Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của ngân hàng Công thương

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa” ppt (Trang 49 - 51)

thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa

2.2.2.1. Nợ quá hạn

Bảng 09 : Tình hình nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Đống Đa

(đơn vị:Tỷ đồng)

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Dư nợ 2100 1600 1250 1700 Nợ nhóm 1 2082,5 1532 1195,5 1682 Nợ nhóm 2 12 5 15 0 Nợ nhóm 3 0 10 20 0 Nợ nhóm 4 3 50 4,5 0 Nợ nhóm 5 2,5 3 15 5,35

Nợ quá hạn 17,5 68 54,5 17,95 Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ 0,83% 4,25% 4,36% 1,06% Nợ xấu 5,5 63 39,5 17,95 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nọ 0,26% 3,94% 3,16% 1,06%

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2006-2009)

Theo bảng số liệu, cũng giống như nhiều ngân hàng thương mại khác, khi mà cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu thực sự ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam trong năm 2007, 2008 thì tình trạng rủi ro tín dụng của chi nhánh Đống Đa cũng trở nên nghiêm trọng hơn. Tỷ lệ nợ xấu luôn được chi nhánh duy trì ở mức dưới 1% nhưng đến năm 2007, tỷ lệ này lên mức 3,94%. Chỉ đến năm 2009, tỷ lệ nợ xấu mới hạ xuống mức 1,06% . Tuy nhiên đây vẫn là một tỷ lệ nợ xấu cao so với mục tiêu của chi nhánh là duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 0,5%. Trong năm 2009 này, chi nhánh đã đạt được một thành tựu đáng khen, đó là việc chi nhánh không có nợ nhóm 2, nhóm 3.

Diễn biến tương tự xảy ra đối với tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ. Năm 2007, do sự tăng đột biến của nợ nhóm 4 lên tới 50 tỷ đồng nên tỷ lệ nợ quá hạn cũng lên tói mức 4,25%. Khoảng thời gian 2 năm (2007-2008) là giai đoạn làm việc vô cùng vất vả của ban quản lý rủi ro tín dụng của chi nhánh. Ngoài việc quyết tâm thu hồi các khoản nợ quá hạn, chi nhánh nâng cao hiệu quả công tác phân tích tín dụng nên đã không còn nợ nhóm 2, nhóm 3 trong năm 2009. Tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2009 cũng chỉ còn 1,06%.

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Công thương Việt Nam chi nhánh Đống Đa” ppt (Trang 49 - 51)