Thu thập và xử lý kịp thời, chính xác các thông tin liên quan đến hoạt động tín dụng là điều hết sức cần thiết, nó giúp nâng cao hiệu quả công tác tín dụng và hạn chế rủi ro trong kinh doanh của ngân hàng.
Việc thu thập thông tin và xử lý thông tin không chỉ diễn ra trước khi cấp tín dụng mà sau khi cấp tín dụng cho khách hàng, chi nhánh cũng cần cập nhật thông tin để đánh giá về rủi ro đạo đức, tình hình tài chính của khách hàng. Từ đó ngân hàng sẽ có các biện pháp xử lý kịp thời với các khách hàng có dấu hiệu không tốt.
Để có thể nâng cao hiệu quả công đoạn phân tích khách hàng, chi nhánh cần áp dụng triệt để phương pháp xác định mức độ rủi ro của khách hàng theo mô hình 6C. 6C này bao gồm:
- Character (tư cách người vay): tiêu chí tư cách người vay buộc các cán bộ tín dụng phải làm rõ mục đích xin vay của khách hàng là gì gì, có hợp pháp hay không và khách hàng có thiện chí trả nợ gốc và nợ lãi hay không. Ngoài ra cũng cần xem xét mục đích vay vốn của khách hàng có phù hợp với chính sách tín dụng taiij chi nhánh hay không. Đồng thời, ngân hàng cũng cần xem xét về lãi suất đi vay và lãi suất cho vay đối với khách hàng dựa trên mức độ rủi ro mà ngân hàng đánh giá và xếp loại khách hàng. Nếu thấy có vấn đề thì cán bộ cần ngay lập tức dừng việc thẩm định cho vay, đặc biệt với khách hàng mới thì cán bộ tín dụng cần thu thập thông tin từ bên trong cũng như bên ngoài để có được cái nhìn toàn diện, đúng đắn về khách hàng này.
Một số tiêu chí cụ thể chi nhánh cần xác định: + Quan hệ vay mà khách hàng đã trải qua.
+ Kinh nghiệm của các ngân hàng khác với khách hàng này. + Mục đích của khoản vay
+ Khả năng phân tích, dự báo về hoạt động kinh doanh của chủ doanh nghiệp.
+ Phân loại tín dụng, mức độ tín chấp của khoản vay. + Có người bảo lãnh cho khoản vay hay không
- Capacity (năng lực của người đi vay): là quy định áp dụng với cá nhân người đại diện đi vay. Tại mỗi quốc gia khác nhau thì quy định này sẽ biến đổi để phù hợp với luật pháp của các quốc gia đấy. Tại Việt Nam, đối với cá nhân, trên 18 tuổi lad đủ tư cách ký kết hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, người này còn phải có năng lực hành vi dân sự.
Cụ thể, chi nhánh cần xác định:
+ Năng lực hành vi dân sự của chủ doanh nghiệp và người bảo lãnh. + Những hồ sơ pháp lý chứng minh năng lực pháp lý của doanh nghiệp vay vốn
+ Mô tả quá trình hoạt động của doanh nghiệp đến thời điểm xin vay vốn, cơ cấu sở hữu, lĩnh vực hoạt động, khách hàng, thị phần, sản phẩm chính, nhà cung cấp.
- Cashflow (dòng tiền): để phân tích dòng tiền của khách hàng, chi nhánh cần thu thập thông tin về:
+ Thu nhập quá khứ, tình hình phân chia cổ tức, doanh thu bán hàng. + Dòng tiền quá khứ, biến động của dòng tiền trong quá khứ và dự báo dòng tiền tương lai.
+ Tính thanh khoản của tài sản lưu động.
+ Vòng quay của hàng tồn kho, khoản phải thu. + Cơ cấu vốn, tình trạng vay nợ.
- Collateral (tài sản đảm bảo): về tài sản đảm bảo, chi nhánh cần quan tâm đến:
+ Doanh nghiệp có các tài sản gì.
+ Khả năng biến động về giá trị, giá trị sử dụng của tài sản làm tài sản thế chấp.
+ Tình trạng bảo hiểm của tài sản, tình hình sử dụng, mức độ chuyên biệt của tài sản.
+ Nhu cầu vay vốn trong tương lai của khách hàng.
- Conditions (điều kiện cho vay): nhóm này liên quan đến:
+ Vị trí của khách hàng trong ngành kinh doanh, thị phần, khả năng canh tranh.
+ Mức độ nhạy cảm của khách hàng với các biến động kinh tế như biến động về giá cả yếu tố đầu vào, biến động về cơ sở pháp lý.
+ Tình hình sử dụng lao động của khách hàng so với ngánh. + Tương lai của ngành.
+ Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong ngành. - Control (kiểm soát): trong mục này, cán bộ ngân hàng cần phân tích:
+ Các luật, quy định, quy chế hiện hành liên quan đến khoản tín dụng đang xem xét.
+ Đủ hồ sơ, giấy tờ, nguồn lức và kinh nghiệm phục vụ cho công tác kiểm soát của ngân hàng.
Nếu thực hiện đầy đủ, chính xác bước phân tích 6C này, chi nhánh sẽ quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn nữa.