hàng nắm bắt kịp thời khả năng hoàn trả lãi và vốn vay của khách hàng một cách kịp tời, từ đó có các biện pháp xử lý cho phù hợp.
Bước 4: Thu nợ hoặc đưa ra các phán quyết tín dụng mới
Quan hệ tín dụng kết thúc khi ngân hàng thu hồi hết số vốn gốc và lãi. Nếu khách hàng gặp khó khăn trong việc hoàn trả, ngân hàng cần đánh giá lại khách hàng xem họ cố tình xù nợ hay do gặp khó khăn trong quá trình thực hiện dự án.
- Nếu khách hàng cố ý không trả nợ hoặc không có cách cứu vãn, có nguy cơ phá sản, ngân hàng cần thực hiện ngay các biện pháp thu hồi nợ, xử lý tài sản đảm bảo.
- Nếu khách hàng vẫn quyết tâm trả nợ và khó khăn chỉ là nhất thời, ngân hàng có thể gia hạn nợ, giúp khách hàng cơ cấu lại tổ chức hoạt động để
khách hàng kinh doanh hiệu quả hơn, vượt qua khó khăn và hoàn trả vốn gốc cũng như lãi cho ngân hàng.