Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh tại BIDV Sơn La

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 35 - 38)

- Các nhân tố từ phía khách hàng

Biểu 2.1: Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh tại BIDV Sơn La

doanh tại BIDV Sơn La

0 200000 400000 600000 800000 1000000 1200000 1400000 2007 2008 2009 Năm Triệu đồng

Sau khi huy động vốn, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Trong năm 2008 cho vay của BIDV Sơn La đạt 899.225 triệu đồng , tăng 73% so với năm năm 2007 và năm 2009 đạt 1.238.397 triệu đồng, tăng 38% so với năm 2008. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng.

Mức tăng trưởng trong năm 2008 có sự đột biến là do Chi nhánh đã chủ động tìm kiếm, khai thác, lựa chọn khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh điển hình như: Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển điện Tây Bắc, Công ty cổ phần Sông Đà 5, Công ty cổ phần Sông Đà 6.04, Công ty cổ phần Sông Đà 7, … đồng thời thường xuyên nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, phân tích tài chính các doanh nghiệp vay vốn. Những doanh nghiệp yếu kém đã giảm dần dư nợ, chi nhánh tích cực thu nợ xấu, nợ quá hạn và tăng cường cho vay có tài sản đảm bảo. Mức tăng trưởng tín dụng trong năm 2009 có phần giảm sút so với năm 2008 nguyên nhân là do sự kiểm soát của ngân hàng Trung ương nhằm cân đối giữa vốn huy động và dư nợ tín dụng.

Tổng tài sản của Chi nhánh thấp hơn Ngân hàng Nông Nghiệp và phát triển nông thôn về quy mô và cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh khác (Ngân hàng Phát Triển, Công Thương, An Bình) cả về số tuyệt đối và tốc độ tăng trưởng. Cụ thể, tổng tài sản năm 2008 đạt 964.942 triệu đồng tăng 67% so với năm 2007 và đến năm 2009 đạt 1.325.411 triệu đồng, tăng 37% so với năm 2008. Quy mô tổng tài sản hiện nay đang mang lại ưu thế cạnh tranh về vốn hoạt động cho BIDV Sơn La so với các Ngân hàng khác trên địa bàn.

Với định hướng chiến lược tăng trưởng cao, quản lý chi phí tốt và duy trì nợ quá hạn ở mức thấp đã giúp nâng cao lợi nhuận của Chi nhánh. Lợi nhuận trước thuế năm 2008 đạt 17.451 triệu đồng tăng 46% so với năm 2007 và là Ngân hàng có mức lợi nhuận trước thuế đứng đầu trong địa bàn tỉnh mặc dù xét về mặt quy mô tổng tài sản chỉ xếp vị trí thứ 2. Và năm 2009 lợi nhuận trước thuế đạt 23.626 triệu đồng.

2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tưvà Phát triển Việt Nam và Phát triển Việt Nam

* Phân tích tình hình nợ quá hạn tại Chi nhánh.

Các chỉ tiêu về nợ quá hạn là những chỉ tiêu rất quan trọng và được sử dụng phổ biến nhất khi người ta đánh giá rủi ro tín dụng cũng như hiệu quả tín dụng tại ngân hàng thương mại.

Bảng 2.2: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ tại BIDV Sơn La

Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2007 2008 2009 Số tiền Tỷ lệ NQH/TD N Số tiền Tỷ lệ NQH/T DN Số tiền Tỷ lệ NQH/TD N Tổng dư nợ 518.906 899.225 1.238.397 Nợ quá hạn 3.131 0,60% 12.807 1,42% 12.136 0,98% Dưới 180 ngày 2.830 0,55% 7.131 0,79% 3.814 0,31% Từ 180 - 360 ngày 256 0,05% 4.099 0,46% 7.056 0,57% Trên 360 ngày 45 0,01% 1.577 0,18% 1.266 0,10%

(Nguồn: Báo cáo thực hiện các chỉ tiêu giới hạn tín dụng 2007-2009)

Theo bảng số liệu trên, ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng dư nợ cho vay. Có thể nói hoạt động tín dụng của chi nhánh là khá ổn định, tỷ lệ nợ quá luôn ở mức dưới 2% tổng dư nợ. Đặc biệt tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2008 tăng cao (1,42%) là do nguyên nhân khách quan của thị trường, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp khi lãi suất ngân hàng tăng cao các doanh nghiệp khó khăn trong việc trả lãi dẫn đến tình trạng nợ quá hạn tăng đột biến như vậy. Trong năm 2009 chi nhánh đã xử lý nợ xấu tốt hơn, việc tìm hiểu những nguyên nhân và đề ra những giải pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả hơn nên tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm so với năm 2008.

* Phân tích thực trạng nợ xấu tại chi nhánh.

của BIDV Sơn La ngày càng nâng cao, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng ngày càng giảm dần. Điều này thể hiện sự hiệu quả trong công tác quản trị rủi ro tín dụng, công tác tổ chức nghiên cứu, tổng hợp các ngu yên nhân để kịp thời rút kinh nghiệm và phòng tránh, giảm thiểu nợ xấu.

Bảng 2.3: Bảng tổng hợp phân loại nợ tại BIDV Sơn La năm 2007-2009

Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009

Tổng dư nợ cho vay (A) 518.906 899.225 1.238.397

Nợ nhóm 1 447.821 847.395 1.203.516 Nợ nhóm 2 51.187 40.896 24.203 Nợ nhóm 3 19.589 110 4.429 Nợ nhóm 4 539 Nợ nhóm 5 309 10.285 6.249 Tổng nợ xấu (B) 19.898 10.934 10.678 Tỷ lệ nợ xấu (B/A) 3.83% 1.22% 0.86%

( Nguồn: Báo cáo phân loại nợ của BIDV Sơn La năm 2007-2009)

Với phương châm chất lượng đi đôi với tăng trưởng tín dụng, việc kiểm soát và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại BIDV Sơn La luôn được quan tâm. Năm 2007, tổng nợ xấu là 19.898 triệu đồng chiếm 3,83% tổng dự nợ, năm 2008 nợ xấu là 10.934 triệu đồng chiếm 1.22% tổng dư nợ và giảm 45,05% so với năm 2007. Năm 2009 tổng nợ xấu tiếp tục giảm xuống chỉ chiếm 0,86% tổng dư nợ và giảm 2.34% so với năm 2008. Như vậy tỷ lệ nợ xấu luôn duy trì ở mức độ an toàn, đặc biệt năm 2008, tình hình kinh tế biến động với sự khủng hoảng của thị trường bất động sản, BIDV Sơn La đã đảm bảo chất lượng tín dụng trong tình hình “bong bóng bất động sản xì hơi” bằng phương pháp chọn lọc chặt chẽ các đối tượng cho vay trong lĩnh vực bất động sản, cân nhắc thời điểm tham gia tài trợ các dự án nhờ đó đã giảm được tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Quản trị rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Sơn La - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 35 - 38)